Vi sinh vật xử lý nước thải có khả năng phân hủy, chuyển hóa các chất hữu cơ trong nước thải, phân tách thành những tế bào mới và sử dụng các chất đó như thức ăn và sinh ra những phản ứng sinh học tổng hợp. Bài viết dưới đây Biogency sẽ cung cấp thông tin về những chủng vi sinh vật xử lý nước thải hiệu quả nhất được áp dụng nhiều trong các hệ thống xử lý nước thải hiện nay. Hãy cùng theo dõi nhé!
Vi sinh vật có vai trò gì trong quá trình xử lý nước thải?
Vi sinh vật là tập hợp gồm nhiều loại vi sinh khác nhau, có mặt ở mọi nơi mà mắt thường không thể nhìn thấy được. Vi sinh vật xử lý nước thải có khả năng phân hủy, chuyển hóa các chất hữu cơ trong nước thải, phân tách thành những tế bào mới và sử dụng các chất đó như thức ăn và sinh ra những phản ứng sinh học tổng hợp.
Hình 1. Vi sinh vật xử lý nước thải là tập hợp của nhiều loài vi sinh khác nhau.
Những vi sinh vật xử lý nước thải có thể là vi khuẩn, nấm men, các động vật nguyên sinh… được tổng hợp, bảo quản dưới nhiều thể khác nhau như lỏng, rắn hay bùn lỏng. Trong đó, vi khuẩn luôn chiếm ưu thế lên đến 90% trong quá trình xử lý nước thải. Trong đó, một số vi khuẩn nổi bật, mang lại hiệu quả cao và được ứng dụng phổ biến trong các giải pháp xử lý nước thải sinh học như: Nitrosomonas, Nitrobacter, Pseudomonas, Bacillus Amyloliquefaciens…
Các chủng vi sinh vật xử lý nước thải hiệu quả nhất!
Tùy thuộc vào môi trường, đặc tính của nguồn nước thải mà sẽ ứng dụng các vi sinh vật khác nhau vào quy trình xử lý nước thải. Việc này giúp tối đa được hiệu quả trong công tác xử lý.
– Vi khuẩn Nitrosomonas
Vi khuẩn Nitrosomonas là một chi các vi khuẩn Chemoautotrophic hình que, thuộc loại vi sinh vật tự dưỡng, gram âm. Đặc biệt, Nitrosomonas đóng vai trò quan trọng trong quá trình Nitrat hóa, có khả năng hoạt động mạnh mẽ, loại bỏ Amonia bằng cách chuyển hóa chúng về dạng Nitrit..
Trong quá trình Nitrat hóa, không thể thiếu đi sự xuất hiện của vi khuẩn Nitrosomonas. Loại vi sinh vật xử lý nước thải này đóng vai trò chuyển hóa Amoniac (NH3, NH3) thành Nitrit (NO2) thông qua việc xem Amoniac như là nguồn năng lượng cho hoạt động sống. Quá trình này phải được diễn ra trong điều kiện có oxy, vi khuẩn sử dụng oxy hòa tan để sinh trưởng và phát triển. Phản ứng của quá trình xử lý chất thải trong nước, đưa Amoni về dạng Nitrit như sau:
NH4+ + 1,5 O2 ===> NO2- + 2H+ + H2O
Hình 2. Vi khuẩn Nitrosomonas giúp chuyển hóa Amoniac thành Nitrit.
– Vi khuẩn Nitrobacter
Vi khuẩn Nitrobacter là một chi bao gồm các vi khuẩn hình que, gram âm và tự dưỡng. Nitrobacter sinh sản thông qua quá trình tự nảy chồi hoặc nhân đôi.
Đối với quá trình Nitrat hóa, Nitrit chỉ là sản phẩm trung gian. Để thu được Nitrat (NO3) cần có sự tham gia của vi khuẩn Nitrobacter để chuyển hóa Nitrit (NO2). Việc chuyển hóa này rất quan trọng vì nếu lượng Nitrit tích tụ quá nhiều sẽ gây hại đến thực vật.
Vi khuẩn Nitrobacter oxy hóa Nitrit thành Nitrat để sinh ra nguồn năng lượng sử dụng cho hoạt động sống của chúng, được thực hiện theo phản ứng oxy hóa sau:
2NO2− + H2O → NO3− + 2H+ + 2e−
2H+ + 2e− + ½O2 → H2O
Những nhóm vi khuẩn Nitrat hóa như Nitrobacter hay Nitrosomonas đã đóng góp rất lớn trong quá trình xử lý Nitơ, Amonia trong nước thải. Và đây cũng được xem là hai trong các chủng vi sinh vật xử lý nước thải hiệu quả nhất đang được áp dụng.
Hình 3. Men vi sinh Microbe-Lift N1 chứa cả 2 chủng vi sinh vật xử lý nước thải chứa Amonia, Nitơ: Nitrosomonas và Nitrobacter.
– Vi khuẩn Pseudomonas
Sau khi quá trình Nitrat hóa được hoàn tất, để tiếp tục xử lý nước thải cần thực hiện quá trình khử Nitrat để giải phóng khí Nitơ tự do. Và vi khuẩn Pseudomonas giữ nhiệm vụ quan trọng trong giai đoạn này.
Vi khuẩn Pseudomonas tồn tại dưới dạng tế bào hình que, gram âm, dị dưỡng và không có bào tử, di chuyển nhờ roi ở đầu. Chủng vi khuẩn này có đặc tính dễ thích nghi và hoạt động tốt trong nhiều điều kiện môi trường cả hiếu khí, kỵ khí lẫn tùy nghi nên có thể sống ở nhiều nơi như đất, nước thực vật, động vật,…
Là một chủng vi sinh vật xử lý nước thải hiệu quả, vi khuẩn Pseudomonas đóng nhiều vai trò trong quá trình xử lý, có thể kể đến như:
- Tổng hợp Enzyme nhằm phân hủy các chất hữu cơ tồn tại trong nước.
- Tạo ra quá trình oxy hóa khử, tạo ra sản phẩm sau phản ứng là H2O và CO2.
- Đóng vai trò chủ yếu trong quá trình khử Nitrat, giảm thiểu các chất ô nhiễm như Nitơ, Amoni, Nitrit, Nitrat có trong nước thải.
Với khả năng xử lý Nitrat tối ưu trong nước thải, vi khuẩn Pseudomonas được ưa chuộng sử dụng trong các biện pháp sinh học xử lý nước thải hiện nay.
Hình 4. Men vi sinh Microbe-Lift IND chứa chủng vi khuẩn Pseudomonas hiệu quả cho quá trình khử Nitrat của hệ thống nước thải.
– Vi khuẩn Bacillus Amyloliquefaciens
Bacillus Amyloliquefaciens là loài vi khuẩn thuộc chi Bacillus. Đây là loại trực khuẩn, có dạng hình que, gram dương, có kích thước từ 0.5 µm đến 20 µm.Vi khuẩn Bacillus Amyloliquefaciens có khả năng phân hủy tốt các chất hữu cơ, tham gia vào quá trình Amoni hóa, có thể ức chế nhiều nhóm sinh vật.
Trong công tác xử lý môi trường, vi khuẩn Bacillus Amyloliquefaciens được đánh giá là một trong những chủng vi sinh vật xử lý nước thải hiệu quả, có nhiều ứng dụng nổi trội như:
- Phân hủy các chất hữu cơ, thủy phân chất béo phức hợp, chuyển hóa Cellulose thành đường: Chủng vi sinh vật này có khả năng sử dụng các chất vô cơ, hữu cơ có trong nước thải để phát triển lên thành quần thể vi sinh vật có lợi. Ngoài ra, chúng có thể tiết ra Enzyme Protease để phân hủy mạnh mẽ các chất hữu cơ, Enzyme Lecithinase để tăng cường thủy phân các chất béo phức hợp, Enzyme Cellulase giúp chuyển hóa Cellulose thành đường. Từ đó, chúng được ứng dụng thường xuyên để khử mùi hôi, phân hủy chất hữu cơ,…
- Ức chế các nhóm sinh vật gây hại, gây thối: Trong khi cạnh tranh môi trường sống với các sinh vật gây hại, nhóm vi khuẩn này có khả năng tiết ra những kháng sinh có chức năng tiêu diệt hoặc ức chế các sinh vật đó. Từ đó, chúng giúp tăng cường hệ miễn dịch cho môi trường.
- Cạnh tranh sắt với các vi khuẩn có hại: Việc cạnh tranh này giúp làm giảm lượng sắt có trong môi trường, cản trở sự phát triển của các vi khuẩn độc hại.
Hình 5. Men vi sinh Microbe-Lift OC, IND và SA chứa chủng Vi khuẩn Bacillus Amyloliquefaciens giúp kiểm soát khí gây mùi hiệu quả trong quá trình xử lý nước thải.
– Vi khuẩn Bacillus Thuringiensis Israelensis
Vi khuẩn Bacillus Thuringiensis Israelensis là loài vi khuẩn đất, gram dương, có khả năng tổng hợp Protein làm tê liệt các loài côn trùng cụ thể là muỗi, ruồi đen và nấm Gnats. Loài vi khuẩn này được ứng dụng nhằm tiêu diệt, kiểm soát ruồi, muỗi gây hại đến sản xuất, quá trình xử lý nước thải và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Bacillus Thuringiensis Israelensis được sử dụng như một biện pháp sinh học tiêu diệt muỗi, ruồi đen, thân thiện với môi trường và không gây hại đến sức khỏe con người. Do đó, nó cũng được đánh giá cao là một trong những chủng vi sinh vật xử lý nước thải hiệu quả hiện nay.
Hình 6. Men vi sinh Microbe-Lift BMC chứa chủng vi khuẩn Bacillus Thuringiensis Israelensis giúp xử lý ruồi, muỗi hiệu quả.
Những khu vực đọng nước, độ ẩm cao sẽ là môi trường rất thích hợp cho sự phát triển của muỗi. Có rất nhiều cách để giảm thiểu và ngăn chặn sự sinh trưởng của muỗi, thế nhưng phương pháp sử dụng vi khuẩn Bacillus Thuringiensis Israelensis vẫn được ứng dụng cao do tính an toàn với sức khỏe và môi trường sống.
—
Hiện nay, ứng dụng vi sinh vật trong xử lý nước thải ngày càng được quan tâm rộng rãi. Để tối ưu hiệu quả của quy trình xử lý nước thải, cần phải hiểu được đặc tính, chức năng của từng loại nước thải cũng như chức năng của từng chủng vi sinh vật cụ thể. Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần biết về các chủng vi sinh vật xử lý nước thải hiệu quả nhất, là cơ sở để lựa chọn đúng sản phẩm xử lý nước thải phù hợp nhất cho hệ thống của mình.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần tư vấn về các chủng vi sinh vật xử lý nước thải hay các giải pháp sinh học trong xử lý nước thải, hãy liên hệ Biogency theo HOTLINE 0909 538 514 để được tư vấn chi tiết.
>>> Xem thêm: Phương pháp xử lý nước thải nhiễm mặn hiệu quả