Bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu về cấu tạo của vỏ tôm, cơ chế phát triển của tôm, cũng như lý do vì sao tôm nuôi thường hay bị mềm vỏ? Từ đó có phương án phòng và trị tôm bị mềm vỏ hiệu quả, giúp tôm phát triển tốt, cho năng suất cao.
Cấu tạo của vỏ tôm
Tôm là động vật giáp xác. Phần vỏ (biểu bì) của chúng vô cùng cứng cáp, bao bọc bên ngoài tạo thành một khung xương chắc chắn nhằm bảo vệ các cơ quan bên trong. Để tạo độ cứng cáp, lớp vỏ của tôm được cấu tạo từ nhiều thành phần. Trong đó chiếm phần lớn là Chitin-protein được hóa cứng bề mặt do lắng đọng muối canxi và các chất hữu cơ khác. Còn lại là khoáng vô cơ, phần lớn là Ca và Mg.
Vì là loài giáp xác, để phát triển về trọng lượng kích thước, tôm cần diễn ra quá trình lột vỏ đều đặn. Càng lột, vỏ tôm càng cứng cáp. Song đây cũng là giai đoạn tôm dễ bị tổn thương nhất. Do đó người nuôi cần đặc biệt chú ý.
Vì sao tôm hay bị mềm vỏ?
Dựa vào cấu tạo của vỏ tôm ở trên, có thể thấy vỏ tôm cứng cáp hay không, chịu ảnh hưởng khá nhiều từ quá trình lột vỏ. Nếu quá trình này diễn ra nhanh và đồng loạt sẽ giúp tôm phát triển tốt, lớp vỏ cũng trở nên cứng cáp.
Tuy nhiên, thực tế trong quá trình nuôi, trường hợp tôm bị mềm vỏ hay gặp phải hội chứng lỏng vỏ (LSS) lại khá phổ biến. Biểu hiện tôm bị mềm vỏ thường thấy gồm:
- Vỏ tôm mềm, mỏng, vỏ có màu sẫm, nhăn, nhũn, gợn sóng, gồ ghề… kéo dài vài tuần.
- Tôm dễ bị sinh vật bám ký sinh, dễ bị nhiễm các bệnh nhiễm khuẩn, nấm, Protozoa…
- Tôm yếu ớt, còi cọc, trở nên chậm chạp, có thể phân đàn.
- Tôm tăng trưởng chậm, có thể chết rải rác.
Có nhiều nguyên nhân tác động đến quá trình lột xác, khiến tôm bị mềm vỏ. Trong đó, theo các chuyên gia, nguyên nhân chính xuất phát từ 2 yếu tố gồm dinh dưỡng và môi trường.
– Tôm thiếu dinh dưỡng và khoáng chất:
Như đã chia sẻ về phần cấu tạo của vỏ tôm, chúng được tạo thành từ Chitin và các khoáng vô cơ. Trong giai đoạn lột vỏ, thông thường sẽ mất 24 giờ để vỏ tôm cứng trở lại. Nếu thời gian này, tôm không được cung cấp đủ khoáng chất cần thiết, đặc biệt là hàm lượng Canxi và Photpho thì vỏ tôm sẽ bị mềm và mỏng.
Ngoài ra, thời gian tôm lột xác, nếu thiếu dinh dưỡng tôm sẽ không đủ chất để làm đầy vỏ, khiến vỏ khó hoặc không nứt, từ đó khiến quá trình lột xác không đúng với tiến trình.
>>> Xem thêm: 4 Giai đoạn trong Quy trình lột xác của tôm thẻ chân trắng
– Môi trường ao nuôi không đảm bảo:
Môi trường ao nuôi có độ pH, độ mặn mất cân bằng hoặc chứa độc tố từ tảo, độc tố từ chất thải công nghiệp, nông nghiệp từ nguồn nước cũng là những nguyên nhân tác động đến quá trình lột xác của tôm, làm tôm bị mềm vỏ. Với ao các nuôi có mật độ cao, yếu tố môi trường ao nuôi sẽ thường xuyên biến động khiến tôm dễ mắc bệnh hơn.
Cách điều trị tôm bị mềm vỏ hiệu quả
Tôm bị mềm vỏ, mỏng vỏ là bệnh thường gặp. Khi phát hiện tôm có biểu hiện mềm vỏ trong ao nuôi, bà con cần nhanh chóng can thiệp bằng cách tăng cường cung cấp oxy, kết hợp tạt vôi và Dolomite để tăng kiềm ổn định ở mức từ 8.3 – 8.5.
Sau đó bà con cần kiểm tra nguồn thứ ăn của tôm hằng ngày có đủ dinh dưỡng hay không. Nếu không, bà con cần trộn thêm khoáng, bổ sung thêm Vitamin và các chất dinh dưỡng cho tôm để hỗ trợ quá trình tạo vỏ được hiệu quả.
Đối với môi trường ao nuôi, ngoài việc cần tiến hành cung cấp oxy bằng quạt nước, sục khí, tạt vôi như trên, bà con nên bổ sung thêm chế phẩm vi sinh để cải thiện chất lượng ao nuôi, giảm khí độc trong ao, giúp ao nuôi thông thoáng, tạo môi trường thông thoáng giúp tôm phát triển tốt nhất. Xem thêm: Men vi sinh kiểm soát khí độc ao nuôi tôm >>>
Biện pháp phòng ngừa tình trạng tôm bị mềm vỏ
Thay vì trị bệnh, tốt nhất, bà con nên chủ động có phương án phòng ngừa tình trạng tôm bị mềm vỏ càng sớm càng tốt. Cụ thể, bà con cần có kế hoạch phòng ngừa từ công tác cải tạo ao, chọn giống cho đến quá trình nuôi:
- Cải tạo ao đúng quy trình 3 bước: Trước mỗi vụ nuôi, bà con cần thực hiện quy trình cải tạo chuẩn với 3 bước bằng cơ học, hóa học và sinh học.
- Nước bơm vào ao phải được xử lý: Nguồn nước bơm vào ao cần được đưa vào ao lắng và xử lý, diệt khuẩn kỹ lưỡng. Đảm bảo nguồn nước an toàn, ổn định và đặc biệt là không chứa mầm bệnh.
- Chọn tôm giống sạch bệnh, đã kiểm dịch: Tôm giống cần được chọn cẩn thận về nguồn gốc, phải là tôm đã qua kiểm dịch đạt chuẩn, sạch bệnh. Ngoài ra, việc thả tôm giống bà con cũng cần có kế hoạch đúng mùa vụ, tránh trả khi ao chưa xử lý, quy trình cải tạo chưa hoàn tật hoặc tôm giống còn non, dư số lượng khiến mật độ dày hơn dự kiến.
- Đảm bảo nguồn thức ăn tôm: Nguồn thức ăn của tôm cần đảm bảo về nguồn gốc, giá trị dinh dưỡng. Từng giai đoạn phát triển của tôm bà con cần chú ý để cho ăn loại thức ăn phù hợp với liều lượng đúng, tránh thiếu hoặc dư thừa.
- Kiểm soát môi trường ao nuôi: Trong quá trình nuôi bà con cần thường xuyên kiểm tra độ mặn, đo độ pH để điều chỉnh kịp thời. Tránh để tôm bị stress, shock. Ngoài ra cần chú ý không để ao bị mất tảo có lợi
Đặc biệt, để tạo được môi trường giúp tôm sinh trưởng, phát triển tốt nhất, bà con nên bổ sung men vi sinh. Điển hình như men vi sinh Microbe-Lift AQUA C. Đây là sản phẩm men vi sinh chứa đến 13 chủng vi sinh vật đa dạng, thích nghi tốt, giúp tối đa hóa hiệu quả xử lý trong ao nuôi như:
- Phân hủy chất bài tiết và thức ăn thừa của tôm, làm sạch ao nuôi, tạo hệ sinh thái ao tôm cân bằng.
- Ức chế vi sinh vật gây bệnh phát triển.
- Phòng ngừa, giảm hình thành khí độc hại cho tôm.
- Với Microbe-Lift AQUA C cho phép thả tôm mật độ cao hơn, tăng sản lượng và chất lượng thịt tôm
Ngoài ra với Microbe-Lift AQUA C, bà con không cần ngâm ủ, dễ sử dụng lại an toàn cho vật nuôi, con người và môi trường.
Như vậy, bài viết trên đây là những chia sẻ về cấu tạo của vỏ tôm, nguyên nhân khiến tôm bị mềm vỏ cũng như cách điều trị và phương án phòng ngừa hiệu quả. Mong rằng bài viết đã mang đến những thông tin hữu ích cho bà con. Nếu có bất cứ thắc mắc nào trong quá trình nuôi tôm , bà con có thể liên hệ theo HOTLINE 0909 538 514 để được tư vấn chi tiết hơn.
>>> Xem thêm: Chu kỳ lột xác của tôm thẻ chân trắng diễn ra như thế nào? Các yếu tố nào cần quan tâm khi tôm lột xác?