Chỉ tiêu nào thường bị vượt khi xử lý nước thải chế biến thực phẩm? Đâu là giải pháp khắc phục?

Nước uống và thực phẩm là những yếu tố cần thiết để duy trì sự sống của con người. Đi kèm với sự phát triển của Công nghệ chế biến thực phẩm để tạo ra các loại thực phẩm mới, thì xử lý chất thải sau chế biến cũng cần được quan tâm nhiều hơn. Chỉ tiêu nào thường bị vượt khi xử lý nước thải chế biến thực phẩm? Và đâu là giải pháp khắc phục? Hãy cùng Biogency tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết dưới đây.

Chỉ tiêu nào thường bị vượt khi xử lý nước thải chế biến thực phẩm? Đâu là giải pháp khắc phục?

Tiêu chuẩn xả thải của nước thải chế biến thực phẩm

Các nhà máy chế biến thực phẩm vô cùng đa dạng về mặt hàng sản xuất, như chế biến hoa quả, chế biến sữa, thịt cá,… đều là các mặt hàng được liệt kê chung vào nhóm chế biến thực phẩm. Với sự đa dạng về nguồn nguyên liệu sản xuất thì tính chất nước thải của các nhà máy cũng sẽ khác nhau.

Tuy nhiên, với sự quy hoạch công nghiệp, các nhà máy sản xuất với công suất lớn phải được quy hoạch vào các khu công nghiệp để tối đa hiệu quả quản lý và sản xuất. Như vậy, đa số nước thải tại các nhà máy sẽ chịu sự quản lý của các Khu công nghiệp, do đó tiêu chuẩn xả thải của các nhà máy chế biến thực phẩm đa số sẽ theo tiêu chuẩn QCVN 40:2011 BTNMT.

QCVN 40:2011 BTNMT – QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP.

Hình 1. QCVN 40:2011 BTNMT – QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP.

Chỉ tiêu nào thường bị vượt khi xử lý nước thải chế biến thực phẩm?

Hiện nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ, các công nghệ xử lý nước thải tiến bộ nhất, hiện đại nhất được các doanh nghiệp, nhà máy chú trọng và áp dụng vào hệ thống xử lý nhằm đạt hiệu quả xử lý tối đa. Tuy nhiên, vẫn có một vài chỉ số đòi hỏi ngoài công nghệ xử lý phải đảm bảo, thì các yếu tố đi kèm cũng phải hoàn hảo nhất. Đó là các chỉ tiêu về Amonia, Nitơ Tổng, Phospho tổng,…

Ví dụ: Bảng dưới đây là kết quả phân tích mẫu nước đầu ra của một nhà máy chế biến thực phẩm:

Stt Chỉ Tiêu Đơn vị tính Kết quả đầu vào Kết quả đầu ra Cột B
QCVN 40:20111
1 N-NH4+ mg/L 60 25 10
2 Tổng Nitơ mg/L 110 55 40
3 COD mg/L 900 70 150
4 Tổng Photpho mg/L 23 5 6

Với kết quả phân tích ở trên, ta nhận thấy hiệu suất xử lý nước thải chế biến thực phẩm của hệ thống này hiện không cao. Các chỉ tiêu như Nitơ Amonia và Nitơ tổng đều vượt chỉ tiêu khoảng 1,5 lần so với tiêu chuẩn cột B của QCVN 40:2011.

Nguyên nhân và giải pháp khắc phục tình trạng vượt tiêu chuẩn của các chỉ tiêu Amonia, Nitơ Tổng, Phospho tổng

– Nguyên nhân xử lý nước thải thực phẩm không đạt các chỉ tiêu Amonia, Nitơ Tổng, Phospho tổng:

Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu suất xử lý nước thải chế biến thực phẩm làm nước thải đầu ra không đạt, có thể kể đến như:

  • Các yếu tố con người như kiểm soát điều kiện vận hành, kỹ năng vận hành kỹ thuật của nhân viên,…
  • Các yếu tố ngoài con người như nhiệt độ, chất lượng bùn vi sinh, hệ vi sinh vật,…
  • Bên cạnh đó, nguồn nước thải đầu vào không được kiểm soát, phân tách từ nước thải sản xuất với nước thải sản xuất dẫn đến nồng độ Amonia cao (Amonia chủ yếu từ nước thải sinh hoạt của công nhân viên).

– Giải pháp xử lý nước thải chế biến thực phẩm đạt chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT:

Để xử lý nước thải chế biến thực phẩm đạt hiệu quả, đáp ứng QCVN 40:2011/BTNMT, kỹ sư vận hành cần tìm hiểu đúng nguyên nhân làm giảm hiệu suất xử lý của hệ thống, để từ đó đưa ra giải pháp khắc phục chính xác nhất. Cụ thể:

  • Đối với các yếu tố vận hành như: độ pH, DO, nhiệt độ, nồng độ Clorine, độ kiềm kH,… là các chỉ số mà người vận hành cần đảm bảo tối ưu. Khi hệ thống xử lý nước thải chế biến thực phẩm không đạt yêu cầu, việc đầu tiên kỹ sư vận hành cần kiểm tra các yếu tố này xem chúng có ở trạng thái tối ưu hay chưa. Nếu chưa tối ở ở yếu tố nào cần điều chỉnh chúng ngay.
  • Kiểm tra chất lượng hóa chất: Rà soát lại chất lượng của hóa chất (hạn sử dụng, thành phần,…) một cách cẩn thận nhất. Bên cạnh đó, xem xét thay thế các loại hóa chất khác để tăng chất lượng xử lý như thay sử dụng vôi sống bằng Xút,…

Nếu hệ thống xử lý nước thải chế biến thực phẩm không đạt về chỉ tiêu Amonia và Nitơ tổng, ngoài kiểm soát độ pH, DO, độ kiềm kH thì cần áp dụng thêm các yếu tố chuyên môn cao hơn như:

  • Tính toán lại thời gian lưu.
  • Tính lại tỷ lệ tuần hoàn.
  • Bổ sung thêm chủng vi sinh vật xử lý Amonia để tăng hiệu suất xử lý.

Tham khảo: Men vi sinh Microbe-Lift N1 chứa 2 dòng vi sinh là NitrosomonasNitrobacter có độ hoạt hóa cao, trong thực tế có hiệu suất xử lý Amonia lên đến 99%, là một giải pháp đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả để xử lý Amonia trong nước thải chế biến thực phẩm đã được kiểm chứng.

Men vi sinh Microbe-Lift N1 dùng trong xử lý nước thải thực phẩm với khả năng xử lý Amonia lên đến 99%.

Hình 2. Men vi sinh Microbe-Lift N1 dùng trong xử lý nước thải thực phẩm với khả năng xử lý Amonia lên đến 99%.

Nhìn chung, việc xử lý nước thải chế biến thực phẩm sẽ thuận lợi hơn nếu kỹ sư vận hành xác định đúng nguyên nhân đang làm giảm hiệu suất xử lý, bổ sung đúng chủng vi sinh vật mà hệ thống còn đang thiếu để nâng cao khả năng xử lý chất ô nhiễm. Để biết thêm thông tin về men vi sinh Microbe-Lift và 2 chủng vi sinh vật xử lý Nitơ, Amonia – Nitrosomonas và Nitrobacter hãy liên hệ ngay cho Biogency qua HOTLINE 0909 538 514.

>>> Xem thêm: Tỷ lệ tuần hoàn Nitrat hợp lý làm tăng hiệu suất khử Nitrat và tiết kiệm chi phí XLNT