Xử lý nước thải trong chăn nuôi

Chăn nuôi được coi là một ngành trọng điểm đem lại giá trị kinh tế cao, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế của Việt Nam. Nó mang lại nhiều lợi ích khác nhau, ví dụ như đem lại nguồn thu nhập phụ cho hầu hết những người thất nghiệp ở nông thôn và nông dân địa phương. Bên cạnh những lợi ích, việc xử lý nước thải trong chăn nuôi đang gặp khó khăn, buộc phải tuân thủ theo nhưng quy định xả thải nhằm đảm bảo an toàn cho vật nuôi cũng như con người và môi trường sống xung quanh.

Xử lý nước thải trong chăn nuôi

Tính chất ô nhiễm của nước thải chăn nuôi

Nước thải trong quá trình chăn nuôi là hỗn hợp bao gồm nước tiểu, nước tắm vật nuôi và nước rửa chuồng. Nước thải chăn nuôi còn chứa một lượng phân do gia súc, gia cầm thải ra. Thành phần ô nhiễm khá cao do trong nước thải chứa:

  • Các hợp chất hữu cơ và vô cơ: Trong khi hợp chất vô cơ chiếm 20 – 30% bao gồm cát, đất, muối, ure,… thì hợp chất hữu cơ chiếm khoảng 70 – 80%, chứa các thành phần như protein, acid amin, thức ăn thừa, phân,…
  • Hàm lượng Nitơ và Photpho: Lượng chất này sẽ được thải ra thông qua đường nước tiểu và phân của heo, hàm lượng Nitơ và Photpho trong nước thải chăn nuôi heo khá lớn do khả năng hấp thụ của heo rất kém nên khi ăn phải thức ăn chứa N và P cao thì sẽ được bài tiết ra ngoài. Lượng N trong nước thải trung bình khoảng 400 – 1000 mg/l và lượng P khoảng 40 – 100 mg/l.
  • Vi khuẩn gây bệnh: Trong chất thải chăn nuôi chứa vô số loại vi khuẩn, virus, ấu trùng giun sán có thể gây ra các bệnh nguy hiểm cho sức khỏe vật nuôi cũng như con người.

Dưới đây là bảng thống kê các thông số ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi:

STT Thông số ô nhiễm Đơn vị Giá trị ô nhiễm QCVN 62-MT:2016/BTNMT
Cột A Cột B
1 pH 7 – 9 6 – 9 5,5 – 9
2 BOD mg/l 1500 – 2500 40 100
3 COD mg/l 2500 – 5000 100 300
4 TSS mg/l 170 – 3000 50 150
5 Nt mg/l 400 – 1000 50 150
6 Coliform MPN/100ml 10^5 – 10^7 3000 5000

Phương pháp xử lý nước thải trong chăn nuôi hiệu quả

Tùy thuộc vào quy mô, mục tiêu và điều kiện của từng hộ gia đình và trang trại mà áp dụng những phương pháp xử lý nước thải trong chăn nuôi khác nhau. Hiện nay có nhiều phương pháp được áp dụng:

– Phương pháp xử lý nước thải trong chăn nuôi bằng hầm Biogas:

Phương pháp này vừa tiết kiệm diện tích, kinh phí lại vừa tái sử dụng được khí để làm nhiên liệu đốt, phát điện,…là một phương pháp được áp dụng rộng rãi và phổ biến ở quy mô vừa và lớn.

Xử lý nước thải trong chăn nuôi
Mô hình chăn nuôi sử dụng hầm Biogas để xử lý chất thải.

Nước thải trước khi đưa vào hầm Biogas phải đi qua máy tách phân để loại bỏ bớt chất thải rắn chỉ cho nước thải đi vào hầm. Tại hầm Biogas, các chất hữu cơ trong nước thải sẽ được các visinh vật kỵ khí phân hủy tạo ra khí Metan (CH4) và Cacbonic (CO2) và một lượng ít khí H2S. Khí metan được thu gom và tái sử dụng làm khí đốt và nhiên liệu để phát điện,…

Nước thải sau hầm Biogas được đưa vào hồ xử lý sinh học, các chất hữu cơ còn lại sẽ được xử lý tiếp bởi các vi sinh vật thiếu khí, bên cạnh đó các hợp chất Nitơ, Phốtpho cũng được loại bỏ bởi quá trình Nitrat hóa và khử Nitrat ở đây.

Nước thải sau khi qua các hồ ổn định được tái sử dụng cho mục đích khác hoặc xả ra ngoài môi trường. Nước thải sau khi được xử lý xả ra ngoài môi trường theo QCVN 62-MT:2016/BTNMT.

Ưu điểm của phương pháp xử lý nước thải bằng hầm Biogas:

  • Xử lý được các chất hữu cơ trong nước thải, tránh nguy cơ ô nhiễm môi trường.
  • Tái sử dụng được khí biogas làm năng lượng trong các hoạt động chăn nuôi và sinh hoạt.
  • Tiết kiệm được chi phí xấy dựng hệ thống xử lý nước thải và giảm phụ thuộc vào nguồn năng lượng bên ngoài.

– Phương pháp xử lý nước thải trong chăn nuôi bằng vi sinh vật:

Phương pháp này áp dụng cả công nghệ vi sinh vật kỵ khí, hiếu khí và thiếu khí trong hệ thống xử lý nước thải có lắp đặt thiết bị thổi khí. Vi sinh vật là những sinh vật rất nhỏ, không nhìn thấy bằng mắt thường lại có khả năng phân hủy, xử lý được các chất hữu cơ trong nước thải, giảm thiểu chỉ tiêu ô nhiễm như COD, BOD, N, P,…

Nước thải được đưa vào hầm Biogas và xử lý như ở giai đoạn 1, sau đó nước thải sau xử lý thay vì qua hồ sinh học thì sẽ đưa qua hệ sinh học bao gồm bể thiếu khí và bể hiếu khí trong hệ thống xử lý nước thải. Tại đây, quá trình Nitrat hóa và khử Nitrat diễn ra dưới quá trình hoạt động phân hủy của vi sinh vật và sự hỗ trợ của các điều kiện liên quan như pH, DO, độ kiềm,

Vi sinh vật hoạt động nhờ có oxy cung cấp qua hệ thống thổi khí, các chất hữu cơ và dinh dưỡng trong nước thải và có thể sống bám vào các vật liệu đệm trong hệ sinh học. Phương pháp này xử lý gần như triệt để chất hữu cơ dưới dạng các chỉ tiêu như COD, BOD; chất rắn lơ lửng TSS; tổng Nitơ, tổng Photspho để nước thải đầu ra đạt quy chuẩn xả thải.

Xử lý nước thải trong chăn nuôi
Hệ sinh học xử lý nước thải trong chăn nuôi.

Đi đầu trong giải pháp xử lý Nitơ, Amoni trong nước thải, BIOGENCY đang cung cấp các giải pháp sinh học về xử lý nước thải trong chăn nuôi. Các sản phẩm vi sinh được nhập khẩu trực tiếp từ hãng Ecological Laboratories Inc (USA) cam kết đảm bảo chất lượng nước sau xử lý đạt chuẩn đầu ra. Liên hệ ngay số HOTLINE 0909 538 514 để được tư vấn về liều lượng và cách sử dụng để đạt được hiệu quả tốt nhất.

>>> Xem thêm: Xử lý chất thải chăn nuôi toàn diện: Mùi, Phân, Nước thải