Bổ sung khoáng cho tôm rất cần thiết, vì sao?

Bổ sung khoáng cho tôm là một việc không thế thiếu trong quá trình nuôi tôm. Nhưng không phải bất kỳ bà con nuôi tôm nào cũng hiểu lý do vì sao cần phải bổ sung khoáng cho tôm. Trong bài viết dưới đây, BIOGENCY sẽ lý giải câu hỏi trên và giúp bà con bổ sung khoáng cho tôm một cách hiệu quả!

Bổ sung khoáng cho tôm rất cần thiết, vì sao?

Khoáng cho tôm là gì? Phân loại

Khoáng cho tôm là tên gọi tắt của một nhóm chất cần thiết cho sự phát triển của tôm. Tôm bị thiếu khoáng sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe tôm nuôi.

Hiện nay, khoáng chất cho tôm được phân chia làm 2 loại chính, bao gồm:

  • Khoáng vi lượng: Là những khoáng như Cu, Fe, Mn, Ni,…
  • Khoáng đa lượng: Là những khoáng như Ca, P, L, Mg,…

Trong đó, các loại khoáng cho tôm được xem là thiết yếu nhất cho tôm nuôi có thể kể đến như Fe, Ca, Cu, P, Mg, K và Zn,… Mỗi chất khoáng khác nhau sẽ đóng vai trò nhất định trong quá trình nuôi tôm.

Bổ sung khoáng cho tôm rất cần thiết, vì sao?
Khoáng cho tôm chỉ những nhóm chất cần thiết cho sự phát triển của tôm.

Bổ sung khoáng cho tôm rất cần thiết, vì sao?

Mặc dù, trong thực tế thì tôm có khả năng hấp thu khoáng chất từ môi trường nước bên ngoài hoặc thông qua thức ăn. Đồng thời, tôm còn có thể trao đổi áp suất thẩm thấu trong môi trường nước để đáp ứng lượng khoáng cho tôm. Tuy nhiên, nhu cầu về khoáng chất của tôm vẫn rất cao.

Sau mỗi lần tôm lột xác, chúng cần một lượng khoáng để cứng vỏ. Do đó, nếu chỉ hấp thu lượng khoáng trong tự nhiên thì sẽ không có đủ khả năng để đáp ứng mô hình nuôi tôm công nghệ cao như hiện nay. Chính vì thế, bổ sung khoáng cho tôm là một việc vô cùng cần thiết để giúp tôm phát triển đồng đều và đảm bảo vụ nuôi đạt năng suất cao.

Bổ sung khoáng cho tôm rất cần thiết, vì sao?
Bổ sung khoáng cho tôm giúp tôm phát triển đồng đều và góp phần nâng cao năng suất vụ nuôi.

Mặt khác, những loại khoáng cho tôm như Kali, Canxi hay Magie là những thành phần quan trọng đối với cấu tạo cơ thể của tôm từ lớp vỏ cho đến cơ thịt. Để có thể lớn lên và phát triển, tôm cần phải trải qua giai đoạn lột vỏ. Đây cũng là lúc tôm nhạy cảm nhất và cần được bổ sung khoáng cho tôm để hình thành lớp vỏ mới cũng như phục hồi sức khỏe. Nếu thiếu khoáng, tôm dễ bị cong thân đục cơ hay dị hình dị dạng.

Khi tôm bước vào giai đoạn 20 ngày trở đi, chúng lột vỏ và phát triển mạnh mẽ hơn. Đồng thời, giai đoạn này môi trường nước cũng bị biến động do lượng khoáng cho tôm bị thiếu hụt, khiến tôm lột xong khó để cứng vỏ lại. Do đó, bà con cần luôn sẵn sàng để bổ sung khoáng cho tôm vào môi trường nước hay có tôm ăn mỗi ngày để duy trì sức khỏe ổn định và phát triển đồng đều.

Bổ sung khoáng cho tôm sao cho hiệu quả?

Có 2 cách để bổ sung khoáng cho tôm là:

  • Tạt trực tiếp vào ao nuôi: Tôm có thể trực tiếp hấp thụ khoáng từ môi trường nước thông qua mang.
  • Trộn khoáng vào thức ăn cho tôm: Cách này phù hợp để bổ sung khoáng cho tôm trong trường hợp ao nuôi có độ mặn thấp, tôm khó hấp thu khoáng hòa tan từ môi trường nước.

Nước ao nuôi có độ mặn thấp hoặc cao nhưng nếu có nồng độ khoáng chất tối ưu cùng với tỷ lệ ion thích hợp thì không cần phải bổ sung thêm khoáng. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi tôm, những khoáng chất này sẽ bị mất đi do hấp thụ đất, thoát nước khi thu hoạch tôm, rò rỉ,…

Do đó, trước khi tiến hành bổ sung khoáng cho tôm, bà con cần phải thường xuyên đánh giá hàm lượng khoáng chất tồn tại trong nước ao. Bà con nên tính toán để biết được nồng độ ion với độ mặn mong muốn và liều lượng sản phẩm khoáng được sử dụng để bổ sung ion. Nên chọn những sản phẩm khoáng chất có thành phần, hàm lượng cũng như nguồn gốc rõ ràng.

Ngoài ra, bà con nên lựa chọn những loại khoáng cho tôm ở dạng tinh thể và dễ hòa tan trong nước, hoặc trộn vào thức ăn để nâng cao hiệu quả hơn. Trong giai đoạn tôm lột xác, cần bổ sung khoáng vào thời điểm ban đêm từ 10 đến 12 giờ. Nếu nhận thấy tôm có dấu hiệu bị mềm vỏ, khó lột xác thì nên tạt thêm vôi bột xuống ao và kết hợp với bổ sung khoáng cho tôm vào thức ăn.

Bổ sung khoáng cho tôm rất cần thiết, vì sao?
Bổ sung khoáng để thúc đẩy giai đoạn lột xác ở tôm.

Mặt khác, khi bổ sung khoáng cho tôm, bà con cần lưu ý một số điểm sau:

  • Đảm bảo tỷ lệ Na:K đạt 28:1 và Mg:Ca đạt 3,1:1.
  • Bổ sung định kỳ P để hạn chế tình trạng tôm khó lột xác.
  • Trong khoảng thời gian 30-65 ngày, nếu tôm tăng trưởng chậm thì chứng tỏ thiếu Ca, Mg, cần bổ sung chúng bằng cách trộn vào thức ăn với liều lượng 5ml/kg theo tần suất 2 lần/ngày. Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng CaCl2 và MgCl2 để tăng khoáng cho tôm>>>

Bổ sung khoáng cho tôm là việc cần thiết trong mỗi vụ nuôi tôm. Cách sử dụng và liều lượng sẽ tùy vào điều kiện môi trường của mỗi ao nuôi. Để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết, bà con hãy liên hệ ngay đến HOTLINE 0909 538 514, BIOGENCY luôn sẵn sàng hỗ trợ quý bà con.

>>> Xem thêm: Cách nhận biết tôm thiếu khoáng và bổ sung

Trả lời