Vận hành bể keo tụ tạo bông hiệu quả sẽ giúp quá trình xử lý sinh học phía sau diễn ra thuận lợi hơn. Để làm được điều đó, bạn cần hiểu rõ về loại bể keo tụ tạo bông này cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình vận hành của bể. Hãy tham khảo bài viết về bể keo tụ tạo bông được chia sẻ dưới đây của Biogency nhé!
Quá trình keo tụ – tạo bông là gì?
Quá trình keo tụ là phương pháp cho các chất keo tụ vào nước. Quá trình này bổ sung các hạt keo mang ion điện tích trái dấu nhằm trung hòa điện tích các chất có trong nước.
Quá trình keo tụ diễn ra tiếp xúc trực tiếp, do sự tương tác lẫn nhau giữa các phân tử chất keo tụ, hấp phụ các hạt lơ lửng trong nước. Các hạt keo kết cụm do sự hình thành cầu nối giữa các nhóm hoạt tính trên hạt keo. Một khi điện tích được trung hòa, các hạt lơ lửng nhỏ có khả năng dính vào nhau thành những hạt lớn hơn nhưng không thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Hình 1. Cơ chế keo tụ.
Quá trình tạo bông là quá trình liên kết các bông cặn sau quá trình keo tụ lại với nhau. Từ các hạt lớn không nhìn thấy bằng mắt thường tạo thành các bông cặn như đám mây có thể quan sát được. Quá trình khuấy động làm tăng kích thước các bông, giúp chúng có trọng lượng lớn hơn nước và dễ dàng kết tủa. Các bông cặn hình thành khi lắng xuống sẽ bắt giữ các hạt keo trên quỹ đạo lắng xuống. Từ đó giúp xử lý nước hiệu quả.
Hình 2. Cơ chế tạo bông.
Vai trò của bể keo tụ tạo bông trong xử lý nước thải
Bể keo tụ tạo bông trong hệ thống xử lý nước thải có vai trò:
- Tại Bể keo tụ, nước thải được châm Hóa chất keo tụ như PAC, Phèn nhôm, Phèn Sắt để thực hiện quá trình keo tụ các hạt keo, cặn lơ lửng. Hóa chất keo tụ có vai trò giúp nén điện tích của các hạt keo có trong nước thải. Các hạt keo sau khi đã được nén điện tích sẽ có xu hướng liên kết với nhau tạo nên bông cặn có kích thước và khối lượng lớn hơn. Quá trình keo tụ loại bỏ được phần lớn TSS, kim loại nặng, độ màu, COD và một phần Nitơ hữu có trong nước thải. Nước thải sau Bể keo tụ được dẫn qua Bể tạo bông.
- Tại Bể tạo bông, để tạo điều kiện cho quá trình tạo bông cặn được diễn ra nhanh và hiệu quả hơn, Hóa chất trợ keo tụ (Polymer) được châm vào để liên kết các bông cặn nhỏ được tạo ra từ quá trình keo tụ thành bông cặn to, lắng nhanh.
Các yếu tố cần quan tâm khi vận hành bể keo tụ tạo bông
Để bể keo tụ tạo bông hoạt động hiệu quả, cần quan tâm đến các yếu tố sau:
– Độ pH:
Mỗi loại nước thải thường có độ pH khác nhau. Độ pH là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình keo tụ. Tùy thuộc vào loại hóa chất keo tụ thì sẽ có khoảng pH của nước thải tối ưu nhất để quá trình keo tụ, tạo bông diễn ra hiệu quả như:
- Phèn sắt hiệu quả cao ở nước thải có pH 5.5 – 6.5 hoặc 8.0 – 9.0.
- Phèn nhôm hiệu quả cao ở nước thải có pH 6.5 – 7.5.
- PAC hiệu quả cao ở nước thải có pH 6.5 – 8.0.
Cần kiểm tra và điều chỉnh nước thải về pH tối ưu ứng với mỗi loại hóa chất keo tụ sử dụng trước khi cho nước thải qua xử lý keo tụ – tạo bông.
Để đạt được hiệu quả keo tụ tốt nhất thích hợp cho từng loại nước thải riêng cần thông qua thí nghiệm Jartest.
– Nhiệt độ:
Sự chuyển động của các hạt keo sẽ tăng lên khi nhiệt độ nước tăng lên, khi đó va chạm tăng và hiệu quả kết dính tăng có hiệu quả lắng kém.
Mỗi loại hợp chất có một khoảng nhiệt độ keo tụ khác nhau:
- Nhiệt độ từ 35 đến 45°C, thích hợp cho quá trình keo tụ bằng phèn nhôm.
- Nhiệt độ từ 30 đến 45°C thích hợp cho quá trình keo tụ bằng PAC.
Với phèn sắt, nhiệt độ ít ảnh hưởng đến quá trình thủy phân của chúng, vì thế nước ở nhiệt độ 0 độ C vẫn có thể dùng phèn sắt để làm chất keo tụ.
Đối với nước thải có nhiệt độ cao, cần phải có tháp giải nhiệt để làm giảm nhiệt độ trước khi đưa vào xử lý keo tụ – tạo bông.
– Loại hóa chất keo tụ:
Mỗi loại hóa chất thường phù hợp cho từng tình huống khác nhau. Loại hóa chất này có hiệu quả hơn loại khác trên cùng một mẫu dung dịch cần xử lý. Ví dụ như với một mẫu nước thải, phèn có ion kim loại hóa trị cao thì hiệu quả tốt và tốn ít hơn, do đó sử dụng phèn nhôm thay thế cho phèn sắt.
Hóa chất keo tụ PAC thường được dùng phổ biến trong mọi loại nước thải. Xem thêm: Cần pha hóa chất PAC như thế nào để xử lý nước thải? >>>
– Liều lượng hóa chất keo tụ:
Tùy từng loại nước khác nhau mà phải tiến hành đo lượng thực nghiệm để có liều lượng tối ưu nhất. Bởi quá trình keo tụ không phải là một phản ứng hóa học thông thường nên khó xác định liều lượng gốc. Liều lượng phải vượt qua ngưỡng keo tụ để quá trình tụ keo diễn ra
Để xác định được liều lượng hóa chất keo tụ chính xác cần làm thí nghiệm Jartest.
– Tốc độ khuấy trộn:
Tốc độ khuấy trộn phải phù hợp để tăng khả năng tiếp xúc, khả năng liên kết cho quá trình keo tụ tạo bông. Đồng thời khi khấy trộn tốc độ quá nhanh làm phá vỡ các bông cặn vừa tụ lại. Quá trình khuấy trộn thường được chia theo từng giai đoạn trong quá trình keo tụ – tạo bông. Giúp tạo được các bông lớn nhất dễ dàng lắng.
Vận hành bể keo tụ tạo bông hiệu quả sẽ giúp quá trình xử lý sinh học phía sau diễn ra thuận lợi hơn. Nếu có bất kỳ vấn đề thắc mắc nào về bể keo tụ tạo bông cũng như các giải pháp sinh học trong xử lý Nitơ, Amonia, BOD, COD…, hãy liên hệ ngay Biogency qua HOTLINE 0909 538 514, chúng tôi sẽ hỗ trợ nhanh nhất!
>>> Xem thêm: Bể tuyển nổi DAF là gì? Yếu tố cần quan tâm khi vận hành bể tuyển nổi