Bệnh ký sinh trùng 2 tế bào ở tôm Gregarinosis (hay Gregerine)

Tôm bị nhiễm bệnh ký sinh trùng 2 tế bào Gregerine cường độ nhẹ không thể hiện rõ dấu hiệu bệnh lý rõ ràng, thường thể hiện tôm chậm lớn. Khi tôm bị bệnh nặng có thể xảy ra hiện tượng chết rải rác. Hãy cùng BIOGENCY tìm hiểu chi tiết hơn về loại bệnh này qua bài viết dưới đây.

Bệnh ký sinh trùng 2 tế bào ở tôm Gregarinosis (hay Gregerine)

Tác nhân gây bệnh ký sinh trùng 2 tế bào ở tôm Gregarinosis

Gregarine thuộc lớp trùng 2 tế bào: Eugregarinida Gregarine ký sinh chủ yếu trong ruột động vật không xương sống tập trung ở ngành chân đốt Arthropoda và giun đốt Annelia (John và ctv,1979). Gregarines thường ký sinh ở trong ruột tôm sống trong tự nhiên.

Gregarine ký sinh ở tôm thẻ có ít nhất 3 giống: Nematopsis spp (hình 90), Cephalolobus spp, Paraophiodina spp.

Cấu tạo Gregarine

Ở giai đoạn trưởng thành hay thể dinh dưỡng gồm có 2 tế bào: Tế bào phía trước (Protomerite – P) có cấu tạo phức tạp gọi là đốt trước (Epimerite – E) nó là cơ quan đính của ký sinh trùng và tế bào phía sau (Deutomerite – D).

Bệnh ký sinh trùng 2 tế bào ở tôm Gregarinosis (hay Gregerine)
Trùng hai tế bào- Nematopsis sp: A,B- thể dinh dưỡng trong ruột tôm sú, tôm thẻ ở Hải Phòng 12/1995; C- Hạt bảo tử (Sporozoit); D- Kén giao tử (Gametocyst); E- Thể dinh dưỡng trong dạ dày tôm sú (mẫu cắt mô dạ dày) Nghệ An 7/2002.

Chu kỳ sống của Gregarine trong tôm

Phần lớn Gregarine có chu kỳ sống trực tiếp (John và ctv,1979). Tuy nhiên, có 1 số loài gây bệnh trên động vật giáp xác có vật chủ trung gian là thân mềm. Khi tôm ăn thức ăn là vật nuôi trung gian đã nhiễm bào tử (spore) của Gregarine. Bào tử trong thức ăn nảy mầm thành hạt bào tử (Sporozoite) bám vào thành và tế bào biểu mô của ruột trước.

Trong giai đoạn cá thể dinh dưỡng (Trophozoite), chúng qua 3 giai đoạn sinh trưởng (Trophont) sẽ hình thành một số bào tử và chúng lại phóng bào tử vào ruột và dạ dày, di chuyển về ruột sau, tiếp tục giai đoạn bào tử của ký sinh trùng. Ruột sau mỗi bào tử phát triển thành một kén giao tử (Gametocyst) gồm có các giao tử nhỏ và giao tử lớn. Khi kén giao tử vỡ ra, các giao tử trộn lẫn và hình thành các hợp tử (Zygote) được phóng ra ngoài môi trường.

Các hợp tử (Zygospore) là thức ăn của nhuyễn thể hai vỏ và giun đốt (Polydora cirrhosa) chúng là các động vật sống ở đáy ao tôm. Ruột của nhuyễn thể hoặc giun đốt bắt đầu nhiễm Gregarine và hình thành các bào tử trong tế bào biểu mô. Kén bào tử (Sporocyste) phóng vào phân giả của nhuyễn thể là thức ăn của tôm hoặc các giun đốt nhiễm kén bào tử là thức ăn của tôm. Tiếp tục hạt bào tử được phóng vào ruột dạ dày của tôm và tiếp tục một chu kỳ mới của Gregarine.

Những hạt bào tử phát triển ở giai đoạn thể dinh dưỡng trong ruột (Nematopsis spp và Paraophioidina spp) hoặc dạ dày sau (Cephalolobus spp) của tôm.

Dấu hiệu bệnh lý

Tôm nhiễm trùng 2 tế bào cường độ nhẹ không thể hiện rõ dấu hiệu bệnh lý rõ ràng, thường thể hiện tôm chậm lớn.

Bệnh ký sinh trùng 2 tế bào ở tôm Gregarinosis (hay Gregerine)
Tôm bị nhiễm bệnh ký sinh trùng 2 tế bào Gregerine.

Khi tôm bị bệnh nặng Nematopsis sp với cường độ > 100 hạt bào tử/con, dạ dày và ruột có chuyển màu hơi vàng hoặc trắng, có các điểm tổn thương ở ruột tạo điều kiện cho vi khuẩn Vibrio xâm nhập gây hoại tử thành ruột, tôm có thể thải ra phân trắng, nên người nuôi tôm gọi là bệnh phân trắng, bệnh có thể gây cho tôm chết rải rác.

Phân bố lan truyền của bệnh

Bệnh Gregarine xuất hiện ở tôm biển nuôi ở Châu á, Châu Mỹ. Bệnh thường xảy ra ở các hệ thống ương giống và ao nuôi tôm thịt. Theo Tseng (1987) cho biết Gregarine đã gây bệnh ở tôm sú (P. monodon) nuôi trong ao. Mức độ nhiễm bệnh của tôm nuôi rất cao có trường hợp tỷ lệ nhiễm bệnh 100%.

Bệnh đã gây hậu quả làm giảm năng suất nuôi, do Gregarine đã làm cho tôm sinh trưởng chậm.

Ở Việt Nam, kiểm tra tôm thẻ, tôm sú nuôi có nhiễm Nematopsis sp ở ruột và dạ dày, mức độ nhiễm rất cao, tỷ lệ từ 70-100%, bệnh đã xảy ra nhiều trong các ao nuôi tôm sú bán thâm canh ở cuối chu kỳ nuôi (theo Bùi Quang Tề, 1998, 2002). Tháng 6-7 năm 2002 ở huyện Tuy Hòa, Phú Yên có khoảng 450 ha (60%) tôm bị bệnh phân trắng, chết rải rác, phòng trị không đạt yêu cầu (theo báo cáo của chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản Phú Yên tháng 7/2002).

Bệnh phân trắng ở tôm nguyên nhân đầu tiên do trùng hai tế bào làm gây tổn thương thành ruột, dạ dày của tôm kết hợp với môi trường ô nhiễm lượng Vibrio phát triển gia tăng, tôm ăn thức ăn nhiễm Vibrio vào dạ dày ruột, vi khuẩn nhân cơ hội gây hoại tử thành ruột có màu vàng hoặc trắng.

Cách chẩn đoán bệnh Gregarinosis

Kiểm tra dưới kính hiển vi độ phóng đại thấp 100 lần phát hiện thể dinh dưỡng, bào tử và kén bào tử ký sinh trong dạ dày, ruột.

Phòng và trị bệnh ký sinh trùng 2 tế bào ở tôm Gregarinosis

Để phòng trị bệnh Gregarine bà con nên áp dụng biện pháp phòng bệnh tổng hợp. Trong các ao trại ương tôm giống, thức ăn tươi sống có chứa mầm bệnh như nhuyễn thể, cần phải khử trùng bằng cách nấu chín. Vệ sinh đáy bể, ao thường xuyên để diệt các mầm bệnh có trong phân tôm.

Để phòng trị bệnh ký sinh trùng 2 tế bào ở tôm Gregarinosis cũng như các bệnh khác ảnh hưởng đến nặng suất mùa vụ, hãy liên hệ đến HOTLINE 0909 538 514, BIOGENCY luôn sẵn sàng hỗ trợ bà con. Chúc bà con nuôi tôm hiệu quả!

>>> Xem thêm: Các loại thuốc xổ ký sinh trùng cho tôm