Bệnh đốm trắng là một loại bệnh nguy hiểm ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Bệnh thường xảy ra vào mùa lạnh, khi nhiệt độ xuống thấp (dưới 32 độ C). Tôm bị bệnh đốm trắng có tỷ lệ gây tử vong cao nhất chỉ sau một thời gian ngắn nhiễm bệnh. Loại bệnh này gây ra tổn thất về kinh tế cho bà con nuôi tôm. Việc phát hiện nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết bệnh cũng như cách điều trị sẽ giúp bà con chủ động trong việc phòng ngừa và xử lý bệnh.
Các nguyên nhân gây ra bệnh đốm trắng ở tôm. Tôm bị nhiễm bệnh đốm trắng có biểu hiện như thế nào?
Bệnh đốm trắng hay còn gọi là White spot disease (WSD) là một trong những căn bệnh vô cùng nguy hiểm, bệnh xuất hiện ở cả tôm thẻ chân trắng và tôm sú và có khả năng làm chết 100% nếu không có phương pháp điều trị kịp thời.
Hình 1. Tôm nhiễm bệnh đốm trắng.
– Nguyên nhân gây ra bệnh đốm trắng ở tôm
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh đốm trắng ở tôm. Dưới đây là một số nguyên nhân chính:
+ Do môi trường:
Khi môi trường ao nuôi chứa nhiều Ca2+ và Mg2+, tôm hấp thụ nhiều làm xuất hiện những đốm trắng trên tôm. Hoặc do trong quá trình nuôi, chất thải trong ao nuôi quá nhiều, ví dụ xác tảo tàn, thuốc hóa chất, vỏ tôm lột lâu ngày bà con không xử lý cũng gây nên bệnh đốm trắng ở tôm.
Mầm bệnh ủ sẵn trong tôm hoặc lây lan từ nguồn nước ngoài ao cấp vào, thời tiết thay đổi thất thường, nhất là khi nhiệt độ giảm dễ làm tôm nhiễm bệnh đốm trắng.
Thói quen nuôi không đúng kỹ thuật, lâu ngày cũng sẽ làm tôm dễ nhiễm bệnh.
+ Do vi khuẩn:
Theo nghiên cứu, hội chứng đốm trắng do vi khuẩn gây ra (Bacteria White Spot Syndrome – BWSS), có thể là do vi khuẩn thuộc họ Bacillacae. Ngoài ra, còn có vi khuẩn Vibrio Cholerae được coi là nguyên nhân tấn công tôm nuôi (trong ao nuôi chứa nhiều pH và độ kiềm cao-đây được coi là môi trường thuận lợi để chúng tấn công tôm).
Hình 2. Đầu tôm xuất hiện những đốm trắng nhỏ.
+ Do virus:
Bệnh đốm trắng do một loại virus có tên Baculovirus gây nên (White Spot Syndrome Virus-WSSD). Các nhà khoa học đã phân loại virus đốm trắng đó là một giống Whispovirus thuộc họ mới Nimaviridae. Các loại virus này có khả năng chịu được độ mặn lên đến 5-40‰, pH 4-10, nhiệt độ 0-80 độ C và có độc lực cực mạnh, tấn công nhiều mô tế bào khác nhau. Bệnh gây chết ở tất cả các giai đoạn của tôm, từ ấu trùng cho đến khi tôm trưởng thành.
– Tôm bị nhiễm bệnh đốm trắng có biểu hiện như thế nào?
Bà con có thể quan sát tôm và phát hiện bệnh đốm trắng khi tôm có một trong số các biểu hiện sau:
- Tôm lột vỏ chậm và chết rải rác.
- Thân tôm bị đóng rong, mang bẩn.
- Vỏ tôm có nhiều đốm trắng nhất là ở đốm bụng thứ 5, 6 và lan toàn thân, đôi khi tôm cũng có dấu hiệu đỏ thân.
- Khi soi mẫu tươi dưới kính hiển vi, các đốm trắng sẽ lan tỏa hình địa y, ở giữa rỗng.
- Tôm ăn nhiều đột ngột sau đó bỏ ăn và bơi lờ đờ tấp mé bờ.
- Khi xuất hiện các đốm trắng, chỉ sau 3-10 ngày tôm sẽ chết hàng loạt.
Hình 3. Các đốm trắng xuất hiện ở phần đuôi tôm.
Cách phòng và điều trị tôm bị bệnh đốm trắng trên tôm thẻ chân trắng
Cách phòng và điều trị tôm bị đốm trắng thường chia ra 2 trường hợp là ao nuôi đã nhiễm bệnh và ao nuôi chưa nhiễm bệnh. Tùy theo từng loại ao nuôi mà có cách xử lý khác nhau.
– Đối với ao nuôi tôm chưa bị nhiễm bệnh đốm trắng:
Bà con nên thường xuyên kiểm tra tôm nuôi để quan sát và phát hiện bệnh kịp thời. Khi vùng nuôi đã xuất hiện dịch bệnh đốm trắng, mà ao nuôi nhà mình chưa có biểu hiện thì bà con nên:
- Hạn chế người qua lại vào ao tôm của mình, trong trường hợp nếu muốn vào ao thì cần phải thay quần áo và lội qua bể khử trùng (Chlorine, formol 5%).
- Sau đó. sử dụng vôi bột (CaO) để rải quanh bờ ao, đắp chặn cấp nước và cống thoát nước. Rào lưới quanh bờ ao để ngăn chặn cua, còng, cá,… vào ao, căng dây và lắp hình nộm để chống chim cò.
- Tăng cường chạy quạt và hạn chế thay nước.
- Thường xuyên kiểm tra ao nuôi để điều chỉnh kịp thời pH, độ kiềm cho ổn định, xi phông đáy ao.
- Tăng cường bổ sung vitamin C, men vi sinh vào ao để tăng sức đề kháng cho tôm.
- Thường xuyên kiểm tra sức ăn của tôm trong nhá để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Xem thêm: Hướng dẫn canh nhá khi nuôi tôm đúng chuẩn >>>
– Đối với ao nuôi tôm đã nhiễm bệnh đốm trắng
Tùy theo từng trường hợp tôm nhiễm bệnh đốm trắng mà bà con có cách xử lý khác nhau. Dưới đây là 4 trường hợp để xử lý bệnh đốm trắng thường gặp:
- Trường hợp 1:
Tôm nuôi ở giai đoạn mới thả cho đến khoảng 12gram, xuất hiện những đốm trắng ở đầu và trên đốt bụng (đặc biệt là ở đốt đuôi), tôm giảm ăn rõ rệt, đem tôm đi kiểm tra PCR thấy kết quả dương tính.
Không thể làm gì trong trường hợp này, tôm sẽ nhanh chóng bị nhiễm bệnh và chết với tỷ lệ cao trong vòng 2-3 ngày.
- Trường hợp 2:
Tôm ăn bình thường nhưng xuất hiện những đốm trắng trên vỏ đầu và ngực. Thường xảy ra ở suốt giai đoạn nuôi, tùy thuộc vào tôm ăn hay bỏ ăn mà bà con mang tôm đi xét nghiệm để cho kết quả chính xác nhất. Trường hợp này có khả năng tôm không nhiễm bệnh đốm trắng, đem tôm đi xét nghiệm PCR cho kết quả âm tính, kiểm tra các mô học cho kết quả bình thường.
Trường hợp này có thể là kết quả của quá trình lắng đọng canxi, trong môi trường ao nuôi với pH kéo dài, pH đo được vào buổi sáng là 8.3.
Phương pháp xử lý: Bà con cần hạ pH xuống mức 8.0 nhưng phải trên 7.5 vào buổi sáng. Hạ pH để kích thích quá trình tôm lột vỏ, sau lần lột vỏ tiếp theo, tôm sẽ mất các đốm trắng ấy.
- Trường hợp 3:
Tôm tấp vào mé bờ và xuất hiện các đốm trắng cùng với màu sắc nâu đậm hoặc mang dơ, phần lớn tôm vẫn ăn bình thường, số ít sẽ bỏ ăn nhẹ. Trường hợp này có thể xảy ra trong suốt quá trình nuôi tôm. Kiểm tra PCR và mô học không phát hiện đốm trắng, tuy nhiên sẽ xuất hiện nhiều vi khuẩn trên tôm.
Phương pháp xử lý: Đầu tiên bà con cố gắng loại bỏ những con tôm bệnh ra khỏi ao, sau đó tiến hành xử lý môi trường nước ao nuôi, xử lý tảo, xi phông đáy ao,…. Tham khảo Men vi sinh Microbe-Lift AQUA C giúp xử lý môi trường nước ao nuôi hiệu quả >>>
- Trường hợp 4:
Những đốm trắng thường xuất hiện ở giai đoạn cuối vụ nuôi trước khi thu hoạch. Tôm vẫn hoạt động bình thường, không tấp mé và ăn tốt. Kiểm tra PCR cho kết quả âm tính. Sau khi lột xác, những đốm trắng sẽ biến mất.
Bệnh đốm trắng được coi là “dịch bệnh” nên khi phát hiện bệnh, bà con nên báo ngay cho cán bộ thú y địa phương hoặc cơ quan chức năng để xử lý kịp thời tránh lây lan dịch bệnh gây ảnh hưởng đến năng suất vụ nuôi. Đối với ao nuôi bị bệnh đốm trắng, bà con không nên cải tạo ao ngay mà nên cho ao “nghỉ ngơi” khoảng 1-2 tháng để chấm dứt mầm bệnh. Sau đó cải tạo lại môi trường đáy ao, bà con cũng có thể thả cá rô phi để cá tiêu diệt hết những loại ký chủ trung gian mang mầm bệnh còn sót lại.
Hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số HOTLINE 0909 538 514 để được hỗ trợ và giải đáp kịp thời các thắc mắc.
>>> Xem thêm: Tìm hiểu về “bệnh đỏ đuôi” ở tôm thẻ chân trắng