Cách ủ phân hữu cơ tại nhà với Men vi sinh Microbe-Lift

Ủ phân hữu cơ tại nhà là giải pháp tối ưu nhất hiện nay vừa cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng mà vẫn an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng, bảo vệ với môi trường. Có nhiều cách và nhiều bước để ủ phân hữu cơ tại nhà đơn giản và hiệu quả. Ở bài viết này, Biogency sẽ hướng dẫn bạn cách ủ phân hữu cơ tại nhà đơn giản nhất có thể áp dụng ngay tại nhà của bạn!

Cách ủ phân hữu cơ tại nhà với Men vi sinh Microbe-Lift

Ủ phân hữu cơ tại nhà mang lại những lợi ích gì?

Thay vì sử dụng phân bón hóa học tiềm ẩn nhiều mối nguy hại cho sức khỏe và môi trường, nhiều hộ gia đình áp dụng cách ủ phân vi sinh từ các phụ phẩm nông nghiệp, nguyên liệu nhà bếp như chuối, rơm rạ, thân cây ngô, đậu, lạc, mía, phân gia súc… Việc sử dụng phân hữu cơ vi sinh mang lại nhiều lợi ích:

  • Tận dụng triệt để nguồn rác thải hữu cơ trong quá trình sinh hoạt để ủ phân bón, giúp giảm thiểu lượng rác thải ra môi trường.
  • An toàn cho cây trồng, vật nuôi, con người và môi trường.
  • Tăng năng suất và chất lượng cho cây trồng.
  • Rút ngắn thời gian phân hủy và thuận lợi hơn trong việc vận chuyển so với các loại phân hữu cơ không tiến hành ủ.
  • Tự làm phân bón hữu cơ tại nhà giúp tiết kiệm được chi phí hơn khi mua bên ngoài.
  • Có nguồn dinh dưỡng bón cho cây trồng trong nhà.
  • Sử dụng phân hữu cơ giúp làm hạn chế sử dụng phân hóa học, bảo vệ môi trường và sức khỏe gia đình hơn.

Cách ủ phân hữu cơ tại nhà với Men vi sinh Microbe-Lift

Hình 1. Nguyên liệu ủ phân hữu cơ tại nhà.

Hướng dẫn các bước ủ phân hữu cơ tại nhà với men vi sinh Microbe-Lift

– Bước 1: Chọn thùng chứa đựng phân hữu cơ

Có rất nhiều loại thùng chứa được làm vật liệu đựng phân hữu cơ trong đó như: thùng inox, thùng gỗ, thùng nhựa, thùng có dung lượng từ 20 – 120 lít (tùy vào lượng rác thải của mỗi gia đình).

– Bước 2: Chọn vị trí đặt thùng phân hữu cơ

Để thùng chứa những nơi thoát nước, đặt những nơi có đất trống thay vì gạch bê tông vì để đảm bảo rằng giun và vi sinh vật có lợi khác có thể xâm nhập thùng rác hoặc bạn có thể để trên sân thượng. Vì những thùng ủ phân này sẽ phát sinh mùi nên để nơi xa chỗ bạn sinh hoạt và nơi có nắng nhiều để đẩy nhanh quá trình phân hủy.

– Bước 3: Phân loại các loại rác để ủ phân hữu cơ tại nhà hiệu quả

Trước khi tiến hành ủ phân hữu cơ tại nhà bạn cần phân loại các loại rác hữu cơ này ra làm 2 loại đó là rác hữu cơ xanh và rác hữu cơ nâu.
Phân xanh cung cấp Nitơ cho cây bao gồm các loại rác thải như:

  • Rau quả thừa, lá cây tươi.
  • Cỏ vụn xén.
  • Cỏ tươi.
  • Bã cà phê, bã đậu, vỏ đậu phộng.

Phân nâu cung cấp Carbon cho cây bao gồm:

  • Mùn cưa.
  • Cỏ khô.
  • Rơm rạ.
  • Giấy.
  • Lá khô.
  • Vỏ trứng.
  • Túi trà.

Lưu ý: Để thúc đẩy quá trình ủ phân hữu cơ, ức chế mầm bệnh trong phân ủ đồng thời giảm mùi hôi trong quá trình ủ phân thì bạn nên dùng thêm Men vi sinh Microbe-Lift BPCC để trộn chung với phân hữu cơ của bạn.

– Bước 4: Cách trộn các loại rác khi làm phân hữu cơ tại nhà

Sau khi phân loại được các loại phân xanh, phân nâu và các thành phần cần tránh khi bạn làm phân hữu cơ tại nhà. Chúng ta tiến hành trộn phân xanh và phân nâu theo quy trình như sau:

Quy trình thực hiện ủ phân tại nhà:

  • Thêm 10cm phân nâu tiếp đến 1 lớp phân xanh mỏng rồi 10cm phân nâu, phun xịt vi sinh ủ phân Microbe-Lift BPCC. Trộn đều hỗn hợp, ủ sau 2 tuần thì bắt đầu tưới nước vào phân. Nhưng cần chú ý đừng làm ướt quá nhiều. Rồi trộn đều phân ủ lên.
  • Sử dụng men vi sinh ủ phân Microbe-Lift BPCC hỗ trợ xử lý mùi hôi và phân hủy rác hữu cơ nhanh chóng:

+ Rải đều men vi sinh trực tiếp vào rác thải với 0.5 lít/m2 bề mặt, thời gian phun xịt lặp lại từ 4 – 6 giờ cho đến khi thùng chứa hết mùi hôi.

+ Sau trung bình khoảng 10 ngày, hãy trộn và đảo đều phân từ trong ra ngoài. Trong quá trình đảo đảm bảo kiểm soát độ ẩm luôn đạt 60% để tránh phân bị khô.

+ Sau trung bình khoảng một tháng, chất thải hữu cơ sẽ hoàn toàn phân huỷ thành phân compost.

Lưu ý:

  • Không cần cắt nhỏ phân ra vì chúng ta cần tạo khoảng không giúp không khí lọt vào tạo điều kiện vi sinh vật có lợi sinh sôi, nảy nở.
  • Việc trộn phân xanh vào phân nâu vì để phân xanh cung cấp Nitơ giúp vi sinh vật có thể phát triển và sinh sản tốt nhằm oxy hóa nguồn carbon.Tuy nhiên quá nhiều Nitơ cũng không tốt cho quá trình ủ phân hữu cơ tại nhà.
  • Kiểm tra nhiệt độ bằng cách dùng một cành tươi cắm vào giữa khối phân ủ. Sau 5 hoặc 6 ngày rút cành cây ra khỏi đống phân và sờ vào phần cắm trong khối phân ủ, nếu thấy cành cây nóng mạnh là đạt yêu cầu.

Trong trường hợp nhiệt độ không tăng lên thì phân ủ không đạt yêu cầu có thể do thiếu độ ẩm, thiếu vi sinh vật. Độ ẩm lý tưởng nhất là từ 40 – 60%. Nếu phân ủ quá ướt hoặc quá khô sẽ dẫn đến vi sinh vật. Không thể phân hủy được phân hữu cơ này.

Chất lượng phân hữu cơ thành phẩm sau khi ủ như thế nào?

Phân hữu cơ sau khi ủ bằng men vi sinh Microbe-Lift BPCC sẽ đạt về độ tơi xốp, màu sẽ chuyển sang màu nâu sẫm, đặc biệt không có mùi hôi.

Kết quả kiểm tra chất lượng ủ phân bằng Men vi sinh Microbe-Lift BPCC.

Hình 2. Kết quả kiểm tra chất lượng ủ phân bằng Men vi sinh Microbe-Lift BPCC.

Hiện men vi sinh ủ phân Microbe-Lift BPCC đang được phân phối độc quyền tại Biogency. Để được hỗ trợ tư vấn về sản phẩm cũng như quy trình ủ phân Compost, các thắc mắc gặp phải hoàn toàn miễn phí, liên hệ ngay cho chúng tôi theo HOTLINE 0909 538 514.

>>> Xem thêm: Cách tăng tốc quá trình ủ phân bằng Men vi sinh