Hiện nay, nhà máy xử lý nước thải tập trung được yêu cầu là cơ sở hạ tầng không thể thiếu và bắt buộc trong các khu công nghiệp, vì nó đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết ô nhiễm nước công nghiệp liên quan đến các hoạt động và quá trình sản xuất trong các khu công nghiệp. Tuy nhiên, quá trình xử lý và vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp (KCN) cũng thường phải đối mặt với nhiều khó khăn.
Sự phát triển của các khu công nghiệp tại Việt Nam
Các khu công nghiệp (KCN) ở nước ta đã có những bước phát triển vững chắc, thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước vào phát triển sản xuất, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế của địa phương, đất nước và tham gia tích cực trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Theo báo cáo của Vụ Quản lý các khu kinh tế, về tình hình phát triển các KCN, đến nay cả nước đã có 416 KCN đã thành lập.
Trong số các KCN đã được thành lập, có 296 KCN đã đi vào hoạt động và trong số 296 KCN đã đi vào hoạt động đã có 271 KCN đã vận hành nhà máy xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường (đạt tỷ lệ khoảng 91,6%). Tổng công suất xử lý của các hệ thống xử lý nước thải tập trung là 1.218.000 m3/ngày đêm, tổng lượng nước thải thực tế của các khu công nghiệp là 812.000 m3/ngày đêm, hiệu suất sử dụng của các hệ thống xử lý nước thải tập trung trên toàn quốc là 66,67%.
Ngoài các KCN đã được thành lập thì còn 119 KCN đang trong quá trình xây dựng với tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 37,5 nghìn ha, diện tích đất công nghiệp đạt khoảng 24,7 nghìn ha. Tổng diện tích đất công nghiệp đã cho thuê của các KCN cả nước đạt khoảng 51,8 nghìn ha, đạt tỷ lệ lấp đầy khoảng 57,7%. Nếu tính riêng các KCN đã đi vào hoạt động, thì tỷ lệ lấp đầy đạt khoảng 72,4%.
Các khu công nghiệp tại khu vực Đông Nam Bộ có tỷ lệ phát sinh nước thải cao nhất nước (chiếm 50%). Tỷ lệ nước thải được thu gom, xử lý tại hệ thống xử lý nước thải tại khu vực này cũng tập trung cao nhất nước (chiếm khoảng 90%).
Những khó khăn mà KCN phải đối mặt khi xử lý nước thải tập trung KCN
– Phương pháp và công nghệ xử lý không đáp ứng với nhu cầu hiện tại:
Hiện nay thường các trạm xử lý nước thải tập trung phải được xây dựng và hoàn thành trước thời điểm kêu gọi các nhà đầu tư xem xét đầu tư vào khu công nghiệp, vì thế khi đưa vào hoạt động một thời gian dài không được cải tạo và nâng cấp thì phương pháp và công nghệ xử lý ban đầu không còn đáp ứng nhu cầu xử lý khi nhà máy trong khu công nghiệp ngày càng tăng và lưu lượng nước thải ra ngày càng nhiều, khiến cho hệ thống xử lý bị quá tải, đầu ra sau xử lý không ổn định.
– Tính chất và lưu lượng của nguồn nước thải đầu vào không ổn định:
Theo quy định cũng như cam kết của các nhà máy và doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp phải có hệ thống xử lý nước thải khi quá trình sản xuất có lượng nước thải lớn và phải đạt tiêu chuẩn Cột B theo QCVN 40:2011/BTNMT hoặc theo quy chuẩn đấu nối là đủ điều kiện thải ra hệ thống thu gom của khu công nghiệp.
Song trong thực tiễn việc giám sát vận hành hệ thống xử lý nước thải của các đơn vị sản xuất hầu hết các doanh nghiệp có nước thải thường xuyên không đạt cột B, nước thải vượt ngưỡng đấu nối rất nhiều lần, đồng thời trong khu công nghiệp là nơi tập trung của nhiều nhà máy sản xuất ở nhiều lĩnh vực và ngành nghề khác nhau vì vậy mà tính chất và lưu lượng nước thải ở hệ thống khu công nghiệp tập trung thường không ổn định dẫn đến hệ sinh học thường xuyên bị sốc tải, vi sinh chết và hiệu suất xử lý giảm và rất khó kiểm soát.
– Hiệu quả xử lý tổng Nitơ không ổn định:
Thông thường tính chất nước thải của khu công nghiệp tập chung chủ yếu là nước thải sinh hoạt hoặc nước thải chưa qua xử lý đấu nối trực tiếp vào hệ thống chung của khu công nghiệp vì vậy hàm lượng BOD,COD đầu vào thường khá thấp và tổng Nitơ lại khá cao, vì vậy nên việc xử lý tổng Nitơ đã và đang gây khó khăn cho nhà vận hành hệ thống.
Giải pháp để khắc phục khó khăn khi vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung KCN
Lên kế hoạch và đề xuất nâng cấp, cải tạo lại hệ thống xử lý nước thải tập trung KCN cho phù hợp với nhu cầu và lưu lượng hiện tại cũng như cho giai đoạn phát triển của khu công nghiệp tương lai.
Về tính chất và lưu lượng nước đầu vào không ổn định vì vậy người vận hành hệ thống nước thải tập trung cần thường xuyên kiểm tra tính chất và lưu lượng đầu vào để kịp thời xử lý và khắc phục.
Đồng thời để khắc phục tình trạng sốc tải của vi sinh do biến động nước thải đầu vào bằng cách tăng hiệu suất và chất lượng vi sinh trong hệ thống, ngoài việc kiểm soát các yếu tổ ảnh hưởng đến vi sinh thì chúng ta có thể duy trì bổ sung thêm men vi sinh Microbe-Lift IND, với công nghệ nuôi cấy dạng lỏng chứa quần thể vi sinh được hoạt động mạnh gấp 5 đến 10 lần vi sinh thông thường. Microbe-Lift IND giúp tăng hiệu quả xử lý toàn diện cho hệ thống xử lý nước thải nhờ công dụng:
- Giảm hiện tượng vi sinh bị chết do tải lượng đầu vào tăng cao.
- Tăng cường quá trình khử Nitrat, do chứa chủng vi sinh Khử Nitrat Pseudomonas sp giúp giảm Nitơ tổng, Ammonia, Nitrit, Nitrat. Kết hợp sử dụng vi sinh Microbe-Lift N1 để tăng cường xử lý Amoni từ đó việc xử lý tổng Nitơ sẽ đạt hiệu quả cao.
- Phục hồi nhanh hệ thống xử lý nước thải sau khi bị sự cố.
Để được tư vấn chi tiết hơn về giải pháp xử lý cũng như tăng hiệu suất xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp, hãy liên hệ ngay đến BIOGENCY qua HOTLINE 0909 538 514 để được hỗ trợ nhanh nhất!
>>> Xem thêm: Một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xử lý nước thải khu công nghiệp