Chất dẫn dụ cho tôm là gì? Các chất dẫn dụ và cách dùng

Tôm cũng giống như con người, thức ăn “thơm” thì chúng mới tới ăn (tính dẫn dụ), “ngon” thì chúng mới ăn nhiều (tính ngon miệng). Thiếu tính dẫn dụ và tính ngon miệng chúng sẽ không ăn hoặc ăn ít đi gây ảnh hưởng đến tăng trưởng, gây lãng phí thức ăn và môi trường sống, đặc biệt là trong nuôi trồng thủy sản. Vậy chất dẫn dụ trong nuôi tôm là gì? Sử dụng chất dẫn dụng trong nuôi tôm sao cho đúng cách? Hãy cùng BIOGENCY tham khảo qua bài viết dưới đây nhé!

Chất dẫn dụ cho tôm là gì? Các chất dẫn dụ và cách dùng

Chất dẫn dụ cho tôm là gì? Lợi ích khi sử dụng chất dẫn dụ trong nuôi tôm

– Chất dẫn dụ cho tôm là gì?

Thức ăn tự nhiên của tôm thường có những chất dẫn dụ, những chất này thường hấp dẫn tôm và làm cho chúng ăn nhiều hơn. Thức ăn viên tổng hợp, đặc biệt thức ăn chứa nhiều nguyên liệu thực vật trên cạn sẽ không hấp dẫn đối với các loại động vật thủy sản. Do đó, chất dẫn dụ được thêm vào thức ăn để tăng thêm sự hấp dẫn khiến tôm ăn nhiều hơn.

Chất dẫn dụ cho tôm là gì? Các chất dẫn dụ và cách dùng
Chất dẫn dụ được thêm vào thức ăn để hấp dẫn tôm hơn.

Chất dẫn dụ thuộc về một nhóm nhỏ của các chất hóa học như các Acid Amin tự do, Nucleotides, Nucleosides, Betaine, và một phần của các Ammonium Base các chất dẫn dụ có nguồn gốc động vật thường là bột Krill, bột mực, bột gan mực,… được bổ sung từ 1-6%.

– Lợi ích khi sử dụng chất dẫn dụ trong nuôi tôm

Các động vật thủy sản thường có khứu giác và vị giác nhạy cảm hơn các động vật trên cạn. Do đó, trong các thức ăn cho tôm thì chất dẫn dụ luôn là một phụ gia quan trọng. Hợp chất dẫn dụ hiệu quả nhất đối với thủy sản là các Acid Amin tự do, các Acid Amin này có rất nhiều trong dịch chiết từ tôm và mực. Bột gan mực, bột mực, dịch cá, dịch tôm và nhiều hợp chất hữu cơ khác là các chất dẫn dụ có trong thức ăn thủy sản.

Dưới đây là một số lợi ích cụ thể khi sử dụng chất dẫn dụ trong nuôi tôm:

  • Tăng vị ngon của thức ăn.
  • Tăng khả năng bắt mồi, tăng khả năng sử dụng thức ăn của tôm, khiến tôm ăn nhiều hơn.
  • Giảm lượng thức ăn thừa thải ra.
Chất dẫn dụ cho tôm là gì? Các chất dẫn dụ và cách dùng
Chất dẫn dụ giúp tôm ăn ngon, tăng khả năng bắt mồi và giảm lượng thức ăn thừa.

Các chất dẫn dụ trong nuôi tôm và cách dùng hiệu quả

Các chất dẫn dụ cho tôm ăn được chia thành 3 nhóm: Hấp dẫn (lôi kéo tôm tới chỗ ăn), kích thích ăn (có thể chỉ ăn vừa phải), và kích thích ăn nhiều. Các chất dẫn dụ đều có chung các đặc điểm đó là các hợp chất chứa Nitơ, không bay hơi, có khối lượng phân tử rất nhỏ, tan trong nước và ổn định ở nhiệt độ cao. Một số chất dẫn dụ có trong thức ăn và cách sử dụng chúng như sau:

– Betaine (Trimethylglycine)

Betaine là hợp chất Nitơ phi Protein có nguồn gốc tự nhiên, Betaine thường có nhiều trong cá biển. Trong công nghiệp chế biến, Betaine được sản xuất từ rỉ mật củ cải đường. Betaine vừa là chất chung cấp gốc methyl và vừa là chất dẫn dụ động vật thủy sản

Bổ sung betaine vào thức ăn cho tôm thẻ chân trắng với hàm lượng 5g/kg thức ăn giúp tôm ăn mạnh hơn, tăng trưởng nhanh hơn và giảm hệ số FCR.

– Dịch cá/tôm thủy phân

Dịch cá thủy phân là sản phẩm của công nghiệp chế biến phụ phẩm cá, màu vàng nâu. Hàm lượng Protein có trong chúng giao động từ 62-80%, tùy theo mùa vụ và giống loài sử dụng. Trong đó hợp chất Nitơ phi Protein chiếm tỷ lệ cao nhất. Dịch cá thủy phân chứa các Acid Amin tự do và các Peptide nên được sử dụng trong thức ăn thủy sản như chất dẫn dụ.

Bà con có thể bổ sung 2% dịch cá thủy phân vào thức ăn cho tôm giúp tôm ăn nhiều thức ăn trong sàng hơn

Tương tự với dịch cá, dịch tôm thủy phân là sản phẩm của quá trình chế biến phụ phẩm tôm, thường bao gồm đầu và vỏ tôm. Hàm lượng Chitin, Protein, khoáng và Carotenoid rất rộng. Trong đó Protein chiếm tỷ lệ cao nhất, dao động trong khoảng 50-60%, khoáng chiếm 30-50% và Chitin chiếm khoảng 13-42%. Ngoài ra, trong dịch tôm thủy phân còn chứa các Acid Amin, Betain có vai trò dẫn dụ trong thức ăn của tôm.

– Bột ruốc

Bột ruốc hay còn gọi là krill, bổ sung krill vào thức ăn cho tôm thẻ chân trắng có tác dụng làm tăng vị ngon của thức ăn. Những nghiên cứu về sử dụng bột ruốc trên tôm chủ yếu về tăng trưởng hoặc để thúc đẩy lượng ăn.

– Bột gan mực

Bột gan mực được chế biến từ chế phẩm của công nghệ chế biến mực. Trong chế biến mực đông lạnh, một phần lớn nội tạng, đầu mực, vây bơi, da,… không dùng trong thực phẩm đều được chế biến thành bột gan mực. Thành phần Protein có trong bột nhuyễn thể khá cao, trung bình 70-80%, bột gan mực có hàm lượng Protein khoảng 50% vì được cấu tạo từ 2/3 vỏ đậu nành, chứa tỷ lệ cao Glycine và Betaine nên dẫn dụ tôm cá rất cao.

Chất dẫn dụ cho tôm là gì? Các chất dẫn dụ và cách dùng
Bột gan mực – Một loại chất dẫn dụ sử dụng trong nuôi tôm.

– Bột cá

Thức ăn thủy sản dành cho tôm và cá biển sử dụng một tỷ lệ rất cao bột cá (30-40%). Có rất nhiều nghiên cứu nhằm thay thế bột cá trên thức ăn tôm (Suárez và ctv, 2009) và thức ăn cá biển (Kaushik, 2004) bằng các nguồn Protein thay thế khác như các loại Protein thực vật (các loại khô dầu) hay các loại Protein động vật (bột gia cầm, bột huyết, bột xương thịt). Tuy nhiên, không nên thay thế hoàn toàn và vẫn phải sử dụng một tỷ lệ cao bột cá trong thức ăn tôm và cá biển.

Chất dẫn dụ cho tôm là gì? Các chất dẫn dụ và cách dùng
Bột cá được sử dụng làm chất dẫn dụ trong nuôi tôm.

Tôm là một loài vật ăn chậm, trước tiên chúng phải tìm kiếm thức ăn thông qua các thụ thể hóa học nhạy cảm, có nghĩa là thức ăn phải tiết ra chất dẫn dụ để thu hút chúng ăn. Một khẩu phần chứa các chất dẫn dụ tốt có thể cải thiện hiệu suất tăng trưởng và khả năng sử dụng thức ăn của tôm.

Hy vọng qua bài viết trên, BIOGENCY sẽ giúp bà con hiểu rõ hơn về chất dẫn dụ. Mọi thắc mắc bà con có thể liên hệ theo số HOTLINE 0909 538 514 để được hỗ trợ và giải đáp kịp thời. BIOGENCY kính chúc bà con có một vụ mùa bội thu!

>>> Xem thêm: Cách bảo quản và sử dụng thức ăn trong nuôi tôm hiệu quả!