Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tôm chậm lớn, trong đó, việc lạm dụng kháng sinh liên tục ở liều lượng cao trong quá trình nuôi được được ghi nhận là nguyên nhân phổ biến nhất. Hãy cùng tìm hiểu cụ thể hơn về tác động của thuốc kháng sinh đối với tôm, cũng như cách để khắc phục tình trạng tôm chậm lớn trong bài viết dưới đây.
Lạm dụng kháng sinh làm tôm chậm lớn và thiệt hại kinh tế với người nuôi
Trong nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi tôm nói riêng, kháng sinh được sử dụng nhằm mục đích kiểm soát vi khuẩn gây bệnh bằng cách ức chế quá trình tổng hợp thành tế bào, đồng thời ức chế chức năng của màng tế bào và màng nguyên sinh chất của vi khuẩn. Với hệ phi bào, kháng sinh có tác dụng gây rối loạn, ức chế quá trình tổng hợp protein và nhân tế bào của vi khuẩn.
Các loại kháng sinh thường sử dụng trong nuôi trồng thủy sản có thể kể đến như nhóm Quynolone, Tetracycline, Sulfonamid, Erythromycin… Mặc dù vi sinh có những vai trò riêng trong nuôi tôm, tuy nhiên không ít hộ nuôi tôm đã và đang lạm dụng kháng sinh một cách bừa bãi:
- Sử dụng kháng sinh như loại thuốc thường xuyên trong vụ nuôi
- Sử dụng kháng sinh kể cả khi tôm chưa bị bệnh như một cách để phòng ngừa trước
- Kết hợp nhiều loại kháng sinh mà không hiểu cơ chế về tính đối kháng của thuốc
- Sử dụng kháng sinh với liều lượng cao
Hoặc bà con nuôi tôm chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng kháng sinh, nên khi tôm bị bệnh, nhiều người thường nghe theo đại lý, người nuôi khác sử dụng kháng sinh không đúng cách. Từ đó, gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng đối với tôm, sức khỏe con người cũng như môi trường sống.
Trong đó, với tôm nói riêng, lạm dụng kháng sinh sẽ làm giảm khả năng chuyển hóa thức ăn và giảm khả năng hấp thụ, khiến tôm bị chai, dẫn đến tình trạng tôm chậm lớn, gây thiệt hại cho người nuôi. Đồng thời, lạm dụng kháng sinh làm hệ vi khuẩn đường ruột kém, làm tăng hệ số thức ăn FCR (số thức ăn tốn để thu lại 1kg tôm thịt) làm tăng giá thành, tăng thiệt hại kinh tế cho người nuôi tôm. Chưa kể, với tôm xuất khẩu, dư lượng kháng sinh khiến tôm không xuất được hoặc nếu xuất khẩu sẽ thường bị thương lái ép giá.
Hình 1. Lạm dụng kháng sinh là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tôm chậm lớn.
Nếu biết cách sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, bà con hoàn toàn có thể kiểm soát tốt, tránh được tình trạng tôm chậm lớn cũng như các rủi ro cho sức khỏe và môi trường. Tuy nhiên, trên thực tế, rất nhiều bà con sử dụng kháng sinh không đúng do thiếu thông tin, không được cập nhật và thường sử dụng theo cảm tính.
Chẳng hạn, khi quan sát bằng mắt thường, nhận thấy tôm có dấu hiệu bất thường bà con liền bổ sung kháng sinh để phòng bệnh. Hoặc thiếu thông tin về vi khuẩn, bà con thường chẩn đoán dựa vào thay đổi của tôm, dẫn đến việc sử dụng thuốc kháng sinh tùy tiện hoặc sai liều vô cùng nghiêm trọng.
Ngoài ra, nếu sử dụng liều lượng quá cao sẽ gây độc cho tôm, liều lượng quá thấp lại làm vi khuẩn kháng thuốc… Quá trình này lặp đi lặp lại khiến dư lượng kháng sinh trong tôm ngày một tăng.
Cách khắc phục tình trạng tôm chậm lớn do lạm dụng kháng sinh
Suy cho cùng, mục đích chính của việc sử dụng kháng sinh là để kiểm soát dịch bệnh. Và thông thường, người nuôi tìm đến kháng sinh khi tôm gặp vấn đề. Do đó, để tránh tình trạng tôm chậm lớn, điều đầu tiên cần làm là hạn chế sử dụng kháng sinh. Nhờ đó, tôm mới có thể phát triển khỏe mạnh, tăng trưởng tốt nhất.
Vì vây, bà con nên có biện pháp phòng ngừa ngay từ giai đoạn ban đầu kết hợp sử dụng men vi sinh để cải thiện môi trường ao tôm.
– Phòng ngừa ngay từ giai đoạn khởi đầu
Để ngăn ngừa mầm bệnh, hạn chế dùng kháng sinh, bà con cần chú ý ngay từ giai đoạn khởi đầu với một số lưu ý quan trọng như:
- Chuẩn bị, tẩy dọn, xử lý ao nuôi tốt, cẩn thận, đúng kỹ thuật.
- Xử lý nguồn nước tránh để tiềm ẩn mầm bệnh.
- Lựa chọn giống tôm từ nơi sản xuất uy tín, kiểm soát chất lượng giống tốt.
- Không thả tôm với mật độ quá dày.
- Nguồn thức ăn của tôm cần đảm bảo, bảo quản tốt, không dùng thức ăn mốc.
- Cho ăn với lượng vừa đủ, tránh dư thừa.
- Xem thêm: Xử lý nước ngay từ đầu vụ nuôi giúp tôm phát triển khỏe, đề kháng cao.
Hình 2. Hạn chế dùng kháng sinh bằng cách phòng ngừa ngay từ giai đoạn đầu.
– Bổ sung men vi sinh cho ao tôm – Giải pháp giúp tôm khỏe, tăng lượng thịt
Bên cạnh các bước trên, bà con cần quản lý chặt chẽ môi trường ao nuôi bằng cách sử dụng men vi sinh. Men vi sinh nên được tích hợp các chủng vi sinh có vai trò làm sạch ao nuôi, loại bỏ khí độc, ức chế vi sinh vật gây bệnh, tạo được hệ sinh thái ao nuôi cân bằng. Có vậy tôm mới phát triển khỏe mạnh, bà con không lo lắng về rủi ro kháng sinh và các ảnh hưởng khác.
Bà con có thể tham khảo các sản phẩm men vi sinh đến từ thương hiệu Microbe-Lift gồm:
- Microbe-Lift AQUA C – Men vi sinh làm sạch nước ao tôm
- Microbe-Lift AQUA N1 – Men vi sinh xử lý khí độc ao tôm
- Microbe-Lift AQUA SA – Men vi sinh xử lý bùn đáy và nhớt bạt ao tôm
- Microbe-Lift DFM – Men vi sinh đường ruột cho tôm
Hình 3. 4 dòng sản phẩm men vi sinh Microbe-Lift cho ao tôm đang được BIOGENCY cung cấp.
Men vi sinh Microbe-Lift là sản phẩm được nghiên cứu, phát triển bởi Ecological Laboratories INC (Viện Nghiên Cứu Sinh Thái Hoa Kỳ). Sản phẩm chứa các chủng vi sinh sau khi phân lập là độc nhất, mang giá trị cốt lõi riêng. Mỗi sản phẩm được tích hợp đa dạng chủng vi sinh, được chọn lọc kỹ lưỡng. Đặc biệt, men vi sinh Microbe-Lift sử dụng công nghệ chiếu sáng độc quyền giúp vi sinh tăng tính năng và hiệu suất xử lý ở tải lượng cao, có khả năng thích nghi với nhiều môi trường.
Với Microbe-Lift, bà con không cần nuôi cấy phức tạp, không đòi hỏi bảo quản phòng lạnh, hoàn toàn dễ sử dụng. Liều lượng được đội ngũ kỹ thuật viên tư vấn dựa vào tình trạng, mật độ cũng như giống tôm.
Hy vọng qua bài viết này bà con đã hiểu thêm vấn đề về tôm chậm lớn do lạm dụng kháng sinh. Nếu bà con có bất kỳ thắc mắc nào, cần tư vấn cụ thể hơn về tình trạng của tôm cũng như giải pháp xử lý bằng men vi sinh, hãy liên hệ ngay đến chúng tôi qua HOTLINE 0909 538 514 để được hỗ trợ sớm nhất.
>>> Xem thêm: Lợi ích khi sử dụng vi sinh vật trong nuôi tôm