Trong quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải, ngoài việc kiểm soát các thông số vận hành của hệ thống tiền xử lý, hóa lý và sinh học người vận hành cần phải kiểm soát các nguồn thải phát sinh trong quá trình vận hành như bùn thải. Bài viết hôm nay, Biogency sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vai trò của bể nén bùn và cách xử lý bùn sau khi nén trong hệ thống xử lý nước thải.
Bể nén bùn là gì? Phân loại bể nén bùn
– Bể nén bùn là gì?
Bể nén bùn là bể dùng để cô đặc bùn thải (bùn hóa lý và bùn sinh học) bằng lắng trọng lực. Hỗn hợp bùn loãng đi vào ống trung tâm phân phối đặt ở tâm bể. Cặn lắng được lắng xuống và được lấy ra từ đáy bể, phần nước sẽ được tách pha và tràn ra máng thu nước để đưa về hố gom hệ thống xử lý nước thải.
– Phân loại bể nén bùn
Có 2 loại bể nén bùn chính gồm:
- Bể nén bùn trọng lực: Cấu tạo và hoạt động tương tự như bể lắng ly tâm, bể lắng đứng, có thể nén bùn sinh học và bùn hóa lý, bùn sau khi lắng sẽ được bơm về khu vực máy ép bùn để ép khô.
- Bể phân hủy bùn sinh học: Đây là phương pháp sử dụng quá trình phân hủy nội bào nhằm phân hủy bùn. Phương pháp này người ta sẽ đưa oxy vào bùn kỵ khí và hiếu khí nhưng không cung cấp dinh dưỡng. Các vi sinh sẽ phân hủy nội bào do không có dinh dưỡng giúp thể tích bùn giảm đi.
Vai trò của bể nén bùn trong hệ thống xử lý nước thải
Vai trò chính của bể nén bùn là cô đặc bùn, tách pha giữa nước và bùn để đưa vào máy ép bùn hoặc làm giảm thể tích bùn vi sinh khi chứa nước. Mục đích cuối cùng của bể nén bùn là khối lượng bùn thu gom sẽ giảm, đồng thời đơn giản hóa phương pháp thu gom bùn thải và tiết kiệm chi phí vận chuyển và xử lý.
Nguyên lý hoạt động của bể nén bùn
Bể nén bùn nguyên lý hoạt động tương tự như bể lắng ly tâm, bể lắng đứng.
Hỗn hợp bùn và nước sẽ được dẫn qua ống lắng trung tâm đặt ở tâm bể. Dưới tác dụng của trọng lực, hỗn hợp này sẽ lắng xuống đáy bể. Tại vùng lắng của bể sẽ diễn ra quá trình tách pha, phần bùn sẽ được lắng dưới đáy và được bơm bùn bơm về khu vực chứa máy ép bùn, phần nước sẽ được tách ra và được thu gom lại bằng máng và thu về hố gom hệ thống xử lý nước thải.
Một số hệ thống xử lý nước thải lớn còn được thiết kế thanh gạt bùn ở phần đáy trung tâm. Khi bùn thải được lắng xuống thanh gạt bùn sẽ gạt xuống ống thu bùn ở đáy bể nhanh hơn. Từ đây bùn cặn sẽ được bơm vào máy ép.
Bùn sau khi được nén sẽ được xử lý như thế nào?
Hỗn hợp bùn sau nén sẽ được đem đi xử lý bằng cách ép khô bằng máy ép hoặc phơi khô thủ công bằng ánh nắng mặt trời.
- Ép bùn nén bằng máy: Đây là phương pháp xử lý nhanh và hiệu quả nhất, lượng bùn sau ép sẽ có độ ẩm thấp và được xe thu gom về khu tập kết xử lý chất thải rắn nguy hại, tuy nhiên phải đầu tư trang thiết bị và nhân công vận hành ép bùn. Phù hợp với hệ thống xử lý nước thải quy mô công suất lớn > 100 – 200 m3/ngày.
- Phơi bùn nén: Đây là phương pháp tiết kiệm được chi phí nhân công và mua thiết bị, tuy nhiên hiệu quả xử lý chậm và đòi hỏi phải có nhiều diện tích mặt bằng để phơi bùn, ngoài ra còn phụ thuộc vào thời tiết. Phù hợp với hệ thống xử lý nước thải quy mô công suất nhỏ < 100 m3/ngày.
Phương án giảm bùn khi xử lý nước thải
Với hiện trạng bùn thải trong bể nén bùn, Biogency xin giới thiệu với các bạn giải pháp xử lý bùn thải bằng công nghệ vi sinh xuất xứ từ USA của hãng Ecological Laboratories Inc., với dòng sản phẩm Microbe-Lift SA.
Vi sinh xử lý bùn Microbe-Lift SA chứa các chủng vi sinh vật hoạt tính mạnh như: Bacillus amyloliquifaciens, Bacillus licheniformis, Bacillus megaterium, Bacillus subtilis, Humic, humate… mang đến công dụng:
- Tăng tốc quá trình phân hủy của lớp bùn thải.
- Tăng tốc độ phân hủy bề mặt của lớp váng cứng và các chất hữu cơ khó phân hủy.
- Tăng thể tích hữu dụng của bể cần xử lý.
- Giảm mùi hôi trong quá trình nạo vét, bảo trì hệ thống.
- Giảm chi phí vận hành và nhân công.
- Kết hợp với Microbe-Lift IND để có kết quả tốt nhất.
Việc giảm được thể tích bùn thải sẽ giúp quá trình nén cũng như xử lý bùn được giảm nhẹ hơn. Để tìm hiểu chi tiết hơn về men vi sinh giảm bùn Microbe-Lift SA, hãy liên hệ ngay Biogency qua HOTLINE 0909 538 514 nhé!
>>> Xem thêm: Microbe-Lift SA tăng cường quá trình phân hủy sinh học giúp giảm bùn 20%