Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện thường áp dụng công nghệ xử lý nào?

Nước thải bệnh viện nói riêng và nước thải y tế nói chung là loại nước thải chứa nhiều chất ô nhiễm, nguy hiểm cho cả con người và môi trường. Do đó, việc áp dụng công nghệ nào để xử lý nước thải bệnh viện sao cho hiệu quả là vấn đề được nhiều đơn vị quan tâm hiện nay. Hãy cùng Biogency tìm hiểu chi tiết hơn về công nghệ xử lý nước thải bệnh viện và các yếu tố cần kiểm soát trong quá trình vận hành để xử lý nước thải bệnh viện đạt chuẩn qua bài viết dưới đây.

Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện thường áp dụng công nghệ xử lý nào?

Tính chất nước thải bệnh viện

Nước thải bệnh viện nói riêng và nước thải y tế nói chung thường được phát sinh từ hai nguồn chính là:

  • Nước thải sinh hoạt: Từ hoạt động vệ sinh của bệnh nhân, thân nhân, cán bộ, nhân viên bệnh viện, các hoạt động giặt giũ quần áo bệnh nhân, vệ sinh phòng…
  • Nước thải y tế: Từ hoạt động khám, chữa bệnh, tiểu phẩu, phẫu thuật, xét nghiệm, vệ sinh dụng cụ y khoa… nước thải này chứa nhiều vi khuẩn tiềm ẩn nguy cơ lớn gây ra các bệnh truyền nhiễm cho con người nếu không được xử lý.

Nước thải bệnh viện chứa nhiều thành phần ô nhiễm nguy hiểm cho con người và môi trường như: COD, BOD, TSS, Sunfua, Amoni, Nitrat, Phosphat, các vi khuẩn gây bệnh như Salmonella, Shigella, Vibrio cholerae…

Nước thải bệnh viện chứa nhiều chất ô nhiễm với hàm lượng cao.

Hình 1. Nước thải bệnh viện chứa nhiều chất ô nhiễm với hàm lượng cao.

Với đặc tính ô nhiễm hữu cơ cao, nước thải bệnh viện thường áp dụng công nghệ sinh học để xử lý. Các công nghệ sinh học thường được sử dụng để xử lý nước thải bệnh viện là:

  • Công nghệ AAO kết hợp màng MBR.
  • Công nghệ MBBR.
  • Công nghệ AAO.

Công nghệ xử lý nước thải bệnh viện điển hình

– Sơ đồ công nghệ:

Nhiều hệ thống xử lý nước thải bệnh viện hiện nay đang áp dụng công nghệ AAO kết hợp lắng bùn và khử trùng:

Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải bệnh viện.

Hình 2. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải bệnh viện.

– Mô tả công nghệ:

  • Hố thu:

Nguồn nước thải phát sinh từ bệnh viện sẽ theo đường ống dẫn về bể thu gom để chứa nước thải sau đó được bơm qua bể điều hòa.

  • Bể điều hòa:

Đây là nơi tiếp nhận nước thải để chuẩn bị cho quá trình xử lý chính. Bể có chức năng ổn định lưu lượng trong nước thải, điều hòa nồng độ nước thải. Trong bể điều hòa thường có hệ thống sục khí liên tục nhằm xáo trộn nước thải hoàn toàn trong bể.

  • Bể UASB:

Tại bể UASB diễn ra quá trình phân hủy kỵ khí các chất hữu cơ bao gồm 4 giai đoạn:

+ Giai đoạn thủy phân, cắt mạch các hợp chất cao phân tử: Trong giai đoạn này, các chất hữu cơ phức tạp được thủy phân thành những chất đơn giản hơn. Dưới tác dụng của các loại men khác nhau do nhiều loại vi sinh vật tiết ra, các chất hữu cơ phức tạp như Hydratcacbon, Protein, Lipit dễ dàng bị phân hủy thành các chất hữu cơ đơn giản hơn hoặc chất hòa tan.

+ Giai đoạn acid hóa: Trong giai đoạn này, vi khuẩn lên men chuyển hóa các chất hòa tan thành chất đơn giản như Acid béo dễ bay hơi, Alcohols, Acid Lactic, Methanol, CO2, H2, NH3, H2S và sinh khối mới.

+ Giai đoạn Acetic hóa: Vi khuẩn Acetic chuyển hóa các sản phẩm của giai đoạn Acid hóa thành Acetate, H2, CO2 và sinh khối mới.

+ Giai đoạn Metan hóa: Đây là giai đoạn cuối của quá trình phân hủy kỵ khí tạo sản phẩm mong muốn là khí sinh học với thành phần có ích là khí Metan. Tại giai đoạn này COD trong nước thải sẽ giảm.

  • Bể Anoxic:

Trong nguồn nước thải sinh hoạt có chứa một lượng lớn chất dinh dưỡng Nitơ, Phospho. Tại bể Anoxic sẽ diễn ra quá trình khử nitrat, chuyển hóa NO3- trong nước thải thành N2 phân tử và giải phóng vào không khí, qua đó làm giảm nồng độ nitrat.

Trong bể Anoxic được lắp đặt Mixer khuấy chìm để duy trì lượng DO < 0,5 mg/l để quá trình khử nitrat diễn ra hiệu quả

  • Bể Aerotank:

Chức năng chính của bể sinh học hiếu khí khử các chất hữu cơ như BOD, COD đồng thời chuyển hóa Amoni có trong nước thải thành Nitrit và Nitrat. Lượng Nitrat sinh ra trong quá trình hiếu khí sẽ được tuần hoàn một phần về bể Anoxic để thực hiện quá trình khử Nitrat. Quá trình Nitrat hóa và khử Nitrat sẽ làm giảm nồng độ Amoni và Nitrat, từ đó làm giảm hàm lượng tổng Nitơ.

Bể Aerotank bắt buộc phải có hệ thống sục khí để duy trì DO > 3 mg/l nhằm tạo điều kiện cho vi sinh vật hiếu khí phát triển, chuyển hóa Amoni thành Nitrit và Nitrat.

  • Bể lắng bùn:

Hỗn hợp bùn và nước thải từ bể sinh học Aerotank được dẫn qua bể lắng bùn nhằm tiến hành tách bùn và nước. Bông bùn sẽ lắng dưới đáy bể lắng, phần nước sẽ được thu về máng dẫn nước và chảy vào bể khử trùng.

Bùn trong bể lắng sẽ được bơm tuần hoàn về bể Anoxic để duy trì nồng độ bùn hoạt tính. Nếu bùn trong bể dư thì được bơm xả bỏ về bể chứa bùn

  • Bể khử trùng:

Phần nước sau lắng được dẫn qua bể khử trùng. Tại bể khử trùng, hóa chất khử trùng (Chlorine, Javel) được sử dụng để khử khuẩn, tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh trước khi xả thải ra nguồn tiếp nhận.

Nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn xả thải theo QCVN 28:2010/BTNMT.

Những lưu ý khi vận hành để xử lý nước thải bệnh viện hiệu quả

Công nghệ xử nước thải bệnh viện chủ yếu là dùng công nghệ sinh học kỵ khí, thiếu khí và hiếu khí, do đó khi vận hành kỹ sư cần lưu ý những điều sau:

– Đối với bể kỵ khí UASB:

  • Ổn định lưu lượng và hạn chế chất độc, chất tẩy rửa trong nguồn nước thải đầu vào để tránh hiện tượng vi sinh bị chết.
  • Theo dõi kiểm soát pH (duy trì 6.6 – 7.6), nhiệt độ trong bể tối ưu 35°C.
  • Đảm bảo dinh dưỡng cấp vào, giá trị C/N tối thiểu là 25:1.
  • Theo dõi, hạn chế bùn trong bể tràn ra ngoài máng thu nước.

– Đối với bể sinh học thiếu khí Anoxic:

  • Duy trì DO < 0.5 mg/l.
  • Kiểm soát pH trong khoảng 6.5 – 8.5, theo dõi độ kiềm trong bể, độ kiềm thấp sẽ làm giảm hoạt tính của vi sinh và cũng ảnh hưởng đến pH.
  • Theo dõi lưu lượng tuần hoàn từ bể Aerotank và bể lắng về bể Anoxic, nhằm duy trì MLSS trong bể cũng như tăng hiệu quả khử Nitrat, trong trường hợp cần thiết có thể bổ sung thêm Men vi sinh Microbe-Lift IND chứa các chủng vi sinh chuyên biệt giúp tăng hiệu quả khử Nitrat cho hệ thống.
  • Bổ sung dinh dưỡng nếu nước thải đầu vào thiếu dinh dưỡng.

– Đối với bể sinh học hiếu khí Aerotank:

  • Duy trì DO > 3 mg/l.
  • Duy trì dinh dưỡng với tỷ lệ thích hợp BOD:N:P = 100:5:1 hay COD:N:P = 150:5:1.
  • Kiểm soát pH từ 7.0 – 8.0.
  • Nồng độ bùn hoạt tính MLSS duy trì khoảng 2500 – 3500 mg/l.

Những sự cố liên quan đến hệ thống xử lý nước thải bệnh viện như sốc tải, không đủ lượng vi sinh vật cho quá trình xử lý và những vấn đề khác xảy ra trong quá trình vận hành sẽ được kiểm soát hiệu quả với giải pháp xử lý nước thải sinh học được cung cấp bởi Biogency. Hãy liên hệ ngay HOTLINE 0909 538 514, chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn nhanh nhất!

>>> Xem thêm: Phương án xử lý nước thải phòng khám y tế công suất 50m3/ngày