Bệnh ấu trùng thủy tinh ở tôm thẻ chân trắng. Nguyên nhân và triệu chứng

Bệnh ấu trùng thủy tinh ở tôm thẻ chân trắng là một loại bệnh nguy hiểm trên tôm và chỉ mới xuất hiện nhiều tại Việt Nam trong những tháng gần đây (từ khoảng tháng 10/2023). Vậy bệnh này xuất phát từ nguyên nhân do đâu? Bà con có thể nhận biết bệnh này thông qua các triệu chứng nào? Hãy cùng BIOGENCY tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Bệnh ấu trùng thủy tinh ở tôm thẻ chân trắng. Nguyên nhân và triệu chứng

Bệnh ấu trùng thủy tinh trên tôm thẻ chân trắng là gì?

Bệnh ấu trùng thủy tinh trên tôm thẻ chân trắng còn được gọi với một số cái tên khác như bệnh mờ đục hậu ấu trùng hay hậu ấu trùng trong suốt. Tất cả các tên gọi này đều chỉ đến loại bệnh nguy hiểm trên tôm mới xuất hiện nhiều tại Việt Nam những tháng gần đây.

Trong thời gian vài năm trước từ 2020, một loại bệnh mới được đặt tên là Trắng đục hậu ấu trùng (TPD) hoặc Hậu ấu trùng thủy tinh (Glass Post-Larvae Disease – GPD) trên tôm thẻ chân trắng đã trở thành mối đe dọa đang gia tăng đối với ngành nuôi tôm ở Trung Quốc.

Bệnh ấu trùng thủy tinh ở tôm thẻ chân trắng. Nguyên nhân và triệu chứng
Bệnh ấu trùng thủy tinh trên tôm thẻ chân trắng đe dọa ngành nuôi tôm.

Từ tháng 3 năm 2020, bệnh TPD đã xuất hiện tại một số trang trại sản xuất giống tôm thẻ chân trắng ở các tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây, sau đó bắt đầu lây lan sang các khu vực nuôi tôm quy mô lớn ở miền Bắc Trung Quốc thông qua hậu ấu trùng (PL).

Bệnh ấu trùng thủy tinh chủ yếu tác động đến hậu ấu trùng từ 4 đến 7 ngày tuổi (PL4~PL7) với mức độ lây nhiễm đặc biệt nặng. Thông thường, tỷ lệ mắc bệnh có thể đạt tới 60% vào ngày thứ hai sau khi phát hiện những cá thể bất thường, và có thể lên tới 90–100% trong những trường hợp nặng vào ngày thứ ba. Xem thêm: 4 giai đoạn phát triển của tôm thẻ chân trắng>>>

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh ấu trùng thủy tinh trên tôm thẻ chân trắng

– Nguyên nhân dẫn đến bệnh ấu trùng thủy tinh trên tôm thẻ chân trắng

Loại virus mới thuộc họ Marina Virus đã được xác định là nguyên nhân đầu tiên gây ra bệnh hậu ấu trùng thủy tinh trên tôm thẻ chân trắng. Tạm thời, nhóm nghiên cứu đã đặt tên cho loại virus này là Baishi Virus.

Lại có ý kiến khác cho rằng không phải 1 tác nhân mới hay xa lạ, đây là dòng Vibrio với độc lực cao, có độ tương đồng mã gen với V. Parahaemolyticus lên đến 99,93%. Các nhà nghiên cứu Trung Quốc chỉ ra rằng, bệnh này là tác nhân truyền nhiễm do 3 chủng vi khuẩn Vibrio Parahaemolyticus gồm: VP-HL-201910; VP-HL-202005; VP-HL-202006.

– Triệu chứng của bệnh ấu trùng thủy tinh trên tôm thẻ chân trắng

Như đã biết, bệnh ấu trùng thủy tinh trên tôm thẻ chân trăng là một căn bệnh đặc biệt nguy hiể. Do đó, để sớm có phương pháp điều trị kịp thời, bà con nuôi tôm cần nhận biết nhanh chóng bệnh ấu trùng thông qua các triệu chứng.

Tôm thẻ chân trắng mắc bệnh ấu trùng thủy tinh thường thể hiện các triệu chứng lâm sàng đồng nhất như:

  • Gan tụy của tôm nhợt nhạt hoặc không có màu;
  • Đường tiêu hóa của tôm trống rỗng;
  • Cơ thể tôm trở nên trong suốt và có màu sắc không bình thường.

Do đó, người nuôi tôm địa phương thường gọi những cá thể bị bệnh này là “ấu trùng trong suốt” hoặc “ấu trùng thủy tinh”.

Bệnh ấu trùng thủy tinh ở tôm thẻ chân trắng. Nguyên nhân và triệu chứng
Cơ thể tôm mắc bệnh ấu trùng thủy tinh trở nên trong suốt và có màu sắc không bình thường.

Cách phòng và điều trị bệnh ấu trùng thủy tinh trên tôm thẻ chân trắng

Hiện nay, bệnh ấu trùng thủy tinh trên tôm thẻ chân trắng vẫn là một loại bệnh chưa có biện pháp chữa trị. Tuy nhiên tổng hợp kinh nghiệm của người nông dân Trung Quốc khi gặp phải loại bệnh này nhận thấy việc xử lý nước trong bể nuôi bằng chất kháng khuẩn có thể là giảm bệnh hậu ấu trùng trong suốt. Các cách để phòng tránh trong quá trình ương người nuôi cần làm những hoạt động sau:

  • Vệ sinh kỹ bể nuôi sau 1 mùa vụ, phơi khô ít nhất 15 ngày.
  • Sử dụng các dụng cụ che đậy ao, hồ ngăn chặn nguồn vi khuẩn lây lan trong không khí
  • Cấp nước đã được xử lý vào bể thông qua lưới lọc để tiêu diệt hoàn toàn các loại vi khuẩn hay vật chủ trung gian, tránh tối đa việc gây bệnh cho tôm giống.
  • Kiểm soát chặt chẽ từ tôm bố mẹ và tôm giống, nhất là nguồn thức ăn tươi sống.
  • Trước khi sử dụng các dụng cụ cần diệt khuẩn, khử trùng, các phương tiện vào trại tôm cần tuân thủ nghiêm ngặt quy trình vệ sinh, tiêu độc, đảm bảo đầy đủ bảo hộ…
  • Nếu nhập tôm giống từ Trung Quốc cần xét nghiệm TPD và các loại bệnh phổ biến khác.
  • Đối với ao nuôi thương phẩm có các biệp pháp phòng ngừa, kiểm soát giống và đảm bảo nguồn nước được xử lý trong suốt vụ nuôi.
  • Đồng thời, việc tăng cường giáo dục cho người nuôi về các biện pháp phòng tránh và quản lý bệnh cũng đóng góp quan trọng vào việc kiểm soát bệnh ấu trùng thủy tinh. Các hộ nuôi được đào tạo để nhận biết các dấu hiệu ban đầu của bệnh, từ đó có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn kịp thời.
Bệnh ấu trùng thủy tinh ở tôm thẻ chân trắng. Nguyên nhân và triệu chứng
Cẩn thận lựa chọn tôm giống là cách đầu tiên bảo vệ vụ nuôi.

Bệnh ấu trùng thủy tinh trên tôm thẻ chân trắng là một thách thức mới đối với ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là khi nó ảnh hưởng đến tôm ngay tại giai đoạn đầu vụ nuôi với nhiều trường hợp vừa thả giống vài tuần tôm đã chết. Tuy nhiên, thông qua nỗ lực kiểm soát và ứng dụng các biện pháp phòng ngừa từ đầu, chọn lựa giống kỹ càng thì một số nơi cũng dần khắc phục được tình hình nhiễm bệnh

Vẫn còn nhiều khó khăn phải vượt qua và cần sự hợp tác giữa nhiều bên ví dụ như các đơn vị cung ứng giống và người nuôi tôm. Chỉ khi có sự đồng lòng và sự hỗ trợ chặt chẽ từ cộng đồng những bên liên quan, chúng ta mới có thể hy vọng giảm bớt những tác động xấu và đảm bảo sự bền vững của ngành nuôi trồng thủy sản trong tương lai.

Nếu trong quá trình nuôi tôm, bà con gặp bất kỳ khó khăn nào, bà con có thể liên hệ trực tiếp đến HOTLINE 0909 538 514, đội ngũ kỹ sư thủy sản của Biogency luôn sẵn sàng hỗ trợ và đồng hành với mọi vụ nuôi của bà con.

>>> Xem thêm: Tôm nhiễm ký sinh trùng nhận biết bằng cách nào? Một số biện pháp điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả