Dự án tăng hiệu suất sinh khí hầm Biogas và cải thiện HTXLNT tinh bột sắn 6000 m3/ngày đêm

Sử dụng các chủng vi sinh chuyên biệt để xử lý các dòng nước thải hữu cơ là phương án hiệu quả và tiết kiệm cho doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp chế biến tinh bột sắn. Dự án tăng hiệu suất sinh khí hầm Biogas và cải thiện HTXLNT tinh bột sắn 6000 m3/ngày đêm đã sử dụng men vi sinh như thế nào? Và hiệu suất xử lý ra sao? Hãy cùng Biogency tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Dự án tăng hiệu suất sinh khí hầm Biogas và cải thiện HTXLNT tinh bột sắn 6000 m3/ngày đêm

Hiện trạng HTXLNT tinh bột sắn 6000 m3/ngày đêm

  • Loại nước xử lý: Nước thải chế biến tinh bột sắn
  • Công suất chạy tối đa: 6000 m3/ngày đêm.

Thể tích của mỗi loại bể/hầm xử lý có trong HTXLNT tinh bột sắn như sau:

Bể/hầm Thể tích
Hầm Biogas 1 (hoạt động 3 năm) 25.000 m3
Hầm Biogas 2 & 3 (mới cải tạo) 25.000 m3/hầm
Hồ tự nhiên (2 hồ) 80.000 m3/hồ
Bể Hiếu khí 1 & 2 4500 m3/bể
Bể Lắng 1 & 2 1500 m3/bể

Hình ảnh hệ thống xử lý nước thải chế biến tinh bột sắn công suất 6000 m3/ngày đêm.

Hình 1. Hình ảnh hệ thống xử lý nước thải chế biến tinh bột sắn công suất 6000 m3/ngày đêm.

Thông số ô nhiễm của hệ thống:

Thông số Đầu vào (mg/l) Đầu ra (mg/l) Hiệu suất hiện tại (%) QCNM (B) Hiệu suất  cần tăng (%)
COD 1403 642 54% 250 28%
TN – N 240 190 21% 40 63%
TP – P 20.4 19.6 4% 6 67%

Theo bảng thông số trên, hệ thống xử lý nước thải chế biến tinh bột sắn tại đây đang gặp phải nhiều vấn đề:

  • Bông bùn mịn, khó lắng, nước ra không trong => Bùn để lâu thiếu dinh dưỡng và hoạt tính bông bùn ngày càng yếu, khả năng thích nghi kém, rất dễ bị sốc tải.
  • Hiệu suất xử lý Tổng Nitơ và Photpho thấp làm tiêu tốn nguồn Carbon rất lớn.
  • Bọt trắng nổi nhiều khi nhiệt độ xuống thấp.
  • DO nhìn chung khá thấp.

Yêu cầu xử lý

Cải thiện hiệu suất xử lý của HTXLNT tinh bột sắn 6000 m3/ngày đêm, cụ thể là:

  • Tăng hoạt tính bùn (tạo bông bùn), tăng khả năng lắng => Xử lý COD, BOD, TSS.
  • Xử lý Amoni và Tổng Nitơ đạt Quy chuẩn, đạt 40 mg/l (H=63%).

Đề xuất phương án xử lý đến từ Biogency

– Tổng quan về phương án xử lý HTXLNT tinh bột sắn của Biogency:

  • Bông bùn mịn, khó lắng, nước ra không trong => Tăng lượng xả bỏ WAS 50%, xả bỏ mỗi ngày không quá 10% và bổ sung thêm vi sinh hoạt tính cao.
  • Hiệu suất xử lý Tổng Nitơ và Photpho thấp làm tiêu tốn nguồn Carbon rất lớn => tăng hiệu suất xử lý Tổng Nitơ và Photpho bằng cách bổ sung các chủng vi sinh xử lý Nitơ và xử lý các hợp chất hữu cơ khó phân hủy trong lớp bùn đáy.
  • Bọt trắng nổi nhiều khi nhiệt độ xuống thấp => Bổ sung thêm các chủng vi sinh có hoạt tính mạnh, khả năng thích ứng với môi trường có nhiệt độ thấp.
  • DO nhìn chung khá thấp => Kiểm tra lại đĩa sục khí và tăng DO, trong trường hợp không thể tăng DO lên thì cần bổ sung thêm các chủng vi sinh có khả năng thích nghi trong môi trường tuỳ nghi để tăng hiệu suất xử lý.

Xử lý 4 vấn đề trên nhằm đáp ứng 2 yêu cầu của Ban quản lý hệ thống:

  • Tăng hiệu suất xử lý BOD, COD, TSS.
  • Chỉ tiêu Amoni và Tổng Nitơ đạt đạt 40 mg/l (H=63%).

– Phương án xử lý chi tiết:

1. Tăng hoạt tính bùn (tạo bông bùn), tăng khả năng lắng => Xử lý COD, BOD, TSS

Giải pháp lựa chọn: Bổ sung thêm chủng vi sinh có hoạt tính và khả năng thích nghi cao – Microbe-Lift IND và Microbe-Lift SA

Lý do lựa chọn:

  • Mật độ vi sinh và thích nghi nước thải cao.
  • Tăng hoạt tính bùn vi sinh.
  • Giúp bông bùn to, nước ra trong.
  • Tăng khả năng lắng trong bể xử lý.
  • Phân hủy chất hữu cơ làm giảm BOD, COD, TSS.
  • Tăng cường hiệu suất của hệ thống XLNT.
  • Hoạt động trong điều kiện độ mặn lên đến 40 ‰ (khoảng 4%).
  • Sản phẩm được sử dụng trong cả 3 môi trường: Hiếu khí, kị khí và tùy nghi.

Men vi sinh Microbe-Lift IND Microbe-Lift SA.

Hình 2. Men vi sinh Microbe-Lift IND Microbe-Lift SA.

2. Xử lý Amoni và Tổng Nitơ đạt Quy chuẩn, đạt 40 mg/l (H=63%)

Quá trình xử lý Nitơ tổng được mô tả như sau:

Thông tin Bể Hiếu khí (Aerotank) Bể Yếm khí (Anoxic)
Quá trình Nitrat hóa – Xử lý Amonia Khử Nitrate – Kết thúc quá trình xử lý Nitơ tổng
Sơ đồ Sơ đồ Quá trình xử lý Nitơ tổng
Vi khuẩn chuyển hóa – Nitrosomonas

– Nitrobacter

– Bacillus lichenliformis

– Pseudomonas citronellolis

– Wolinella succinogenes

Sản phẩm cần Microbe-Lift N1 Microbe-Lift IND
Hình ảnh sản phẩm Microbe-Lift N1 Microbe-Lift IND

– Điều kiện để vi sinh hoạt động:

STT Điều kiện Bể hiếu khí Hiện trạng Bổ sung
1 Nồng độ oxy hòa tan DO ≥2.5 mg/l Dưới 2.0 Nhiệt độ thấp cũng làm DO giảm 1 phần nên cần tăng cường sục khí.
2 Độ pH 7.0 – 8.5. 7.0 – 8.5.
3 Độ kiềm kH 150 mgCaCO3/l. Bổ sung NAHCO3
4 Nhiệt độ 20  –      36℃. 15 – 25℃ Bổ sung chủng vi sinh có khả năng thích nghi và chống chịu cao.
5 C:N:P 100:5:1 Cân bằng lại dinh dưỡng

– Liều lượng sử dụng:

STT Thời gian Vi sinh Microbe-Lift (gallon/ngày) Dinh dưỡng (kg/ngày)
IND SA N1 CH3OH NAHCO3
01 Ngày 1 và Ngày 2 3 3 3 200
02 Ngày 3 đến Ngày 7 1.5 1.5 1 200
03 Ngày 8 đến Ngày 30 0.2 0.2 0.2 Theo dõi
04 Tháng đầu tiên 18 18 16
05 Duy trì tháng tiếp theo 0.2 0.2 0.1

Ghi chú: Lắc đều và bổ sung vi sinh theo liều lượng chỉ dẫn. 1 gallon = 3,785 lít.

– Hiệu suất mong đợi:

  • HTXLNT tinh bột sắn có nước trong, bông bùn to và lắng nhanh sau 02 tuần.
  • Amoni và Tổng Nitơ xử lý đạt 25 – 35 % sau 01 tuần và 50 – 60 % sau 03 tuần.
  • BOD, COD, TSS đạt chuẩn sau 03 tuần.
  • Bổ sung một lượng nhỏ Microbe-Lift N1 & Microbe-Lift IND để duy trì hiệu suất hàng tháng tại các bể sinh học.

Nếu bạn quan tâm về dự án xử lý HTXLNT tinh bột sắn và giải pháp tăng khí Biogas, đừng ngần ngại liên hệ ngay cho Biogency qua HOTLINE 0909 538 514, chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết!

>>> Xem thêm: Xử lý nước thải tinh bột mì – Phát huy tối đa sức mạnh của hầm Biogas tại Nhà máy sắn Hướng Hóa, Quảng Trị