Thay nước cho ao nuôi tôm cần được thực hiện đúng cách, nếu không có thể làm tăng nguy cơ xâm nhập của các vi khuẩn, mầm bệnh gây hại cho tôm. Bài viết dưới đây Biogency sẽ hướng dẫn bà con cách thay nước cho ao nuôi tôm cũng như một vài lưu ý để quá trình thay nước diễn ra thuận lợi, bà con có thể tham khảo và thực hiện cho ao nuôi tôm của mình.
Nguyên tắc khi thay nước cho ao nuôi tôm
Trong nuôi tôm, thay nước ao là phương pháp đơn giản nhất để làm giảm nồng độ chất ô nhiễm trong ao, ngăn chặn sự tích tụ quá mức Amoniac, hạn chế sự căng thẳng của môi trường gây ra cho tôm. Lượng nước mới được đưa vào sẽ pha loãng và cải thiện chất lượng nước trong ao, đảm bảo điều kiện thuận lợi cho tôm sinh trưởng và phát triển tốt nhất.
3 nguyên tắc thay nước cho ao nuôi tôm bà con cần chú ý gồm:
- Tránh việc thay lượng nước quá lớn ( > 50%) sẽ gây sốc môi trường cho tôm.
- Bổ sung và cân bằng các thông số gồm độ kiềm, pH, độ mặn ngay sau khi thay nước.
- Nước thay vào cần được xử lý kỹ lưỡng, nhằm tránh đưa các mầm bệnh từ bên ngoài vào ao tôm.
Ngoài ra, để thay nước cho ao nuôi tôm hiệu quả, bà con cần quan tâm đến các yếu tố khác như hệ tảo, vi sinh, sinh vật, màu nước, nền đáy, độ sâu… Do đó, công tác thay nước ao tôm đòi hỏi bà con cần tính toán cân bằng các chỉ tiêu chất lượng nước sao cho phù hợp.
Hướng dẫn thay nước cho ao nuôi tôm
Đầu tiên bà con cần đảm bảo nguồn nước thay phải được xử lý kỹ lưỡng trước khi bơm vào ao nuôi tôm. Nếu không, chẳng khác nào đang đưa vi khuẩn, mầm bệnh gây hại cho tôm.
Cụ thể, nguồn nước cấp phải được lấy từ ao chứa, áo lắng. Nước từ ao lắng cần được xử lý Chlorine liều 30kg/1.000m3. Sau đó, bà con cần tiến hành kiểm tra hàng ngày các chỉ tiêu trong nước gồm DO, pH, nhiệt độ, độ mặn, độ trong. Với khí độc NH3, H₂S, độ kiềm cần kiểm tra 3 – 5 lần/ngày đảm bảo giá trị các thông số đúng quy định.Khi các yếu tố trên đáp ứng mới tiến hành thay nước.
Lưu ý, bà con cần chạy quạt liên tục đến khi hết dư lượng Chlorine mới bơm nước vào ao, đồng thời nên sử dụng túi lọc để khử trùng.
Các lưu ý và tỷ lệ phần trăm khi thay nước cho ao nuôi tôm
- Tránh thay nước trước 30 – 40 ngày nuôi.
- Chỉ cấp thêm từ 10 – 20% nước từ nguồn dự trữ ở ao chứa để ổn định môi trường. Lượng nước thay đổi hằng ngày được khuyến khích là 10 – 30%. Khi hàm lượng Amoniac tăng đột biến, nên tăng tỷ lệ trao đổi nước, tăng quạt.
- Sau 2 tháng thả nuôi cần thay nước tầng đáy định kỳ, thường xuyên kiểm tra bùn đáy ở khu vực cho ăn. Nếu bùn đáy màu đen, nhiều tảo thì cần loại bỏ tảo, kết hợp thay nước 15 – 20%. Sử dụng men vi sinh để phân hủy chất hữu cơ, giảm thức ăn trong 2 ngày, thay nước 15 – 20% kết hợp bơm hút bùn ở đáy, quạt nước, sục khí tăng cường oxy.
- Khi độ trong ao giảm do đất sét sau mưa to chỉ nên thay 10 – 15% nước. Khi tảo phát triển mạnh, màu nước đổi, pH dao động ngày > 0,5 cần thay tối thiểu 30% lượng nước. Nếu độ trong thấp 20 – 25cm màu nước xanh đậm đặc do tảo lam phát triển thì thay 10 – 20% lượng nước kết hợp bón vô đen. Nếu độ trong > 50cm thì cần thay 10 – 15% lượng nước, sau đó bón phân cho ao.
Cách quản lý ao tôm ít thay nước hiệu quả
Mặc dù thay nước cho ao nuôi tôm giúp tăng độ trong cho ao nuôi, cung cấp muối, dinh dưỡng, tăng hàm lượng oxy, điều chỉnh pH và các chất độc. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc thay nước cho ao nuôi tôm không được khuyến khích. Nguyên nhân là vì khi thay nước cho ao nuôi tôm sẽ làm tăng nguy cơ xâm nhập của vi khuẩn, các mầm bệnh tấn công gây hại cho tôm. Nỗi lo này càng đáng ngại hơn khi:
- Người nuôi không biết cách thay nước cho ao nuôi tôm đúng chuẩn.
- Người nuôi không hiểu rõ bản chất của chất lượng nước, các giải pháp xử kỹ thuật, sức khỏe tôm và cân bằng hài hòa giữa các yếu tố cùng một thời điểm.
- Nguồn nước xung quanh hiện nay thường chứa nhiều mầm bệnh, nếu không xử lý tốt, chẳng khác nào gây hại cho tôm.
Chính vì vậy, để hạn chế thay nước, bà con cần chú ý đảm bảo chất lượng nguồn nước ao tôm. Một trong những cách hiệu quả là bổ sung thêm các chủng vi sinh vật có khả năng làm sạch nước vào ao. Chỉ khi tạo được hệ vi sinh vật có lợi mới kiểm soát tốt các yếu tố gây hại, ức chế vi sinh vật gây bệnh, phòng ngừa các khí độc, đồng thời tạo môi trường lý tưởng giúp tôm phát triển tốt nhất.
Các men vi sinh bà con có thể cân nhắc như:
- Men vi sinh Microbe-Lift AQUA C giúp làm sạch nước ao nuôi tôm, phân hủy thức ăn thừa, phân tôm, xác tảo tàn…
- Men vi sinh Microbe-Lift AQUA N1 giúp xử lý khí độc NH3, NO2 trong ao nuôi tôm.
- Men vi sinh Microbe-Lift AQUA SA giúp xử lý bùn đáy, nhớt bạt ao nuôi tôm.
- Xem thêm: Ứng dụng quy trình BIOGENCY để giảm lượng nước thay khi nuôi tôm >>>
Men vi sinh Microbe-Lift tập hợp các chủng vi sinh đa dạng, được phân lập, nuôi cấy dạng lỏng, hoạt độ cao gấp 5 – 10 lần vi sinh thường. Mặt khác, các dòng men vi sinh này có khả năng thích nghi tốt với nhiều môi trường, dễ dàng sử dụng và bảo quản nên rất được ưa chuộng.
Tùy theo diện tích ao, loại tôm và nhiều yếu tố khác, liều lượng sử dụng sẽ được các chuyên gia tính toán sử dụng để vừa đạt hiệu quả, vừa tối ưu chi phí. Khi sử dụng kết hợp cả 3 sản phẩm ở trên, bà con có thể giảm thiểu lượng nước thay, chỉ cần bù lượng nước xi phông là đủ.
Như vậy, bà con lưu ý, việc thay nước cho ao nuôi tôm sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu thực hiện sai cách. Chỉ thay khi môi trường ao nuôi kém, điển hình như xuất hiện tảo dày quá mức, ao đục, nồng độ khí độc vượt mức… Trên đây là cách thay nước cho ao nuôi tôm. Nếu bà con muốn tìm hiểu thêm về quy trình nuôi tôm ít thay nước, hãy liên hệ ngay Biogency qua HOTLINE 0909 538 514, chúng tôi sẽ giải đáp nhanh nhất! Chúc bà con nuôi tôm thành công!
>>> Xem thêm: Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng giúp giảm số lần thay nước