Áp dụng công nghệ sinh học hiếu khí và kỵ khí để xử lý nước thải

Việc áp dụng các công nghệ sinh học hiếu khí và kỵ khí để xử lý chất ô nhiễm sẽ phụ thuộc vào tính chất nước thải và đặc trưng ô nhiễm của từng hệ thống. Hiểu rõ về đặc điểm của từng loại công nghệ sinh học sẽ giúp bạn đọc lựa chọn công nghệ xử lý nước thải phù hợp cho nhu cầu của mình.

Áp dụng công nghệ sinh học hiếu khí và kỵ khí để xử lý nước thải

Hai giai đoạn trong quy trình xử lý nước thải

Một quá trình xử lý của hệ thống nước thải thường gồm 2 giai đoạn: Xử lý sơ cấp, xử lý thứ cấp.

  • Giai đoạn xử lý sơ cấp liên quan đến việc loại bỏ chất rắn bằng cách lọc, lắng hoặc tuyển nổi.
  • Giai đoạn xử lý thứ cấp liên quan đến việc loại bỏ các chất hữu cơ thông qua hóa lý hoặc sinh học thông qua sự phân hủy của các chủng vi sinh vật.

Việc lựa chọn phương pháp xử lý thứ cấp bằng sinh học bao gồm: Phương pháp sử dụng công nghệ sinh học hiếu khí và phương pháp sử dụng công nghệ sinh học kỵ khí.

. Phương pháp sử dụng công nghệ sinh học hiếu khí và phương pháp
Hình 1. Phương pháp sử dụng công nghệ sinh học hiếu khí và phương pháp sử dụng công nghệ sinh học kỵ khí đều sử dụng vi sinh vật làm nguyên liệu để xử lý chất ô nhiễm.

>>> Xem chi tiết: Vi sinh hiếu khí Microbe-Lift IND

>>> Xem chi tiết: Vi sinh kỵ khí Microbe-Lift BIOGAS

Công nghệ sinh học hiếu khí và kỵ khí có gì khác nhau?

Công nghệ sinh học hiếu khí và kỵ khí đều hữu ích và cần thiết cho quá trình xử lý nước thải. Chúng có gì khác nhau? Hãy cùng xem bảng so sánh dưới đây.

Bảng so sánh công nghệ sinh học hiếu khí và kỵ khí:

Hạng mục so sánh Công nghệ sinh học hiếu khí Công nghệ sinh học kỵ khí
Nguyên lý hoạt động Xử lý hiếu khí là sử dụng oxy và sinh khối của vi khuẩn để đồng hóa chất hữu cơ và các chất ô nhiễm khác như Nitơ, Amonia và Phốtpho thành Carbon Dioxide, nước và sinh khối mới. Xử lý kỵ khí là quá trình phá vỡ các tạp chất hữu cơ trong điều kiện không có oxy để tạo ra khí Mêtan, Carbon Dioxide và sinh khối mới.
Ứng dụng Nước thải có nồng độ ô nhiễm vừa và thấp (< 1000 mg/l).
Ví dụ: Nước thải sinh hoạt…
Nước thải có nồng độ ô nhiễm cao (> 1000 mg/l).
Ví dụ: Nước thải ngành thực phẩm…
Chi phí xây dựng Khá cao Tương đối thấp và có thể hoàn vốn bằng việc thu khí Biogas sinh ra để phát điện.
Điện năng tiêu thụ Oxy hóa là một quá trình sử dụng nhiều năng lượng, làm tăng chi phí điện năng sử dụng và bảo trì của quá trình này. Tương đối thấp.
Nước thải sau xử lý Có thể xả thải trực tiếp. Bắt buộc phải qua các phản ứng sinh học/ hóa lý tiếp theo để đáp ứng tiêu chuẩn xả thải.
Ưu điểm – Giảm mùi hôi (do không tạo ra Hydro Sulfua hoặc Mêtan).
– Hiệu quả loại bỏ chất hữu cơ tốt hơn (hiệu suất xử lý COD, BOD lên tối đa 85%).
Khí sinh học được tạo ra trong quá trình xử lý kỵ khí có thể được sử dụng như một nguồn năng lượng tái tạo (khí Biogas / Mêtan).
Nhược điểm – Sinh khối mà vi sinh vật tạo ra (bùn hoạt tính) thường lắng xuống dưới dạng chất rắn sinh học (MLSS). Những chất rắn sinh học này đòi hỏi phải được xử lý, làm tăng thêm chi phí sử dụng và bảo trì (ví dụ: ép bùn). Nếu không thiết kế và vận hành đúng chức năng sẽ phát sinh nhiều mùi hôi do tạo ra nhiều khí Hydro Sulfua.

Lựa chọn Công nghệ sinh học hiếu khí và kỵ khí để xử lý nước thải phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Việc áp dụng các công nghệ xử lý nước thải hiếu khí và kỵ khí để xử lý chất ô nhiễm sẽ phụ thuộc vào tính chất nước thải và đặc trưng ô nhiễm của từng hệ thống, cụ thể là các yếu tố như:

  • Tính chất của nước thải.
  • Nhu cầu oxy hóa học (COD).
  • Nhu cầu oxy hóa sinh học (BOD).
  • Thời gian xử lý.
  • Chi phí đầu tư.
  • Chi phí vận hành và bảo trì.
  • Chi phí ép bùn.
  • Yêu cầu về không gian.
  • Chất lượng nước thải đầu ra mong muốn.

Xác định nồng độ các chất ô nhiễm đầu vào và phân tích các tiêu chí phù hợp như trên là điều cần thiết để đưa ra một phương án xử lý nước thải tối ưu.

Đối với những loại hình nước thải có tính chất ô nhiễm cao như: Nước thải chế biến thủy sản, nước thải chế biến thực phẩm… sẽ sử dụng kết hợp cả hai công nghệ này để việc xử lý đạt hiệu quả tối ưu nhất.

—–

Xử lý nước thải bằng công nghệ sinh học hiếu khí và kỵ khí đang là lựa chọn tối ưu cho các doanh nghiệp vì vừa giúp xử lý nhanh các chỉ tiêu ô nhiễm, lại an toàn cho người vận hành và môi trường. Liên hệ Biogency qua HOTLINE 0909 538 514 để được tư vấn chi tiết về công nghệ sinh học trong xử lý nước thải và các chế phẩm vi sinh giúp nâng cao hiệu quả xử lý của hệ thống.

>>> Xem thêm: Nuôi cấy vi sinh tại bể hiếu khí như thế nào?