Chỉ số FCR trong nuôi tôm và cách tối ưu tỷ lệ FCR

Chỉ số FCR trong nuôi tôm là một yếu tố quan trọng đối với thành công và hiệu quả của vụ nuôi. Do đó, việc tối ưu tỷ lệ FCR luôn được bà con đặc biệt quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bà con hiểu rõ hơn về chỉ số FCR trong nuôi tôm và những cách để tối ưu tỷ lệ FCR hiệu quả.

Chỉ số FCR trong nuôi tôm và cách tối ưu tỷ lệ FCR

Chỉ số FCR trong nuôi tôm là gì?

Chỉ số FCR (viết tắt của Feed Conversion Rate hay Feed Conversion Ratio) là tỷ lệ chuyển đổi thức ăn sang một đơn vị thành phẩm trong tôm nuôi. Hiểu theo cách đơn giản, FCR chính là chỉ số để thể hiện rằng để có được 1kg tôm, bà con cần sử dụng bao nhiêu lượng thức ăn. Tỷ lệ này tính theo tổng lượng thức ăn sử dụng chia cho tổng sản lượng tôm thu hoạch được theo một đơn vị diện tích.

Tỷ lệ FCR được tính theo công thức như sau:

FCR = Tổng lượng thức ăn sử dụng/ Tổng sản lượng tôm thu hoạch

Chỉ số FCR trong nuôi tôm là tỷ lệ chuyển đổi thức ăn sang đơn vị thành phẩm tôm nuôi thu được.
Chỉ số FCR trong nuôi tôm là tỷ lệ chuyển đổi thức ăn sang đơn vị thành phẩm tôm nuôi thu được.

Trong nuôi tôm, chỉ số FCR ở mức cao sẽ khiến thức ăn đối diện với nguy cơ mất đi chất dinh dưỡng, do đó bà con cần duy trì chỉ số này ở mức thấp. Đồng thời, việc tối ưu tỷ lệ FCR còn đóng vai trò quan trọng khi có khả năng giúp giảm các chất ô nhiễm, bảo vệ môi trường sống cho ao nuôi và giúp đảm bảo sức khỏe cho tôm.

Ngoài ra, khi chỉ số FCR trong nuôi tôm ở mức thấp, nhu cầu sử dụng thức ăn của tôm cũng sẽ giảm, từ đó bà con có thể tiết kiệm được chi phí, tăng hiệu quả kinh tế cho vụ nuôi.

Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ FCR trong nuôi tôm

Để tối ưu tỷ lệ FCR trong nuôi tôm hiệu quả, trước tiên bà con cần nắm được những yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến tỷ lệ FCR trong nuôi tôm.

Chỉ số FCR trong nuôi tôm chịu ảnh hưởng trực tiếp từ 3 yếu tố chính, bao gồm: chất lượng tôm giống và loại tôm nuôi, thức ăn sử dụng cho tôm và chất lượng của môi trường nước ao nuôi. Cụ thể:

  • Chất lượng tôm giống và loại tôm nuôi: Chất lượng tôm giống kém sẽ dẫn đến tôm chậm phát triển, sản lượng thu hoạch thấp. Ngoài ra, mỗi giống tôm có tỷ lệ chuyển đổi thức ăn khác nhau, ví dụ như tôm sú là 1.6 trong khi tôm thẻ có chỉ số FCR từ 1.1 – 1.3.
  • Thức ăn sử dụng cho tôm: Nếu cho tôm ăn quá nhiều có thể sẽ dẫn đến thức ăn dư thừa đọng lại ở đáy ao, ảnh hưởng môi trường nước của ao. Bên cạnh đó, chất lượng thức ăn, hàm lượng dinh dưỡng không đủ cũng sẽ khiến tỷ lệ FCR cao.
  • Môi trường nước ao nuôi: Chất lượng nước của ao nuôi bị ô nhiễm hoặc vượt ngưỡng chịu đựng của tôm sẽ khiến tôm chậm lớn, bỏ ăn, tôm dễ bị stress và mắc bệnh, điều đó dẫn đến chỉ số FCR tăng.

Cách tối ưu tỷ lệ FCR trong nuôi tôm

Dựa vào các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ FCR trong nuôi tôm, bà con có thể tối ưu tỷ lệ này theo các cách sau đây:

– Lựa chọn giống tôm chất lượng

Đây là điều kiện đầu tiên bà con cần quan tâm để có được tỷ lệ FCR tối ưu nhất và giúp vụ nuôi cho năng suất cao. Bà con chỉ nên chọn mua những con giống có rõ nguồn gốc, khỏe mạnh và không mang mầm bệnh. Bà con tốt nhất nên đến trực tiếp các địa điểm, nơi cung cấp tôm giống uy tín để chọn mua.

Chọn tôm giống tốt giúp bà con tối ưu tỷ lệ FCR.
Chọn tôm giống tốt giúp bà con tối ưu tỷ lệ FCR.

– Quản lý thức ăn, tần suất và thời điểm cho tôm ăn

Thức ăn cho tôm là một yếu tố quyết định đối với tỷ lệ FCR trong nuôi tôm. Với mỗi mô hình nuôi, loại tôm nuôi, bà con cần lựa chọn nguồn thức ăn phù hợp; cần chú ý để điều chỉnh lượng thức ăn cho tôm một cách hợp lý, có thể chia nhỏ thành nhiều lần để tôm hấp thụ tốt hơn.

Ngoài ra, có thể lắp thêm thiết bị sục khí để thúc đẩy tôm tiêu hóa. Bà con cần lưu ý không cho tôm ăn muộn vào ban đêm, do thời điểm đó nồng độ oxy thấp sẽ khiến ao nuôi bị thiếu oxy.

– Cải tạo ao cẩn thận, bảo vệ môi trường nước ao

Cải tạo ao nuôi trước mỗi mùa vụ không chỉ giúp hạn chế tôm bị dịch bệnh mà còn giúp loại bỏ những tạp chất, chất hữu cơ khiến tỷ lệ FCR tăng cao. Đồng thời, bà con cần lưu ý quan sát, bảo vệ môi trường nước ao nuôi xuyên suốt mùa vụ, quản lý tốt những chỉ số như độ pH, độ kiềm, nồng độ oxy hòa tan, chất khoáng,…

– Bổ sung men vi sinh giúp tăng cường hệ tiêu hóa, miễn dịch cho tôm và bảo vệ môi trường nước ao nuôi

Ngoài ra, để tối ưu tỷ lệ FCR hiệu quả, bà con cần bổ sung thêm các sản phẩm men vi sinh cho tôm nhằm giúp bảo vệ chất lượng môi trường nước ao nuôi và tăng cường hệ tiêu hóa, sức đề kháng giúp tôm hấp thu chất dinh dưỡng và phát triển hiệu quả. Bà con có thể tham khảo các dòng sản phẩm men vi sinh Microbe-Lift được nghiên cứu và phát triển theo công nghệ tiên tiến từ Hoa Kỳ:

  • Men vi sinh Microbe-Lift AQUA C giúp xử lý các chất thải, chất hữu cơ, làm sạch môi trường nước ao nuôi.
  • Men vi sinh Microbe-Lift AQUA N1 giúp xử lý các khí độc tích tụ trong ao.
  • Men vi sinh Microbe-Lift AQUA SA giúp xử lý bùn đáy ao, ức chế dịch bệnh và các loại nấm gây hại cho ao nuôi.
  • Men vi sinh Microbe-Lift DFM giúp bổ sung lợi khuẩn, tăng cường hoạt động đường ruột và tăng sức đề kháng cho tôm.
Tối ưu tỷ lệ FCR bằng cách bổ sung men vi sinh Microbe-Lift.
Tối ưu tỷ lệ FCR bằng cách bổ sung men vi sinh Microbe-Lift.

Chỉ số FCR trong nuôi tôm cần được tối ưu nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cho bà con nuôi tôm. Để được tư vấn thêm chi tiết về cách tối ưu tỷ lệ FCR và các sản phẩm men vi sinh cho tôm hiệu quả, bà con hãy liên hệ ngay đến HOTLINE 0909 538 514, đội ngũ Biogency luôn sẵn sàng hỗ trợ!

>>> Xem thêm: Phương án hạn chế nước mưa ảnh hưởng đến tôm khi nuôi vụ Thu – Đông