Vi khuẩn Vibrio Parahaemolyticus gây bệnh trên tôm nguy hiểm như thế nào?

Họ vi khuẩn Vibrio bao gồm nhiều chủng vi khuẩn gây bệnh trên tôm như Vibrio Alginolyticus, Vibrio Vulnificus, Vibrio Parahaemolyticus… Tại bài viết này Biogency sẽ giúp bà con tìm hiểu về chủng vi khuẩn Vibrio Parahaemolyticus là nguyên chính gây bệnh hoại tử gan tụy cấp (hội chứng chết sớm EMS) trên tôm. Bà con hãy cùng Biogency tìm hiểu nhé!

Vi khuẩn Vibrio Parahaemolyticus gây bệnh trên tôm nguy hiểm như thế nào?

Tổng quan về vi khuẩn Vibrio Parahaemolyticus và cơ chế hình thành bệnh EMS trên tôm

Vibrio Parahaemolyticus thuộc họ Vibrionaceae, bộ Vibrionales, lớp Gammaproteobacteria, ngành Proteobacteria, mang đặc điểm gram âm, hình que thẳng hoặc hơi uốn cong, kích thước 0.3-0.5 x 1.4-2.6 μm. Vibrio Parahaemolyticus là nguyên chính gây bệnh hoại tử gan tụy cấp hay còn gọi là hội chứng chết sớm (EMS) trên tôm.

Vi khuẩn Vibrio Parahaemolyticus tấn công tôm theo hai giai đoạn:

  • Giai đoạn đầu: Vibrio parahaemolyticus nhiễm phage tiết ra độc tố làm tôm yếu, mất sức đề kháng.
  • Giai đoạn sau: Thêm đợt tấn công thứ 2 của vi khuẩn, tiết ra độc tố làm rối loạn chức năng gan tụy và hoại tử mô gan tụy tôm chết hàng loạt.

Vi khuẩn Vibrio Parahaemolyticus này có khả năng ký sinh trong đường ruột và tiết ra độc tố khiến gan sưng hoặc teo lại, gây chết hàng loạt từ 90 – 100% ao nuôi.

Cơ chế gây bệnh của Vibrio Parahaemolyticus trên tôm.

Hình 1. Cơ chế gây bệnh của Vibrio Parahaemolyticus trên tôm.

Nguyên nhân và cách nhận biết khi tôm nhiễm vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus

– Nguyên nhân gây bệnh:

Vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus làm rối loạn chức năng và phá hủy các mô gan tụy của tôm, là nguyên nhân gây nên bệnh EMS. Nguyên nhân tôm nhiễm bệnh là:

  • Do con giống kém chất lượng, bị nhiễm bệnh từ tôm bố mẹ (thường biểu hiện bệnh từ tháng đầu tiên).
  • Do việc quản lý ao nuôi kém, màu nước trong không phù hợp với tôm, đất bị phèn, độ pH thấp, thiếu cân bằng khoáng chất, oxy hòa tan thấp,… hoặc do sử dụng hóa chất làm dư lượng độc tố Cypermethrin và Deltamethrin, biểu hiện ở giai đoạn tôm từ 30 – 35 ngày tuổi.

– Dấu hiệu nhận biết:

  • Tôm kém phát triển về kích thước và thường chết đáy.
  • Sức ăn của tôm giảm, bơi lờ đờ, tấp mé, quay đảo sau đó là chết rải rác.
  • Biểu hiện của gan thường thấy như sưng to, mềm nhũn, đổi màu. Có số trường hợp gan bị teo nhỏ và dai.
  • Vỏ mềm, đục cơ.
  • Tôm có khi bị phân trắng kéo dài.

Cách điều trị và phòng ngừa khi tôm nhiễm vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus (bệnh EMS)

– Cách điều trị bệnh (EMS):

Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị tiêu diệt được loại vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus bởi lớp màng bao sinh học của chúng có khả năng chống lại tác dụng của các loại thuốc và phương pháp điều trị khác. Vì thế, bà con cần sử dụng các biện pháp phòng bệnh ngay từ khâu cải tạo ao nuôi cho đến khâu thu hoạch và kết hợp với men vi sinh để ức chế sự phát triển của vi khuẩn Vibrio Parahaemolyticus một cách tốt nhất.

Phương pháp điều trị tham khảo như sau:

  • Xử lý nguồn nước cấp bằng chlorine 20 – 30 ppm.
  • Trong quá trình nuôi nếu hồ tôm bị bệnh có thể xử lý bằng BKC, IOTDINE liều từ  10 – 15 ppm.
  • Trộn Oxytetraxyline liều 5 gr /1kg thức ăn cho ăn trong vòng 3 đến 5 ngày, bổ sung thêm vitamin, điện giải.
  • Tăng cường xi phông để loại bỏ tôm yếu, tôm bệnh, tránh ăn lẫn nhau gây nhiễm chéo.
  • Ổn định lại các chỉ số hóa lý trong ao nuôi nếu chưa đạt.
  • Giảm ăn 50% trong giai đoạn này và sử dụng thêm các sản phẩm men vi sinh hỗ trợ khác như Microbe-Lift AQUA C để ổn định chất lượng nước và hệ sinh thái ao nuôi.
  • Do giai đoạn này tôm yếu, kém ăn và gan tụy kém nên việc dùng men đường ruột để kích thích tôm ăn, tăng khả năng hấp thụ, tăng cường hệ tiêu hóa giúp tôm khỏe hơn và vượt qua giai đoạn bệnh. Xem thêm: Men vi sinh đường ruột nào hiệu quả cho hệ tiêu hóa tôm? >>>

– Cách phòng ngừa tôm nhiễm vi khuẩn EMS:

  • Cải tạo ao nuôi tôm cũ nhiễm bệnh thật kĩ trước khi sử dụng cho vụ nuôi mới.
  • Chọn tôm giống chất lượng, không nhiễm bệnh.
  • Thường xuyên mật độ vi khuẩn Vibrio định kỳ bằng đĩa Chrom Agar.
  • Thường xuyên xi phông đáy để giảm lượng vi khuẩn ở tầng đáy bể ương.
  • Quản lý môi trường nước ao nuôi với các thông số phù hợp.
  • Trong giai đoạn 30-35 ngày dễ nhiễm vi khuẩn cần thăm ao, kiểm tra sức khỏe tôm thường xuyên.

Chủ động phòng ngừa bệnh là cách tốt nhất để thu hoạch tôm thành công.

Hình 2. Chủ động phòng ngừa bệnh là cách tốt nhất để thu hoạch tôm thành công.

Hy vọng bài viết trên đây giúp bà con nhận biết kịp thời dấu hiệu khi tôm nhiễm vi khuẩn Vibrio Parahaemolyticus và hiểu nguồn gốc gây nên bệnh EMS trên tôm để có những phương pháp điều trị và phòng ngừa phù hợp. Nếu có khó khăn trong quá trình nuôi tôm, bà con có thể liên hệ ngay số HOTLINE 0909 538 514, đội ngũ kỹ sư thủy sản của Biogency luôn sẵn sàng hỗ trợ và đồng hành với mọi vụ nuôi của bà con.

>>> Xem thêm: Ký sinh trùng EHP: Hiểm họa với ngành nuôi tôm ở nước ta