Vai trò của các khoáng chất cho tôm

Khoáng chất cho tôm là một phần thiết yếu giúp tôm sinh trưởng ổn định và khỏe mạnh. Mỗi khoáng chất sẽ có những vai trò riêng biệt. Hãy cùng Biogency tìm hiểu về vai trò của các khoáng chất cho tôm và một số lưu ý khi bổ sung khoáng chất để đảm bảo hiệu quả vụ nuôi nhé!

Vai trò của các khoáng chất cho tôm

Khoáng chất cho tôm là gì? Vì sao cần bổ sung khoáng chất cho tôm?

– Khoáng chất cho tôm là gì?

Khoáng chất cho tôm là tên gọi chung để chỉ những chất cần thiết cho tôm. Theo đó, các chuyên gia đã phân chia các loại khoáng chất cho tôm thành 2 nhóm, bao gồm:

  • Khoáng vi lượng: Là những chất dinh dưỡng vô cơ mà tế bào và mô cần một lượng tương đối nhỏ, tuy nhiên không thể thiếu cho sinh trưởng tế bào và mô. Ví dụ như Cu, Fe, Mn, Ni,…
  • Khoáng đa lượng: Là những chất dinh dưỡng mà các tế bào, mô cần số lượng nhiều. Ví dụ như Ca, P, L, Mg,…

Trong đó, những khoáng chất được xem là cần thiết cho tôm nuôi có thể kể đến như Fe (Sắt), Ca (Canxi), P (Photpho), Cu (Đồng), Mg (Magie), Zn (Kẽm), K (Kali),… Mỗi khoáng chất sẽ có những vai trò khác nhau trong nuôi tôm.

– Vì sao cần bổ sung khoáng chất cho tôm?

Khoáng chất là một yếu tố hỗ trợ hình thành vỏ tôm (hình thành chủ yếu từ CaCO3, một lượng ít Mg, P), đồng thời giúp cân bằng áp suất thẩm thấu. Mặt khác, khoáng là một thành phần trong cấu trúc của các mô, co cơ và truyền xung động thần kinh.

Khoáng chất cho tôm được xem là một thành phần thiết yếu cho các Vitamin, Enzyme, kích thích sắc tố và hỗ trợ quá trình chuyển hóa, xúc tác và hoạt hóa Enzyme. Do đó, việc bổ sung khoáng chất cho tôm là việc vô cùng cần thiết để bù vào lượng khoáng sử dụng trong quá trình tôm lột xác.

Vai trò của các khoáng chất cho tôm
Cung cấp khoáng chất cho tôm để bù cho lượng khoáng tôm sử dụng trong quá trình lột xác.
  • Canxi (Ca): Hỗ trợ cho quá trình hình thành vỏ kitin của tôm. Đồng thời, Canxi còn tham gia vào quá trình co cơ, đông máu, dẫn truyền thông tin thần kinh và duy trì áp suất thẩm thấu.
  • Phục vụ cho quá trình biến dưỡng những chất dinh dưỡng trong cơ thể và tham gia vào cấu trúc Phosphate hữu cơ như: Phospholipid, Nucleotide, Coenzyme, DNA hay các acid nhân và tham gia trực tiếp trong những phản ứng tạo năng lượng cho tế bào.
  • Các loại khoáng chất như Natri (Na) và Kali (K) góp phần vào quá trình điều hòa áp suất thẩm thấu và hoạt động enzyme Na+/K+ ATPase trong tế bào. Bên cạnh đó, những khoáng chất này còn giúp cân bằng acid – bazơ, duy trì cấu trúc của màng tế bào. Trong đó:
    + Natri có vai trò trong dẫn truyền xung động thần kinh cơ dẫn truyền thần kinh.
    + Kali có vai trò trong quá trình trao đổi chất của tôm. Khi thiếu Kali, tôm thẻ chân trắng sẽ có biểu hiện biếng ăn, hoạt động kém, tăng trưởng chậm hay thậm chí có thể dẫn đến tôm chết.
  • Kẽm (Zn): Thành phần dinh dưỡng cần thiết cho quá trình trao đổi chất như tăng trưởng, phát triển và miễn dịch không đặc hiệu ở tôm. Ngoài ra, đây cũng là thành phần cấu tạo enzyme Carbonic Anhydrase (xúc tác phản ứng hydrat hóa) giúp tăng khả năng vận chuyển CO2 và kích thích tiết HCl cho dạ dày. Khi tôm bị thiếu Kẽm tôm, khả năng bắt mồi sẽ suy giảm, tăng trưởng chậm, giảm sức sống và khả năng sinh sản.
  • Mangan (Mn): Thành phần thiết yếu của một số loại enzyme như Pyruvate Carboxylase, Lipase,… Không những vậy, đây còn là thành phần cấu thành enzyme trong chuyển hóa Lipid, Protein và Carbohydrate. Tôm bị thiếu hụt Mangan sẽ giảm khả năng bắt mồi, giảm tăng trưởng, thân ngắn, còi cọc, dễ bị dị hình và tăng tỷ lệ chết.
  • Selenium (Se): Se và Vitamin E tham gia vào quá trình trao đổi Lipid ở tôm. Khoáng chất này có chức năng chống lại quá trình tự oxy hóa của lipid màng tế bào và là một thành phần chính trong cấu thành enzyme Glutathione Peroxidase. Tôm bị thiếu hụt Selenium sẽ làm giảm Glutathione, dễ bị stress, giảm tăng trưởng và tăng tỷ lệ chết.
  • Coban (Co): Tôm không có khả năng tự sản xuất Vitamin B12, do đó khoáng chất này cần được bổ sung trong khẩu phần ăn, đóng vai trò như chất dinh dưỡng cần thiết giúp các vi sinh vật hỗ trợ tổng hợp Vitamin B12 cho tôm.
  • Sắt (Fe): Đây là thành phần dinh dưỡng quan trọng, cần thiết cho chức năng của tất cả các cơ quan và mô trong cơ thể tôm.

Lưu ý khi bổ sung khoáng chất cho tôm

Việc bổ sung khoáng chất cho tôm vào khẩu phần ăn phụ thuộc vào khả năng hữu dụng sinh học của các loại khoáng chất trong môi trường nước. Có nghĩa rằng, nếu lượng khoáng chất này dồi dào thì không cần phải bổ sung vào khẩu phần ăn cho tôm. Do đó, bà con khi bổ sung khoáng chất cho tôm, cần lưu ý một số yếu tố sau:

  • Nếu môi trường nước ao có độ mặn xấp xỉ 4‰ thì cần bổ sung khoảng 5-10mg K+/l và 10-20mg Mg2+/l để đảm bảo tôm tăng trưởng ổn định và tỷ lệ sống cao.
  • Tỷ lệ Na:K của nước ao phải đạt 28:1 và Mg:Ca phải đạt 3,1:1.
  • Những vùng có độ mặn thấp, tôm sẽ khó khăn khi lấy muối khoáng hòa tan trong nước, vì vậy cần bổ sung trực tiếp vào khẩu phần ăn.
  • K+ thường thiếu hụt trong môi trường nước độ mặn thấp, do đó nên bổ sung khoảng 1% vào khẩu phần ăn của tôm.
  • Không cần bổ sung Ca trong môi trường nước có độ mặn cao. Mặt khác, tỷ lệ Ca có thể ảnh hưởng đến sự hữu dụng của P, vì vậy tỷ lệ Ca trong khẩu phần không nên lớn hơn 2,5%. Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng CaCl2 và MgCl2 để tăng khoáng cho tôm>>>

Với những chia sẻ trên, hy vọng bà con đã hiểu được vai trò cụ thể của từng loại khoáng chất cho tôm, cũng như một số điểm đáng lưu ý khi bổ sung khoáng chất cho tôm. Mọi thắc mắc trong quá trình nuôi tôm, bà con có thể liên hệ ngay đến HOTLINE 0909 538 514 để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết.

>>> Xem thêm: Cách nhận biết tôm thiếu khoáng và bổ sung