[CASE STUDY] Phục hồi hệ vi sinh và tăng hiệu suất xử lý nước thải tại Nhà máy chế biến thủy sản thực phẩm Việt

Nhà máy chế biến thủy sản thực phẩm Việt đã áp dụng phương án xử lý của Biogency với men vi sinh Microbe-Lift để phục hồi hệ vi sinh và tăng hiệu suất xử lý nước thải của toàn hệ thống. Hiệu quả xử lý đạt chuẩn Amonia chỉ sau 2 tuần và đạt Tổng Nitơ sau 4 tuần.

[CASE STUDY] Phục hồi hệ vi sinh và tăng hiệu suất xử lý nước thải tại Nhà máy chế biến thủy sản thực phẩm Việt

Thông tin dự án và vấn đề HTXLNT Nhà máy chế biến thủy sản thực phẩm Việt đang gặp phải

– Thông tin dự án:

  • Tên nhà máy: CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM VIỆT (Vifoods Co., Ltd)
  • Địa điểm: KCN Đông Xuyên, Tp. Vũng Tàu, Việt Nam
[CASE STUDY] Phục hồi hệ vi sinh và tăng hiệu suất xử lý nước thải tại Nhà máy chế biến thủy sản thực phẩm Việt
Nhà máy chế biến thủy sản thực phẩm Việt (Vifoods Co., Ltd).
[CASE STUDY] Phục hồi hệ vi sinh và tăng hiệu suất xử lý nước thải tại Nhà máy chế biến thủy sản thực phẩm Việt
Sơ đồ công nghệ AAO được áp dụng để xử lý nước thải ở Nhà máy chế biến thủy sản thực phẩm Việt.
  • Công suất thiết kế của hệ thống: 150m3/ngày.đêm.
  • Công suất vận hành thực tế: 250m3/ngày.đêm.
  • Bảng phân tích chỉ tiêu ô nhiễm tại thời điểm làm phương án:
Chỉ tiêu Đơn vị Đầu vào QCVN 40:2011/BTNMT Cột B
N – NH4+ mg/l 130 – 180 10
Độ mặn ppt 4 – 5
Tổng Nitơ mg/l 160 – 200 40
COD mg/l 3000 – 4000 150

– Vấn đề hệ thống xử lý nước thải đang gặp phải:

  • Nguồn nước thải đầu vào của hệ thống bị nhiễm mặn cao, khoảng từ 4 – 5 ppt, ảnh hưởng đến hiệu suất xử lý của hệ vi sinh.
  • Nước tại bể hiếu khí xuất hiện tình trạng chuyển sang màu đen.
  • Trong nước thải đầu vào chứa nhiều hàm lượng Chlorine do phát sinh từ quá trình tẩy rửa vệ sinh nhà xưởng.
  • Hệ vi sinh của bể kỵ khí, thiếu khí và hiếu khí yếu dần làm giảm hiệu suất xử lý của toàn hệ thống. Nhà máy đã dùng thử qua nhiều loại vi sinh nhưng tình hình chưa có dấu hiệu cải thiện.
[CASE STUDY] Phục hồi hệ vi sinh và tăng hiệu suất xử lý nước thải tại Nhà máy chế biến thủy sản thực phẩm Việt [CASE STUDY] Phục hồi hệ vi sinh và tăng hiệu suất xử lý nước thải tại Nhà máy chế biến thủy sản thực phẩm Việt
Bể hiếu khí xuất hiện tình trạng chuyển sang màu đen. Nguồn nước thải đầu vào của hệ thống bị nhiễm mặn cao, có thời điểm đo được là 4,8 ppt.

Yêu cầu xử lý của Nhà máy chế biến thủy sản thực phẩm Việt

  • Phục hồi lại hệ vi sinh tại các bể sinh học ở các bể kỵ khí, thiếu khí và hiếu khí.
  • Cải thiện và tăng hiệu suất xử lý của hệ thống, đưa nước thải đầu ra đạt chuẩn Cột B của QCVN 40:2011/BTNMT trong điều kiện nước thải có độ mặn cao và chạy vượt tải so với thiết kế ban đầu.

Phương án thực hiện của Biogency

Kết hợp xử lý nước thải tại Nhà máy chế biến thủy sản thực phẩm Việt bằng 2 dòng sản phẩm men vi sinh Microbe-Lift là: Microbe-Lift BIOGASMicrobe-Lift IND.

  • Microbe-Lift BIOGAS: Xử lý COD ở bể kỵ khí, giúp giảm tải cho bể thiếu khí và hiếu khí phía sau.
  • Microbe-Lift IND: Tạo hoạt tính cho bùn ở bể hiếu khí và thiếu khí, khắc phục tình trạng sốc tải của hệ thống và tăng hàm lượng MLVSS, giảm mùi hôi.
[CASE STUDY] Phục hồi hệ vi sinh và tăng hiệu suất xử lý nước thải tại Nhà máy chế biến thủy sản thực phẩm Việt
Men vi sinh Microbe-Lift dùng trong xử lý nước thải Nhà máy chế biến thủy sản thực phẩm Việt.
Liều lượng sử dụng: 12 gallons Microbe-Lift BIOGAS và 12 gallons Microbe-Lift IND.

Hiệu quả đạt được

– Hiệu quả đạt được trên toàn HTXLNT:

Hiệu quả xử lý khi áp dụng phương án của Biogency đối với 2 chỉ tiêu N–NH4+ và Tổng Nitơ được thể hiện qua bảng sau:

Chỉ tiêu Đơn vị Đầu ra QCVN 40:2011/BTNMT Cột B Thời gian để đạt được
N–NH4+ mg/l KPH 10 4 tuần
Tổng Nitơ mg/l 35 40 4 tuần

Hình ảnh sau khi áp dụng phương án xử lý nước thải của Biogency:

[CASE STUDY] Phục hồi hệ vi sinh và tăng hiệu suất xử lý nước thải tại Nhà máy chế biến thủy sản thực phẩm Việt [CASE STUDY] Phục hồi hệ vi sinh và tăng hiệu suất xử lý nước thải tại Nhà máy chế biến thủy sản thực phẩm Việt
Đo SV30 tại bể hiếu khí. Hình ảnh bùn tại bể hiếu khí.

Cụ thể:

– Khả năng chuyển hóa N-Amonia sang N-Nitrat tại bể Aerotank:

Ngày Nồng độ N-Amonia (mg/l) Ghi chú
Kỵ khí – Đầu ra Bể lắng sinh học – Đầu ra
23/12/2020 204 148 Ban đầu
08/01/2021 197 4,55 Sau 02 tuần bổ sung Microbe-Lift
22/01/2021 244 KPH Sau 04 tuần bổ sung Microbe-Lift
[CASE STUDY] Phục hồi hệ vi sinh và tăng hiệu suất xử lý nước thải tại Nhà máy chế biến thủy sản thực phẩm Việt
Biểu đồ nồng độ Amonia sau quá trình xử lý sinh học áp dụng phương án của Biogency.

– Khả năng xử lý Tổng Nitơ của toàn hệ thống:

Ngày Nồng độ N-Amonia (mg/l) Ghi chú
Kỵ khí – Đầu ra Bể lắng sinh học – Đầu ra
23/12/2020 291 160 Ban đầu
08/01/2021 246 51 Sau 02 tuần bổ sung Microbe-Lift
22/01/2021 260 18 Sau 04 tuần bổ sung Microbe-Lift
[CASE STUDY] Phục hồi hệ vi sinh và tăng hiệu suất xử lý nước thải tại Nhà máy chế biến thủy sản thực phẩm Việt
Biểu đồ nồng độ Tổng Nitơ sau quá trình xử lý sinh học áp dụng phương án xử lý của Biogency.
Để biết thêm thông tin chi tiết về dự án “Phục hồi hệ vi sinh và tăng hiệu suất xử lý nước thải tại Nhà máy chế biến thủy sản thực phẩm Việt” cũng như cần tư vấn phương án để xử lý nước thải chế biến thủy sản, bạn hãy liên hệ ngay cho chúng tôi – Biogency qua HOTLINE 0909 538 514 để được hỗ trợ nhanh nhất!

>>> Xem thêm: Giải pháp Xử lý ô nhiễm Ngành chế biến thủy sản (Khí thải, Chất thải rắn & Nước thải) bằng Men vi sinh Microbe-Lift