Chất thải chăn nuôi là tài nguyên

Hiện nay có hơn 12 ngàn trang trại chăn nuôi trên cả nước, điều này cũng đi kèm theo một lượng chất thải chăn nuôi cực kỳ lớn được tạo ra mỗi ngày. Với lượng chất thải từ chăn nuôi này nếu biết tận dụng sẽ trở thành nguồn tài nguyên cực kỳ lớn đóng góp cho tăng trưởng GDP của ngành nông nghiệp, mang lại từ 15 – 20 nghìn tỷ đồng mỗi năm.

Chất thải chăn nuôi là tài nguyên

Chất thải chăn nuôi bao gồm những gì?

Theo các con số thống kê, ước tính có tới 61 triệu tấn phân, trên 304m³ nước thải và gần 15 triệu tấn CO2 được thải ra mỗi năm tại Việt Nam. Chất thải chăn nuôi sẽ bao gồm 3 loại chính là chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ, nước thải, khí thải.

Chất thải chăn nuôi là tài nguyên
Ngành chăn nuôi tạo ra một lượng lớn chất thải ra môi trường.

– Chất thải rắn

Chất thải rắn được tạo ra trong chăn nuôi sẽ bao gồm chất thải hữu cơ và vô cơ:

Chất thải hữu cơ: Chủ yếu là phân, tiếp đến là thức ăn thừa của vật nuôi và cuối cùng là xác vật nuôi chết trong quá trình nuôi (chiếm khoảng 1% – không bị tác động bởi dịch bệnh)

Chất thải vô cơ: Chủ yếu là từ các chai lọ, bao bì đựng thức ăn của vật nuôi.

– Nước thải

Nước thải chăn nuôi sẽ bao gồm nước tiểu của vật nuôi, nước tắm của vật nuôi, nước rửa chuồng trại, nước uống bị rơi vãi ra ngoài,… Những loại nước này lúc nào cũng sẽ bị lẫn với các chất thải rắn có trong chuồng trại như phân, thức ăn, các vi sinh vật,…

Hàm lượng COD, BOD, Nitơ, Photpho và sinh vật gây bệnh trong nước thải chăn nuôi thường cao hơn nhiều lần so với quy chuẩn xả thải. Nếu không được xử lý sẽ gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

– Khí thải

Khí thải chăn nuôi chủ yếu phát sinh từ khu vực chuồng trại, hệ thống cống – đường dẫn thoát nước thải, khu vực tách – ép phân, khu vực ủ phân, bể chứa nước thải,… Lượng khí thải này thường có mùi hôi gây khó chịu, ảnh hưởng đến môi trường không khí (NH3, NO2, CH4, H2S, CO2…)

Chất thải chăn nuôi có thể tái sử dụng

Như đã đề cập ở phần mở đầu bài viết, chúng ta hoàn toàn có thể biến chất thải chăn nuôi trở thành một nguồn tài nguyên lớn bằng cách tái sử dụng. Nó có khả năng mang lại 15 – 20 nghìn tỷ đồng mỗi năm. Vậy chất thải chăn nuôi có thể tái sử dụng như thế nào mà có thể giúp tăng thêm giá trị kinh tế như vậy?

Hai nguồn tài nguyên lớn của chất thải chăn nuôi chính là chất thải hữu cơ và nước thải.

– Chất thải hữu cơ

Lượng chất thải hữu cơ chiếm phần lớn từ chất thải (phân) của động vật nuôi và thường sẽ được tận dụng để ủ phân compost.

Chất thải chăn nuôi là tài nguyên
Mô hình ủ phân Compost trong chăn nuôi được nhiều trang trại thực hiện.

Quá trình ủ phân sẽ tạo điều kiện thuận lợi giúp quá trình phân hủy sinh học các chất hữu cơ diễn ra nhanh chóng hơn. Phân sau quá trình ủ sẽ có dạng mùn và được gọi là phân compost. Phân compost được tái sử dụng trong nông nghiệp, trở thành nguồn phân hữu cơ chất lượng cho cây trồng, sản xuất nông nghiệp với nhiều lợi ích như:

  • Không còn mầm bệnh trong phân tươi
  • Cải thiện chất lượng của đất, tăng chất hữu cơ trong đất trồng, cải thiện khả năng giữ nước
  • Ủ phân trong đúng cách và trong điều kiện phù hợp giúp mùi hôi của phân giảm nhanh hơn

Với các giá trị mà phân compost mang lại đã đồng thời giúp giải được bài toán tăng thêm giá trị kinh tế cho ngành chăn nuôi.

– Nước thải trong quá trình chăn nuôi

Nước thải trong quá trình chăn nuôi bao gồm nước thải từ chuồng trại và nước thải sau tách phân đều có thể tái sử dụng và trở thành tài nguyên khi được áp dụng công nghệ sinh học để xử lý.

  • Công nghệ khí sinh học (Biogas): Nước thải được xử lý qua công nghệ hầm Biogas vừa giúp thu khí Biogas để biến thành nhiên liệu đốt, thay thế các nhiên liệu truyền thống (than, củi,…). Vừa có thể tạo nên điện năng để giúp tiết kiệm chi phí điện cần sử dụng.
  • Hệ thống sinh học xử lý nước thải chăn nuôi: Nước thải chăn nuôi cần được xử lý qua một hệ thống sinh học để đảm bảo nước thải ra không gây nguy hại cho môi trường và sức khỏe con người. Nước thải chăn nuôi đạt chuẩn QCVN 62-MT:2016/BTNMT có thể tái sử dụng để vệ sinh chuồng trại, tưới cây. Điều này sẽ giúp tiết kiệm nguồn tài nguyên nước, đảm bảo sức khỏe con người và môi trường sống.

>>> Xem thêm: Công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi đang được áp dụng nhiều hiện nay

Cách biến “chất thải chăn nuôi thành tài nguyên” với giải pháp sinh học BIOGENCY

Có thể thấy rõ chất thải chăn nuôi là một nguồn tài nguyên, góp phần lớn vào việc tăng giá trị kinh tế cho ngành chăn nuôi. Mà mấu chốt của việc biến “chất thải chăn nuôi thành tài nguyên” chính là nằm ở giai đoạn xử lý chúng hiệu quả. Và giải pháp sinh học xử lý toàn diện các vấn đề trong chăn nuôi của BIOGENCY sẽ giải quyết được điểm mấu chốt này.

Chất thải chăn nuôi là tài nguyên
Giải pháp sinh học BIOGENCY giúp biến “chất thải chăn nuôi thành tài nguyên”.

Nói giải pháp sinh học từ BIOGENCY là giải pháp toàn diện, bởi giải pháp này có thể giải quyết được tất cả các vấn đề mà chất thải chăn nuôi cần xử lý. Bao gồm cả chất thải rắn, nước thải và khí thải:

  • Tăng chất lượng phân compost khi bổ sung thêm được 13 chủng vi sinh vật có lợi. Giảm mùi hôi trong quá trình ủ phân.
  • Tăng 30 – 50% lượng khi đốt thu được và xử lý tắc nghẽo do bùn cặn lâu ngày tại hầm Biogas.
  • Nước thải: Xử lý Tổng Nitơ đạt chuẩn xả thải và có thể tái sử dụng theo quy chuẩn QCVN 62-MT:2016/BTNMT Nước thải chăn nuôi.
  • Khu vực chuồng nuôi, tách phân và sau quạt hút giảm được đến 80% mùi hôi trong thời gian ngắn.

Nhờ áp dụng công nghệ sinh học Microbe-Lift độc quyền, BIOGENCY đã có thể xây dựng giải pháp toàn diện của mình. Nhờ đó mà chỉ cần sử dụng giải pháp xử lý từ BIOGENCY, chất thải chăn nuôi sẽ có thể tái sử dụng và biến thành tài nguyên hiệu quả.

Chất thải chăn nuôi là tài nguyên
Tóm tắt đầy đủ các sản phẩm ứng dụng trong giải pháp xử lý chất thải chăn nuôi từ BIOGENCY.

Để có những thông tin chi tiết hơn và nhận được sự tư vấn đến từ các chuyên gia kỹ thuật vận hành xử lý nước thải chăn nuôi. Hãy gọi HOTLINE 0909 538 514, BIOGENCY sẵn sàng đồng hành, giải đáp và giúp bạn giải quyết mọi vấn đề đang gặp phải về chất thải chăn nuôi của bạn.

>>> Xem thêm: Xử lý chất thải chăn nuôi toàn diện: Mùi, Phân, Nước thải