Áp dụng công nghệ Biofloc trong nuôi tôm đem lại hiệu quả như thế nào?

Hiện nay, công nghệ Biofloc được ứng dụng ngày càng nhiều trong quá trình nuôi tôm. Áp dụng công nghệ Biofloc trong nuôi tôm mang lại những kết quả ngoài mong đợi cho bà con. Vậy công nghệ Biofloc có ưu điểm gì? Và áp dụng như thế nào để mang lại hiệu quả? Hãy cùng Biogency tìm hiểu trong bài viết sau.

Áp dụng công nghệ Biofloc trong nuôi tôm đem lại hiệu quả như thế nào?

Công nghệ Biofloc là gì?

– Công nghệ Biofloc là gì?

Công nghệ Biofloc ( viết tắt là BFT) được hiểu là quá trình tự Nitrat hóa mà không cần thay nước trong ao nuôi tôm. Biofloc tập hợp những chất hữu cơ lơ lửng có trong nước như tảo đa bào, tảo đơn bào, thức ăn dư thừa, xác vi sinh vật, vi khuẩn, phân hoặc ngay cả những loài động vật không xương sống,…

Mỗi một hạt Floc được kết nối, gắn với nhau tựa như một ma trận lỏng lẻo gồm những chất nhờn được tiết ra từ vi khuẩn. Chúng chủ yếu bị tác động bởi các vi sinh vật dạng sợi hoặc do lực hút tĩnh điện. Thế nhưng, trong đó chiếm phần lớn là những vi sinh vật dị dưỡng, những vi sinh vật này được gắn kết bằng Polyhydroxy Alkanoat, hình thành các khối bông, xốp, có màu vàng nâu.

Hạt floc kết nối, gắn với nhau trong ao nuôi tôm.

Hình 1. Hạt floc kết nối, gắn với nhau trong ao nuôi tôm.

– Đặc điểm của công nghệ Biofloc

Công nghệ Biofloc có khả năng đồng hóa những chất thải hữu cơ, chuyển hóa thành sinh khối vi khuẩn với thời gian rất ngắn. Từ đó, Biofloc giúp bảo vệ, cải thật chất lượng môi trường nước mà không cần nhờ đến ánh sáng như các loại tảo.

Không những vậy, hàm lượng chất dinh dưỡng từ Biofloc mang lại rất cao (hàm lượng Protein chiếm từ 30 – 45%; hàm lượng chất béo chiếm từ 1 – 5%) và được sử dụng thành một loại thức ăn cho tôm, cá. Bên cạnh đó, đây cũng là nguồn Vitamin và khoáng chất có lợi cho thủy sản.

Có một số hệ thống Biofloc được đưa vào sản xuất thương mại với mô hình ao nuôi ngoài trời, ao nuôi lót bạt hay trong bể. Ngoài ra, có một số hệ thống Biofloc còn được xây trong tòa nhà kín và không tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên trực tiếp, được gọi là hệ thống Biofloc nước nâu.

Áp dụng công nghệ Biofloc trong nuôi tôm đem lại hiệu quả như thế nào?

– Tạo môi trường nước sạch cho tôm sinh trưởng và phát triển

Hiện nay, công nghệ Biofloc (hoặc Semi-Biofloc) được xem là công cuộc đổi mới, mang lại một môi trường sống xanh, sạch, khỏe cho nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm. Công nghệ này hoạt động dựa trên nguyên lý sản xuất vi sinh vật tại chỗ cùng với những vai trò chủ chốt sau:

  • Hấp thụ những hợp chất Nitơ được tạo ra trong Protein vi sinh vật tại chỗ, nhờ đó duy trì chất lượng nước.
  • Chuyển hóa chất thải hữu cơ thành nguồn cung cấp Protein cho tôm.
  • Cạnh tranh môi trường sống với những loài vi khuẩn gây bệnh.

Áp dụng công nghệ Biofloc trong nuôi tôm là một giải pháp cho môi trường nước xanh, sạch và bền vững.

Hình 2. Áp dụng công nghệ Biofloc trong nuôi tôm là một giải pháp cho môi trường nước xanh, sạch và bền vững.

Ngoài ra, Công nghệ Biofloc có một vai trò quan trọng trong việc tái chế các chất dinh dưỡng và duy trì chất lượng nước. Khả năng vận hành của hệ thống Biofloc với tỷ lệ trao đổi nước rất thấp, nhờ đó mà hoạt động và sự phát triển của Biofloc sẽ được tốt hơn, hỗ trợ cho quá trình xử lý nước thải và tăng cường xử lý những hợp chất hữu cơ dư thừa dưới đáy ao.

– Giúp tăng cường xử lý chất thải dư thừa dưới đáy ao

Những năm gần đây, công nghệ Biofloc được ứng dụng rất nhiều trong việc nuôi tôm và mang lại những hiệu vượt xa mong đợi. Sau quá trình ứng dụng thực tế cho thấy, tỷ lệ tôm sống trong ao nuôi được cải thiện đáng kể từ 97 – 100%. Ngoài ra, hệ thống Biofloc còn giúp xử lý các chất thải dư thừa dưới đáy ao, được chứng minh hiệu quả khi nguồn giống của tôm được khỏe mạnh và không bị nhiễm bệnh.

Áp dụng công nghệ Biofloc làm cho tôm khỏe mạnh, sản lượng thu hoạch cao.

Hình 3. Áp dụng công nghệ Biofloc làm cho tôm khỏe mạnh, sản lượng thu hoạch cao.

– Tiết kiệm chi phí mua thức ăn

Công nghệ Biofloc còn giúp bà con tiết kiệm chi phí đáng kể của thức ăn, tôm ăn được khoảng 35% thức ăn dạng viên khi áp dụng công nghệ Biofloc và sau đó đạt được mức tăng trưởng tốt hơn.

Hệ thống Biofloc và mức độ an toàn sinh học trong ao nuôi tôm

Hệ thống Biofloc Mức độ an toàn sinh học
Không thay nước (chỉ thêm lượng nước bù cho nước bị xi-phông hoặc bay hơi). Nguy cơ Virus xâm nhập vào môi trường ao nuôi thông qua nguồn nước rất ít.
Chỉ sử dụng nguồn nước đã thông qua xử lý (từ hồ chứa dự trữ). Hệ thống được lắp ráp có hồ chứa.
Sục khí 22 – 24h (tùy theo năng lực chăm sóc) để có Biofloc lơ lửng trong nước ao. Nguồn oxy hòa tan ổn định, sức khỏe tôm tốt hơn.
Trong hệ thống Biofloc sẽ không xảy ra hiện tượng tảo nở hoa và tàn (do không sử dụng được ánh sáng mặt trời để quang hợp). Điều kiện môi trường ổn định, giảm stress cho tôm.
Nguồn oxy hòa tan và độ pH ổn định. Môi trường nước ổn định, giảm stress cho tôm.
Biofloc chứa các protein đơn bào (protein chiếm đến 30-50%) Nguồn thức ăn, dinh dưỡng tự nhiên phong phú.
Trong hệ thống Biofloc hoạt động ổn định, có thể phát hiện được hơn 2000 loài vi khuẩn. Khả năng có thể của Probiotic.
Biofloc bao gồm 6 loại gen liên quan đến hệ miễn dịch. Giúp tăng cường hoạt động miễn dịch của tôm.

Hướng dẫn áp dụng công nghệ Biofloc hiệu quả

  • Cần phải được sục khí liên tục 24 giờ/ngày, do công nghệ Biofloc hoạt động dựa trên nguyên lý vi khuẩn dị dưỡng, ăn vật chất hữu cơ nên sẽ tiêu thụ năng lượng và hàm lượng oxy hòa tan.
  • Vị trí đặt quạt nước phải hợp lý để giữ các hạt lơ lửng trong nước, đảm bảo khả năng tạo khối vi khuẩn.
  • Kiểm soát lượng Cacbon, Nitơ trong ao nuôi, bổ sung thêm mật rỉ đường, tinh bột ép viên cho tôm.
  • Ao nuôi phải được lót bạt và hạn chế sự trao đổi nước, ngăn chặn sự lây lan bệnh dịch giữa các ao.
  • Nhiệt độ lý tưởng ở 28 – 30°C, độ pH trong khoảng 6,8 – 8.0.
  • Mật độ thả cao, ở mức 130-150 PL10/m2.

Ao nuôi phải được sục khí liên tục khi áp dụng công nghệ Biofloc.

Hình 4. Ao nuôi phải được sục khí liên tục khi áp dụng công nghệ Biofloc.

Thuận lợi và khó khăn khi áp dụng công nghệ Biofloc vào nuôi tôm

– Thuận lợi:

  • Độ an toàn sinh học cao.
  • Tôm tăng trưởng nhanh, năng suất và sản lượng cao.
  • Tiết kiệm chi phí sản xuất.
  • Ngăn ngừa bệnh đốm trắng ở tôm.
  • Môi trường nước được giữ ổn định, không cần thay nước thường xuyên.

– Khó khăn:

  • Mất khoản chi phí đầu tư ban đầu lớn do cần được lót bạt hoặc xi măng.
  • Cần được sục khí liên tục, nên nếu mất điện sẽ dễ ảnh hưởng đến tôm.
  • Cần có kiến thức và đào tạo kỹ thuật để áp dụng công nghệ Biofloc trong nuôi tôm.

—-

Quá trình ứng dụng công nghệ Biofloc vào nuôi tôm đã mang lại vô số lợi ích, có thể kể đến như: Cải thiện mức độ tăng trưởng, giảm FCR, tiết kiệm chi phí thức ăn, giảm dịch bệnh… Đây là một giải pháp sinh học hiệu quả, bền vững trong nuôi tôm. Hy vọng với những thông tin chia sẻ ở trên sẽ giúp bà con hiểu hơn về công nghệ Biofloc cũng như cách áp dụng công nghệ này vào ao nuôi tôm sao cho hiệu quả.

Ngoài ra, để được tư vấn về các giải pháp sinh học giúp xử lý khí độc, xử lý nước và xử lý đáy trong ao nuôi tôm, bà con hãy liên hệ đến Biogency theo HOTLINE 0909 538 514 để được hỗ trợ nhanh nhất!

>>> Xem thêm: Cách cho tôm ăn như thế nào để mang lại hiệu quả?