Tôm lột không cứng vỏ là một trong những vấn đề khiến người nuôi tôm không khỏi lo lắng. Vì nếu không kịp thời phát hiện và xử lý nhanh chóng sẽ để lại những thiệt hại nặng cho vụ tôm, thậm chí là tiềm ẩn nguy cơ mất trắng. Bài viết này, hãy cùng Biogency tìm hiểu rõ hơn về tình trạng tôm lột không cứng vỏ và cách xử lý kịp thời.
Vì sao tôm lột không cứng vỏ?
Lớp vỏ tôm là phần cứng bao bọc cơ thể và bảo vệ thân tôm. Là loài giáp xác, để phát triển và tăng trưởng về kích thước, trọng lượng, tôm cần diễn ra quá trình lột vỏ thường xuyên. Thông thường sẽ mất 1-2 ngày để lớp vỏ mới trở nên cứng cáp hơn. Tuy nhiên, hiện nay không ít hộ nuôi tôm đang gặp phải tình trạng tôm lột xong nhiều ngày nhưng vỏ không cứng.
Hình 1. Nhiều ao tôm gặp tình trạng tôm lột không cứng vỏ gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình nuôi.
Nếu lớp vỏ bị mềm, tôm sẽ rất dễ bị tổn thương. Sức đề kháng của tôm suy giảm, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, nấm tấn công tôm. Lâu dần tôm suy yếu, phát triển chậm, thậm chí chết rải rác, trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng tôm và năng suất vụ tôm, gây thiệt hại nặng nề cho bà con.
Theo các chuyên gia, lúc tôm lột vỏ là giai đoạn dễ tổn thương nhất. Nếu có sự xuất hiện và tác động của các yếu tố dưới đây sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến quá trình hình thành lớp biểu bì, khiến tôm lột không cứng vỏ:
1. Thiếu dinh dưỡng, nhất là khoáng chất:
Trong giai đoạn lột vỏ, nếu không được cấp đủ dinh dưỡng, tôm không đủ sức làm đầy vỏ. Đặc biệt là khoáng chất đóng vai trò hình thành nên lớp vỏ mới. Điển hình gồm Canxi và Photpho là 2 khoáng chất hàng đầu giúp vỏ tôm cứng cáp và chắc chắn. Bên cạnh đó, Vitamin cũng là loại dưỡng chất quan trọng cho quá trình lột vỏ của tôm. Nếu thiếu hụt Vitamin và khoáng chất trong quá trình lột vỏ, vỏ mới của tôm sẽ bị mỏng, mềm và yếu.
2. Lượng oxy hòa tan trong nước không đủ:
Tôm cần lượng oxy hòa tan gấp đôi bình thường để quá trình lột vỏ diễn ra thuận lợi. Nếu không đảm bảo đủ oxy, tôm sẽ dễ bị chết. Thường để tăng hàm lượng oxy hòa tan, người nuôi sẽ tăng cường quạt nước và sục khí trong suốt quá trình lột xác của tôm. Nếu công tác này không diễn ra trong thời gian tôm lột vỏ, quá trình hình thành vỏ tôm sẽ bị ảnh hưởng.
3. Nước ao tôm có độ mặn quá thấp:
Ao thiếu khoáng chất tôm sẽ khó lột vỏ, vỏ thường mềm. Ao có độ mặn càng cao, hàm lượng khoáng hòa tan có sẵn càng cao và ngược lại. Do đó, độ mặn là yếu tố cần được đảm bảo trong ao, nhất là trong thời gian lột vỏ.
4. Độ pH trong ao không ổn định:
Tôm diễn ra quá trình lột vỏ trong môi trường ao tôm có độ pH đạt 7 – 8.5, tốt nhất là từ 7.5 – 8.0. Nếu trong giai đoạn lột vỏ, độ pH không ổn định sẽ ảnh hưởng đến chất lượng vỏ mới. Bà con có thể áp dụng các cách như bón vôi nếu độ pH < 7.5, sử dụng mật rỉ đường và vi sinh nếu độ pH > 8.5.
5. Mầm bệnh trong ao:
Khi lột vỏ, tôm rất yếu, dễ bị tấn công bởi vi khuẩn và các mầm bệnh. Do đó, nếu ao chứa nhiều mầm bệnh. tảo độc, nấm… sẽ ảnh hưởng đến quá trình lột vỏ khiến vỏ mềm, yếu cũng như sa sút về sức khỏe và giảm năng suất của tôm.
Mặt khác, nước ao bị ô nhiễm bởi chất thải, hóa chất và các tác động do thời tiết thay đổi thất thường cũng là những tác nhân làm ảnh hưởng đến tiến trình lột vỏ của tôm, làm tôm lột không cứng vỏ.
Cách xử lý và phòng ngừa hiện tượng tôm lột không cứng vỏ
Tình trạng tôm lột không cứng vỏ ngày càng phổ biến. Nếu không xử lý kịp thời tôm dễ bị sốc môi trường, nhiễm bệnh, nặng hơn là dẫn đến chết hàng loạt, gây thiệt hại nặng nề cho vụ nuôi. Do đó, bà con cần có biện pháp xử lý và phòng ngừa đúng, hiệu quả, càng sớm càng tốt.
– Cách xử lý tôm lột không cứng vỏ:
Khi tôm có dấu hiệu mềm vỏ trong giai đoạn lột, bà con cần nhanh chóng can thiệp để khắc phục. Dưới đây là 5 bước cần làm khi tôm lột không cứng vỏ:
- Bước 1: Đo, bổ sung kiềm bằng cách tạt vôi và Dolomite.
- Bước 2: Bổ sung khoáng chất giúp cấu tạo vỏ tôm qua 2 cách: tạt ao và khoáng trộn thức ăn.
- Bước 3: Bổ sung men đường ruột giúp tôm hấp thụ thức ăn tốt hơn.
- Bước 4: Sử dụng men Microbe-Lift AQUA C để tạo và duy trì môi trường ao tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lột vỏ của tôm.
- Bước 5: Test khí độc trong ao, bổ sung men vi sinh Microbe-Lift N1 để ngăn hiện tượng tôm rớt cục thịt.
Hình 2. Men vi sinh Microbe-Lift AQUA C và Microbe-Lift AQUA N1 giúp xử lý nước và khí độc ao nuôi tôm. Edit hình có 2 sp AQUA C và AQUA N1.
– Giải pháp phòng ngừa hiện tượng tôm lột không cứng vỏ:
Để tiến trình tôm lột vỏ diễn ra bình thường, đều, tôm có lớp vỏ dày, cứng, chắc sau khi lột, bà con cần đảm bảo tôm không chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố này. Cụ thể, một số cách bà con có thể áp dụng như:
- Không để tôm thiếu dinh dưỡng:
Trong thời gian tôm lột vỏ, bà con cần chú ý bổ sung dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất đầy đủ cho tôm. Cụ thể, thức ăn tôm cần có lượng đạm tổng số 32-45%. Lượng thức ăn cần phù hợp với từng giai đoạn, điều chỉnh thức ăn không bị thừa.
Đặc biệt, sau khi lột xác, tôm cần bổ sung Vitamin và Protein đậm đặc, lúc này bà con cần sử dụng thức ăn chất lượng để tôm khỏe hơn, ngăn cản các tác động đột ngột từ môi trường.
- Bổ sung khoáng chất:
Bà con nên bổ sung khoáng vào chiều tối. Khoáng bổ sung cho tôm gồm 2 dạng: khoáng đa lượng và vi lượng. Khoáng đa lượng gồm MgSO4, CaCl2, MgCl2 hoặc vôi, muối ăn… được đánh trực tiếp vào nước. Với khoáng vi lượng (Fe, Cu, Zn, Mn…) thường phối trộn ở dạng bột với nước dùng hoặc thức ăn.
- Chú ý đến mật độ của tảo:
Nếu trong ao có tảo (tảo có lợi) sẽ rất dễ bị tảo tàn khi tôm lột xác do sụt giảm khoáng chất đột ngột. Khi tảo tàn, môi trường nước sẽ xấu đi, làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Do đó, trong thời gian tôm lột xác, bà con cũng cần chú ý đến tảo.
- Thường xuyên kiểm tra hàm lượng oxy hòa tan, độ mặn, độ pH:
Đây là những yếu tố tác động đến tiến trình lột vỏ tôm. Cụ thể, hàm lượng oxy trong ao cần dao động từ 4 – 6 mg/l. Độ mặn cần cao hơn 25%. Độ pH nên đạt từ 7 – 8.5. Độ kiềm nên duy trì từ 120mg/l. Do đó bà con cần chủ động kiểm tra để sớm có phương án điều chỉnh khi cần.
- Ngăn chặn vi khuẩn gây bệnh:
Trường hợp có sự xuất hiện của vi khuẩn, nấm, đóng rong… cần can thiệp kịp thời bằng cách dùng rau sam, dâu tằm… để tôm phục hồi và lột xác hiệu quả, an toàn. Bà con nên sử dụng men vi sinh để đảm bảo môi trường ao nuôi sạch, kiểm soát được mầm bệnh, các tảo độc…
Như vậy, với những chia sẻ trên đây, mong rằng bà con đã hiểu rõ hơn về hiện tượng tôm lột không cứng vỏ, nắm được nguyên nhân cũng như phương pháp xử lý, phòng ngừa hiệu quả, đảm bảo chất lượng tôm cho năng suất tốt nhất. Nếu có bất cứ băn khoăn, thắc mắc nào cần giải đáp, bà con có thể liên hệ qua HOTLINE 0909 538 514 để được hỗ trợ chi tiết và sớm nhất.
>>> Xem thêm: Cách nhận biết tôm sắp lột vỏ. Làm thế nào để tôm lột vỏ thuận lợi?