Trong nuôi tôm, thời gian nuôi chính vụ được Bộ NN&PTNT cho phép kéo dài từ tháng 2 đến tháng 9. Và kể từ thời gian này đến đầu vụ chính của năm mới, nếu ai tiếp tục thả giống thì được xem là nuôi tôm trái vụ. Thông thường nuôi tôm trái vụ sẽ gặp rất nhiều khó khăn và rất ít người nuôi thành công. Vậy cần lưu ý những gì để nuôi tôm trái vụ đạt hiệu quả cao? Hãy cùng Biogency tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Thời điểm nào được gọi là nuôi tôm trái vụ?
Theo lãnh đạo của Chi cục Thủy sản, để chủ động về vụ mùa nuôi tôm, hạn chế những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu và giảm thiểu những thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh gây ra, và cuối cùng là để đảm bảo kế hoạch nuôi tôm nước lợ năm 2021 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, những hướng dẫn về nuôi tôm trái vụ đã được đưa ra. Chi cục đã triển khai hướng dẫn này về các địa phương.
Theo đó người nuôi cần lưu ý thời gian bắt đầu vụ mùa thả giống là từ tháng 2 đến tháng 9. Đối với tôm thẻ chân trắng, thời gian thích hợp để bắt đầu thả nuôi từ cuối tháng 2. Kể từ thời gian này đến đầu vụ chính của năm mới, nếu bà con tiếp tục thả giống thì được xem là nuôi tôm trái vụ
Theo như khuyến cáo của Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn thì bà con chỉ nên nuôi 2 vụ trong 1 năm. Tuy nhiên, người dân thường hay thả vụ phụ (thả giống sau Noel 25/12) để kiếm thêm thu nhập cho dịp tết, và giá tôm vào thời điểm này thường cao hơn 2 vụ nuôi chính trong năm.
Bà con chỉ nên nuôi 2 vụ trong một năm, thời gian còn lại để cải tạo ao nuôi và lấy nước vào ao lắng để phục vụ cho các vụ nuôi tiếp theo. Vụ 1 thường thả giống vào đầu tháng 3 đến đầu tháng 7, vụ 2 thả từ đầu tháng 8 đến thời gian gần tết và ra ngoài tết không nên thả để chuẩn bị ao và cải tạo ao, lấy nước vào để bắt đầu vụ nuôi mới.
Những thách thức khi nuôi tôm trái vụ
Theo ý kiến của nhiều nhà khoa học, nhà chuyên môn và căn cứ vào tình hình khí tượng thủy văn cho thấy, thời gian từ cuối tháng 8 đến giữa tháng 1 âm lịch năm sau (đặc biệt vào cuối tháng 12), biên độ nhiệt độ giữa ngày và đêm dao động rất lớn. Ngày nóng, đêm lạnh không thích hợp với điều kiện phát triển của tôm.
Ngược lại, đây là điều kiện rất thích hợp cho mầm bệnh phát triển sinh sôi và nảy nở, đặc biệt là bệnh đốm trắng. Bên cạnh đó, đây còn là thời điểm thu hoạch và cải tạo ao nuôi chính vụ nên môi trường nước trên các kênh rạch, ao hồ bị ô nhiễm nặng, mầm bệnh luôn tồn tại ở mức khá cao. Do đó, nếu có bất cứ một sai sót nhỏ nào trong quá trình quản lý ao nuôi đều có thể dẫn đến phát sinh dịch bệnh và gây lây lan cho những ao nuôi khác, gây thiệt hại rất lớn.
Quan trọng hơn là ảnh hưởng đến cộng đồng, vì khi dịch bệnh gặp điều kiện môi trường, thời tiết thuận lợi thì mầm bệnh sẽ phát triển mạnh. Thời gian ngắt vụ cũng là thời điểm khí hậu không thuận lợi cho quá trình sản xuất tôm giống. Cho nên, chất lượng tôm giống sản xuất ra, khó đáp ứng nhu cầu nuôi theo mô hình thâm canh và bán thâm canh.
Theo đánh giá của Chi cục Thủy sản tỉnh, các hoạt động xả thải nguồn nước trong ao và bơm bùn đáy trong ao nuôi thâm canh và bán thâm canh ra ngoài mà không xử lý đã làm cho hệ thống kênh rạch bồi lắng, môi trường nước ao nuôi trong ao bị ô nhiễm nghiêm trọng. Việc nuôi tôm trái vụ sẽ xả thải liên tục và không có thời gian gián đoạn để môi trường được phục hồi, mầm bệnh bị cắt sẽ làm cho môi trường bị suy thoái và nghề nuôi tôm phải gặp rủi ro nhiều hơn.
Điều đáng nói ở đây là gây ảnh hưởng đến sự hiệu quả và sự bền vững của nghề nuôi tôm mà rất ít người nuôi chú trọng đó là chất đất trong ao nuôi của mình. Đất thường xuyên ngập mặn sẽ làm thay đổi tính chất vật lý và hóa học của đất.
Cần lưu ý gì để nuôi tôm trái vụ nhưng vẫn đạt hiệu quả cao?
Việc nuôi tôm trái vụ thường gây ra nhiều rủi ro cho bà con, để thực hiện việc nuôi tôm trái vụ đạt hiệu quả cao, các địa phương cần phổ biến kỹ để người dân nắm bắt những lưu ý trong quá trình thả giống. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khuyến cáo trước khi thả tôm 5-10 ngày các hộ nuôi cần theo dõi diễn biến thời tiết, nếu điều kiện thời tiết quá bất lợi hoặc quá xấu thì nên tạm ngưng việc thả giống.
Các hộ nuôi trong cùng tổ cộng đồng, tổ liên kết cần tổ chức nạo vét kênh mương để tăng khả năng cấp, thoát nước trong khu vực của mình. Đồng thời, cần thả giống đồng loạt ở những vùng nuôi tập trung, bổ sung vitamin, các chất xử lý môi trường thuộc danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam.
Đối với những vùng nuôi không có nước mặn để thay nước trong ao liên tục, bà con nông dân cần phải tăng cường sục khí ao nuôi và bổ sung thêm Vitamin C vào khẩu phần ăn cho tôm. Trước khi nuôi, bà con nên xử lý nền đáy ao nuôi thật kỹ, xử lý nguồn nước qua hệ thống lắng, lọc trước khi đưa vào vụ nuôi. Bà con nên xác định mật độ thả nuôi trong vụ này phải thưa khoảng 40 – 60 con/m2 là thích hợp. Nếu mật độ nuôi quá dày thì dễ xảy ra hiện tượng tôm rớt đáy liên tục do không có đủ oxy và không có nước thay.
Cần kiểm soát các chỉ số môi trường nước đặc biệt là oxy hòa tan, độ mặn, pH,… thường xuyên theo dõi và chăm sóc tôm nuôi kĩ hơn so với thời điểm nuôi thông thường trong năm.
Bà con nên thường xuyên bổ sung thêm men vi sinh vào ao nuôi để giúp xử lý các vấn đề nước lợn cợn, đặc biệt là khí độc ao nuôi. Xem thêm: Top 5 dòng men vi sinh chuyên dùng trong nuôi tôm>>>
Bà con chỉ nên nuôi trái vụ khi có điều kiện về vốn, có khả năng kiểm soát dịch bệnh và nên đảm bảo tốt về nguồn nước. Nếu muốn nuôi tôm trái vụ, bà con nên nuôi quảng canh thay vì nuôi thâm canh. Bằng không, bà con hãy chọn các loại thủy sản các như: cua, cá,… để thả nuôi mà vẫn đảm bảo nguồn thu nhập.
Mọi thắc mắc bà con có thể liên hệ ngay theo số HOTLINE 0909 538 514 để được hỗ trợ và giải đáp kịp thời. Biogency kính chúc bà con có một vụ mùa bội thu!
>>> Xem thêm: Phương án hạn chế nước mưa ảnh hưởng đến tôm khi nuôi vụ Thu – Đông