Sử dụng sàng cho tôm ăn mang lại nhiều lợi ích về quản lý hiệu quả thức ăn và chi phí thức ăn trong một vụ nuôi tôm. Vậy hôm nay, qua bài viết này BIOGENCY sẽ hướng dẫn bà con cách sử dụng sàng cho tôm ăn sao cho hiệu quả. Hãy cùng BIOGENCY tham khảo qua bài viết dưới đây nhé!
Lợi ích khi sử dụng sàng cho tôm ăn
Sàng ăn (hay còn được gọi là nhá) thường được sử dụng để kiểm soát việc cho ăn trong nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi tôm nói riêng. Một số nơi sử dụng sàng ăn để cung cấp 100% lượng thức ăn hàng ngày cho tôm, hoặc cũng có nơi sử dụng một vài sàng ăn để đánh giá sử dụng hiệu quả thức ăn trong hệ thống nuôi.
Mặt khác, sàng ăn còn giúp làm giảm chi phí thức ăn trên một đơn vị sản lượng thu hoạch, nhưng có rất ít đề cập đến hiệu quả của việc sử dụng sàng ăn trong lợi nhuận tổng thể trong một vụ nuôi. Có rất nhiều lợi ích khi sử dụng sàng ăn cho tôm, cụ thể các lợi ích thường thấy là:
- Giúp giảm hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR), giúp làm giảm chi phí thức ăn, cải thiện tăng trưởng cho tôm, ngoài ra còn giúp hạn chế thức ăn dư thừa, giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước.
- Nâng cao chất lượng nước, giúp nâng cao mật độ nuôi, tăng năng suất, giảm ô nhiễm môi trường và giảm khí độc trong ao nuôi.
- Theo dõi sự phát triển của tôm, nhanh chóng điều chỉnh kịp thời, hạn chế tối đa gây hưởng đến tôm.
- Sử dụng sàng ăn có thể quan sát tôm dễ dàng hơn, thông qua việc tôm ăn bà con có thể đánh giá và đưa ra quyết định sớm trong việc quản lý cho ăn. Theo dõi tình hình sức khỏe của tôm (tôm bệnh hay có các biểu hiện bất thường) và thời điểm thu hoạch phù hợp.
- Giúp phát hiện tôm chết thông qua sàng/nhá ăn.
- Giúp đánh giá các kích cỡ khác nhau của tôm thông qua sàng/nhá ăn.
Hướng dẫn sử dụng sàng cho tôm ăn hiệu quả
– Nên đặt sàng ăn ở vị trí nào?
Vị trí đặt sàng ăn cũng là một lưu ý nhỏ đối với bà con nuôi tôm. Bà con nên đặt sàng ăn đúng vị trí để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất. Sàng ăn thường là tấm lưới mịn với một khung sắt vuông hoặc tròn có gờ cao không quá 5cm.
Cụ thể, bà con có thể tham khảo vị trí đặt sàng ăn như sau:
- Đối với sàng ăn hình tròn thường có diện tích từ 0,4-0,5m2 có đường kính 70-80cm.
- Đối với sàng ăn hình vuông có diện tích 0,64m2 và có cạnh 80x80cm.
- Nên đặt sàng ăn cho tôm sau hệ thống dàn quạt 10-15m, không đặt sàng ăn tại vị trí có độ nghiêng, sát hố xi phông.
Sàng được đặt ở dưới đáy ao, nơi bằng phẳng sạch sẽ cách bờ ao khoảng 1,5-2m. Không được để sàng quá gần quạt nước. Bà con nên đặt sàng tại vùng rìa của khu vực chất thải nhằm kiểm tra tôm yếu và giúp cho những con tôm khỏe phục hồi sức khỏe. Tôm yếu thường tránh những con tôm khỏe mạnh bằng cách lưu trú tại khu vực không có sự cạnh tranh, đó là khu vực chất thải.
– Cách sử dụng sàng cho tôm ăn hiệu quả.
Tôm thả được 25 ngày trở đi bà con nên sử dụng sàng ăn để kiểm tra và điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Tỷ lệ cho thức ăn vào sàng/nhá và thời gian kiểm tra, bà con có thể tham khảo sau đây:
- Tôm 25-38 ngày tuổi: Thức ăn cho vào sàng/nhá 15g/kg, thời gian canh sàng/nhá là 2 giờ.
- Tôm 39-45 ngày tuổi: Thức ăn cho vào sàng/nhá khoảng 20g/kg, thời gian canh sàng/nhá là 1 giờ 30 phút – 2 giờ.
- Tôm 46-55 ngày tuổi: Thức ăn cho vào sàng/nhá là 25g/kg, thời gian canh sàng/nhá là 1 giờ 30 phút.
- Tôm 56-65 ngày tuổi: Thức ăn cho vào sàng/nhá là 30g/kg, thời gian canh sàng/nhá là 1 giờ 30 phút.
- Tôm 66-72 ngày tuổi: Thức ăn cho vào sàng/nhá là 35g/kg, thời gian canh sàng/nhá là 1 giờ.
- Tôm 73-79 ngày tuổi: Thức ăn cho vào sàng/nhá là 40g/kg, thời gian canh sàng/nhá là 1 giờ.
- Từ ngày 80 đến khi thu hoạch: Thức ăn cho vào sàng/nhá là 45g/kg, thời gian canh sàng/nhá là 1 giờ.
Sau khoảng thời gian canh sàng nêu trên, bà con nên kéo sàng nhẹ nhàng lên và quan sát lượng thức ăn còn trong sàng và đường ruột tôm. Nếu đường ruột tôm đầy và có màu của loại thức ăn thì chứng tỏ tôm ăn tốt, trường hợp tôm rỗng ruột hoặc thức ăn trong ruột có màu sắc lạ là những dấu hiệu bất ổn, cần phải kiểm tra.
Nếu môi trường ao nuôi tốt và thức ăn trong sàng được tôm ăn hết thì bà con có thể tăng 5% lượng thức ăn lên. Ngược lại, nếu thức ăn trong sàng còn thừa 5-10% thì cắt giảm ngay 5% lượng thức ăn cho lần ăn tiếp theo. Nếu thức ăn trong sàng còn thừa 10-20% thì giảm 10% cho lần ăn kế tiếp. Nếu lượng thức ăn trong sàng còn > 25% thì ngưng 2 lần cho ăn và bắt đầu cho ăn lại với lượng thức ăn ít hơn 10%.
Thức ăn cần được làm ẩm trước khi cho vào sàng và hạ từ từ xuống ao, tránh để thức ăn nổi trôi lên ra khỏi sàng ăn. Bà con có thể kết hợp bổ sung thêm Vitamin C và men vi sinh vào khẩu phần ăn của tôm.
Men vi sinh Microbe-Lift DFM chứa nhiều vi sinh vật có lợi sống trong đường ruột tôm nhằm hỗ trợ hoạt động của đường ruột. Men đường ruột nên được dùng ở giai đoạn sau 20 ngày thả nuôi và sử dụng suốt vụ nuôi để mang lại hiệu quả tốt nhất. Men vi sinh Microbe-Lift DFM là dòng men đường ruột duy nhất trên thị trường cung cấp hệ lợi khuẩn cho đường ruột tôm nhờ chứa 4 chủng lợi khuẩn cần thiết cho hệ đường ruột bao gồm:
- Bacillus Subtilis;
- Bacillus Pumilus;
- Bacillus Amyloliquefaciens;
- Bacillus Licheniformis.
Với liều lượng sử dụng thấp 1g/kg thức ăn. 1 gói 100gr sử dụng cho 100-200kg thức ăn. Bà con chỉ cần hòa men vi sinh vào nước sạch sau đó trộn đều với thức ăn và mang đi cho tôm ăn. Không phải lúc nào cũng cho tôm ăn theo nhu cầu đúng từng giai đoạn phát triển, mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: thời tiết, môi trường, sức khỏe tôm,…
Với những thông tin trên, hy vọng quý bà con có thể sử dụng nhá cho tôm ăn để đạt hiệu quả tốt nhất. Mọi thắc mắc bà con có thể liên hệ theo số HOTLINE 0909 538 514 để được hỗ trợ và giải đáp kịp thời. BIOGENCY kính chúc bà con có một vụ mùa bội thu.
>>> Xem thêm: Tôm chết trong nhá báo hiệu điều gì? Cách xử lý