Bể lọc sinh học. Đặc điểm & Ứng dụng của bể lọc trong xử lý nước thải

Bể lọc sinh học được sử dụng nhiều trong nhiều hệ thống xử lý nước thải thực tế của nhiều doanh nghiệp, nhà máy, xí nghiệp hiện nay. Vậy bể lọc sinh học là gì? Đặc điểm và ứng dụng của bể lọc sinh học ra sao? Hãy cùng Biogency tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!

Bể lọc sinh học. Đặc điểm & Ứng dụng của bể lọc trong xử lý nước thải

Bể lọc sinh học là gì?

Là một công trình nhân tạo được xây dựng trong hệ thống xử lý nước thải, bể lọc sinh học được cấu tạo bởi nhiều lớp vật liệu lọc rắn. Bao quanh lớp vật liệu lọc rắn trong bể là các vi sinh vật sinh trưởng và phát triển trên bề mặt vật liệu lọc.

Bể lọc sinh học.

Hình 1. Bể lọc sử dụng trong xử lý nước thải sinh học.

Bể lọc sinh học được sử dụng nhiều trong nhiều hệ thống xử lý nước thải thực tế của nhiều doanh nghiệp, nhà máy, xí nghiệp hiện nay.

Đặc điểm của 4 loại bể lọc sinh học

Mỗi loại bể lọc sinh học sẽ luôn có những đặc điểm khác nhau, tùy theo ứng dụng của chúng. Đối với bể lọc sinh học, đặc điểm nổi bật và khác biệt với những bể lọc khác chính là nhờ vào cấu tạo của bể, cụ thể là:

  • Có không gian để lưu trữ vật liệu lọc. Vật liệu lọc sẽ có bề mặt tiếp xúc lớn như: Đá cuội, đá cục, sỏi, giá thể hoặc các vật liệu PVC có sẵn.
  • Hệ thống cung cấp nước: Nước sẽ được cung cấp theo hệ thống, nhờ đó mà đảm bảo được việc nước sẽ được tưới đồng đều lên bề mặt chung của bể.
  • Có hệ thống thu dẫn nước sau khi chất thải được lọc xong.
  • Hệ thống dẫn tiện lợi kèm theo phân phối khí đến bể lọc.

Cấu tạo bể lọc sinh học.

Hình 2. Cấu tạo bể lọc sinh học.

Có 4 loại bể lọc sinh học thông dụng có thể kể tới như là:

  • Bể lọc có lớp vật liệu lọc ngập trong nước: Loại bể này khá nhạy cảm với nhiệt độ, khống chế quá trình thông khí tương đối khó khăn, dễ sinh mùi, phát sinh bùn dư không ổn định. Tuy nhiên, chi phí vận hành và bảo dưỡng tương đối thấp.
  • Bể lọc có lớp vật liệu lọc không ngập trong nước: Cấu tạo đơn giản, dễ thi công, chi phí vận hành và bảo dưỡng thấp. Tuy nhiên, tải lượng bị tổn thất cao nên giảm lượng nước thu hồi, quá trình thông khí sử dụng bơm cưỡng bức nên tiêu tốn nhiều năng lượng cho quá trình vận hành.
  • Bể lọc  nhỏ giọt: Được sử dụng nhiều trong các hệ thống xử lý nước thải công suất nhỏ. Có 5 loại bể lọc sinh học nhỏ giọt thường được sử dụng là: Bể lọc vận tốc chậm, Bể lọc vận tốc trung bình và nhanh, Bể lọc cao tốc, Bể lọc thô và Bể lọc 2 pha.
  • Bể lọc cao tải: Tương tự như bể lọc sinh học nhỏ giọt nhưng chiều cao của bể và tải trọng tưới nước lớn hơn.

Bể lọc sinh học được ứng dụng như thế nào?

Bể lọc sinh học được ứng dụng để phân hủy những hợp chất hữu cơ thành CO2, H2O và muối nhờ vào các vi sinh vật trên lớp màng của vật liệu lọc.

Ứng dụng phân hủy chất hữu cơ của bể lọc sinh học dựa trên nguyên lý:

  • Bể chứa các vật liệu lọc làm nơi ở và sinh sản cho các vi sinh vật.
  • Các vi sinh vật tạo thành một màng bọc sinh học (Biofilm) xung quanh vật liệu. Lớp màng bọc này mỏng, ẩm.
  • Khi hoạt động, nước thải sau khi được xử lý sơ bộ sẽ được đưa vào bể lọc sinh học. Lượng nước thảo này sẽ đi qua từng lớp và qua các khe hở của vật liệu lọc đã có lớp màng vi sinh vật bao quanh.
  • Khi nước thải chứa các chất hữu cơ và thành phần gây ô nhiễm tiếp xúc với lớp màng sinh học có các vi sinh vật bao quanh này, quá trình phân hủy hiếu khí và kỵ khí sẽ diễn ra.
  • Các chất hữu cơ phân hủy hiếu khí sinh CO2 và nước, phân hủy kỵ khí thành CH4 và CO2 làm tróc màng ra khỏi vật liệu lọc, và vật liệu lọc sẽ hình thành lớp màng sinh học mới.
  • Quá trình này tiếp tục diễn ra lặp lại giúp xử lý nước thải.

Một loại bể lọc sinh học điển hình.

Hình 3. Một loại bể lọc sinh học điển hình.

Một số lưu ý khi sử dụng bể lọc sinh học

  • Nguyên liệu lọc thường là than bùn, đất, Cacbon đã được hoạt hóa và Polystyrene. Nguyên liệu lọc quan trọng vì phải đáp ứng việc cung cấp dinh dưỡng, đảm bảo sự phát triển của vi sinh vật, đồng thời cần có dung tích hấp thụ tốt.
  • Một điểm cần lưu ý là nước thải trước khi đưa vào bể lọc sinh học cần phải được xử lý sơ bộ để tránh hiện tượng tắc nghẽn các khe trong vật liệu lọc.

Bài viết đã chia sẻ đến bạn đọc về bể lọc sinh học, các đặc điểm cũng như ứng dụng thực tế của bể. Nếu bể lọc sinh học của bạn đang hoạt động không hiệu quả hoặc có bất kỳ vấn đề gì cần tư vấn thêm, hãy liên hệ ngay tới Biogency với HOTLINE 0909 538 514, đội ngũ kỹ sư môi trường của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ và giúp bạn xử lý được vấn đề gặp phải.

>>> Xem thêm: So sánh Xử lý nước thải Hiếu khí và Kỵ khí. Chúng có gì giống và khác nhau?