Tổng hợp các loại nước thải điển hình áp dụng QCVN 40:2011/BTNMT

QCVN 40:2011/BTNMT là gì? Những loại nước thải nào cần phải áp dụng theo quy chuẩn xả thải này? Hãy cùng BIOGENCY tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Tổng hợp các loại nước thải điển hình áp dụng QCVN 40:2011/BTNMT

QCVN 40:2011/BTNMT là gì?

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 40:2011/BTNMT là quy định giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải.

Nước thải công nghiệp là sản phẩm của các ngành công nghiệp như: chế biến thực phẩm, đồ uống, kim loại,…do đó trong nước thải chứa rất nhiều chất ô nhiễm, chất hữu cơ khó phân hủy và kể cả chất độc hại.

Để tuân thủ luật pháp hiện hành, mọi chất gây ô nhiễm hữu cơ và vô cơ đối với nước sử dụng trong sản xuất công nghiệp phải được quản lý. Chất hữu cơ, kim loại và những thứ tương tự có trong nước thải phải được loại bỏ trước khi nước có thể được thải trở lại đất liền, vào các vùng nước hoặc tái sử dụng một cách an toàn trong các hoạt động của nhà máy.

Tổng hợp các loại nước thải điển hình áp dụng QCVN 40:2011/BTNMT

Giải pháp sinh học BIOGENCY mang đến những giải pháp tối ưu và hiệu quả trong xử lý nước thải và xử lý môi trường. Với hơn 17 năm hoạt động, BIOGENCY đã thành công trong nhiều dự án xử lý nước thải công nghiệp, đưa nước thải đầu ra đạt chuẩn theo QCVN 40:2011/BTNMT. Điển hình là những loại nước thải khó xử lý như: chế biến thủy sản, dệt nhuộm, sản xuất sơn, linh kiện điện tử,…

– Nước thải ngành chế biến thủy sản:

Đặc thù nước thải ngành này là chỉ tiêu Nitơ rất cao, khó xử lý nếu công nghệ và điều kiện vận hành trong hệ thống không đảm bảo.

Chỉ tiêu Đơn vị Đầu ra HT QCVN QCVN 40:2011/BTNMT- Cột B Vượt
N – NH4+ mg/l 102.5 10 10.25 lần
Tổng Nitơ mg/l 152 40 3.8 lần
N – NO3- mg/l 40.4
COD mg/l 240 150 1.6 lần

Hệ thống sử dụng công nghệ: kỵ khí – hiếu khí.

Tổng hợp các loại nước thải điển hình áp dụng QCVN 40:2011/BTNMT
Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải chế biến thủy sản.

Vấn đề của hệ thống:

  • Bể hiếu khí thường xuyên nổi bọt trắng do sốc tải đầu vào.
  • Khả năng lắng bùn (SV30) bông bùn mịn và hơi khó lắng.
  • Hiệu suất xử lý của bể kỵ khí khá thấp.
  • Đầu ra hệ thống bị vượt các chỉ tiêu: COD, Tổng Nitơ, Amoni.

Sau 1 tháng thực hiện theo phương án của BIOGENCY đưa ra, nhà máy sử dụng kết hợp 3 dòng sản phẩm nào của Microbe-Lift: Microbe-Lift BIOGAS, Microbe-Lift INDMicrobe-Lift N1. Kết quả như mong đợi, bể hiếu khí hết nổi bọt, bùn lắng nhanh và nước trong, chỉ tiêu Nitơ đã cải thiện rõ rệt và đạt QCVN 40:2011/BTNMT cột B.

Bảng phân tích các chỉ số ô nhiễm đầu ra sau khi áp dụng giải pháp xử lý của BIOGENCY so với QCVN 40:2011/BTNMT cột B:

Chỉ tiêu Đơn vị Đầu ra HT QCVN 40:2011/BTNMT- Cột B
N – NH4+ mg/l KPH 10
Tổng Nitơ mg/l 26 40
N – NO3- mg/l 55.8
COD mg/l 67 150
Tổng hợp các loại nước thải điển hình áp dụng QCVN 40:2011/BTNMT
Hình ảnh nước thải tại bể hiếu khí sau xử lý.

– Nước thải ngành sản xuất sơn:

Nước thải sơn chứa hàm lượng COD cực kỳ cao và khó xử lý, COD tồn tại ở nhiều dạng và khó phân hủy sinh học.

Chỉ tiêu Đơn vị Đầu ra HT QCVN 40:2011/BTNMT- Cột B Ngưỡng cho phép xả vào KCN Vượt
COD mg/l 355 150 200 1.8 lần

Công nghệ xử lý: A-O.

Tổng hợp các loại nước thải điển hình áp dụng QCVN 40:2011/BTNMT
Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải ngành sản xuất sơn.

Vấn đề của hệ thống:

  • Bể hiếu khí thường xuyên nổi bọt trắng do sốc tải đầu vào.
  • Khả năng lắng bùn (SV30) bông bùn mịn và hơi khó lắng.
  • Hiệu suất xử lý của bể kỵ khí khá thấp.
  • Đầu ra hệ thống bị vượt chỉ tiêu COD 1.8 lần.

BIOGENCY tư vấn khách hàng điều chỉnh một số yếu tố vận hành và sử dụng Enzyme phân hủy chất hữu cơ Bio-Choice BA để tăng khả năng xử lý COD. Kết quả COD đã cải thiện rõ rệt, tuy không xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT – Cột B nhưng vẫn ở ngưỡng cho phép.

Chỉ tiêu Đơn vị Đầu ra HT QCVN 40:2011/BTNMT- Cột B Ngưỡng cho phép xả vào KCN
COD mg/l 200 150 200

– Nước thải ngành sản xuất linh kiện điện tử:

Do trong quá trình sản xuất có sử dụng các hóa chất chứa gốc Nito nên trong nước thải hàm lượng Nitơ khá cao và khó xử lý.

Chỉ tiêu Đơn vị Đầu ra HT QCVN 40:2011/BTNMT- Cột B Vượt
N – NH4+ mg/l 51.8 10 5.2 lần
Tổng Nitơ mg/l 61.6 40 1.5 lần

Vấn đề hệ thống đang gặp phải:

  • Hệ thống thiết kế ban đầu không có đường tuần hoàn N-Nitrat từ hiếu khí về thiếu khí.
  • Bùn vi sinh hiện tại ở các bể sinh học rất ít, chủ yếu là TSS. Các bể sinh học có dấu hiệu phân hủy kỵ khí màu nước chuyển sang đen và phát sinh mùi hôi.
  • Nước đầu ra chỉ tiêu Amoni và tổng Nitơ vượt so với QCVN.

Sau khi điều chỉnh lại hệ thống, bổ sung bùn nền và vi sinh Microbe-Lift để thực hiện nuôi cấy lại từ đầu. Kết quả sau 02 tuần khởi động hệ thống xử lý nước thải, bùn đã đạt 25%. Bông bùn to hơn, lắng nhanh, nước trong. Amonia và Tổng Nitơ đầu ra bể lắng sinh học đạt cột B, QCVN 40:2011/ BTNMT.

Chỉ tiêu Đơn vị Đầu ra HT QCVN 40:2011/BTNMT- Cột B
N – NH4+ mg/l 0.38 10
Tổng Nitơ mg/l 28.2 40

Hình ảnh nước thải trước và sau khi xử lý:

Tổng hợp các loại nước thải điển hình áp dụng QCVN 40:2011/BTNMT Tổng hợp các loại nước thải điển hình áp dụng QCVN 40:2011/BTNMT
Nước thải trước khi xử lý. Nước thải sau khi xử lý.

– Nước thải dệt nhuộm:

Về cơ bản, nước thải dệt nhuộm chứa độ màu cao do trong quá trình sản xuất sử dụng nhiều loại thuốc nhuộm, chất tạo màu làm biến động màu nước thải liên tục. Bên cạnh đó, COD cũng là một trong những chỉ tiêu khó xử lý từ công đoạn hồ sợi, giũ sợi trong nguyên liệu có chứa các thành phần như tinh bột, glucozo, nhựa, sáp,…

Chỉ tiêu Đơn vị Đầu ra HT QCVN 40:2011/BTNMT- Cột B Vượt
BOD mg/l 195 50 1.3 lần
COD mg/l 75 150 1.5 lần

Vấn đề của hệ thống:

  • Bùn đẹp tuy nhiên sau 30 phút không lắng do bùn trong bể hiếu khí khá nhiều.
  • Chỉ tiêu COD và BOD đang vượt QCVN.

Nhà máy cho xả bỏ bớt bùn dư định kỳ duy trì SV30 khoảng 30 – 40%. Bổ sung men vi sinh Microbe-Lift IND có chứa những chủng vi sinh vật có hoạt tính mạnh giúp xử lý chỉ tiêu COD và BOD, cải thiện chất lượng bùn và ổn định hiệu suất xử lý toàn hệ thống.

Chỉ tiêu Đơn vị Đầu ra HT QCVN 40:2011/BTNMT- Cột B
BOD mg/l 5 50
COD mg/l 15 150

– Nước thải sản xuất thạch cao:

Nhà máy sản xuất thạch cao với công suất sản xuất lên đến 150.000 tấn/ năm. Nguồn nước thải chủ yếu phát sinh từ hoạt động sản xuất và sinh hoạt của công nhân. Công nghệ xử lý được áp dụng tại đây là: Điều hòa – Thiếu khí – MBBR – Lắng sinh học. Nước thải đầu ra bị vượt chỉ tiêu N-Amonia 4.3 lần và vượt chỉ tiêu Tổng Nitơ 1.5 lần.

Chỉ tiêu Đơn vị Đầu ra HT QCVN 40:2011/BTNMT- Cột B Vượt
N – NH4+ mg/l 43.4 10 4.3 lần
Tổng Nitơ mg/l 61 40 1.5 lần

Vấn đề của hệ thống:

  • Lượng bùn thấp, vi sinh chết.
  • Khả năng xử lý Tổng Nitơ và amoni thấp, đầu ra vượt chuẩn.

Với điều kiện tối ưu để quá trình xử lý Tổng Nitơ xảy ra trong tuần thứ 2, hiệu suất xử lý Tổng Nitơ đã tăng từ 30 – 50% so với trước khi sử dụng men vi sinh Microbe-Lift.

Sau 04 tuần, hiệu suất xử lý Tổng Nitơ đã tăng từ 60 – 80% đạt tiêu chuẩn xả thải. Nhà máy tiếp tục bổ sung một lượng nhỏ vi sinh để duy trì hiệu suất hàng tháng tại các bể sinh học.

Chỉ tiêu Đơn vị Đầu ra HT QCVN 40:2011/BTNMT- Cột B
N – NH4+ mg/l 6.3 10
Tổng Nitơ mg/l 32.8 40

Hình ảnh nước thải trước và sau khi xử lý:

Tổng hợp các loại nước thải điển hình áp dụng QCVN 40:2011/BTNMT Tổng hợp các loại nước thải điển hình áp dụng QCVN 40:2011/BTNMT
Nước thải trước khi xử lý. Nước thải sau khi xử lý.

BIOGENCY đã xử lý thành công cho nhiều loại nước thải trong khu công nghiệp, giúp nước thải đầu ra sau xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT. Hãy liên hệ ngay đến BIOGENCY qua HOTLINE 0909 538 514 để được tư vấn xử lý, giải quyết vấn đề về xử lý nước thải.

>>> Xem thêm: Giảm BOD COD trong nước thải công nghiệp bằng cách nào?