Các trường hợp thường gặp có thể kể đến như tải lượng, COD đầu vào tăng cao, xuất hiện dầu mỡ, chất hoạt động bề mặt,… Những yếu tố này sẽ ảnh hưởng lớn đến hiệu suất xử lý của hệ thống xử lý nước thải ngành chế biến thực phẩm.
Ô nhiễm từ nước thải ngành chế biến thực phẩm
Suy thoái kinh tế, ảnh hưởng của dịch bệnh Covid,… đã ảnh hưởng rất nhiều đến các ngành sản xuất công nghiệp. Tuy nhiên, với ngành chế biến thực phẩm lại không như vậy. Ăn uống là nhu cầu cấp thiết đối với mỗi con người, vậy nên ngành chế biến thực phẩm sẽ luôn đóng vai trò quan trọng và cấp thiết trong xã hội.
Quá trình sản xuất luôn được cải tiến để đáp ứng với yêu cầu về chất lượng ngày càng cao của khách hàng, quá trình đổi mới các dòng sản phẩm trong xưởng sản xuất sẽ tạo ra các dòng nước thải có tính chất ô nhiễm mới so với trước đây. Các trường hợp thường gặp có thể kể đến như tải lượng, COD đầu vào tăng cao, xuất hiện dầu mỡ, chất hoạt động bề mặt,… Những yếu tố trên sẽ ảnh hưởng lớn đến hiệu suất xử lý của hệ thống.
Nước thải ngành thực phẩm mang tính chất ô nhiễm cao, kết hợp với sự thay đổi về tính chất nước thải nêu trên, các hệ thống xử lý nước thải ngành chế biến thực phẩm phải có công nghệ phù hợp nhất để đáp ứng yêu cầu xử lý đạt các tiêu chuẩn xả thải.
Công nghệ xử lý nước thải ngành chế biến thực phẩm đạt chuẩn hiện nay
Mô tả chi tiết quy trình xử lý nước thải ngành chế biến thực phẩm:
- Giai đoạn tiền xử lý – Xử lý cơ học: Nước thải sản xuất đi qua tấm lược rác, bể tách mỡ để lược bỏ rác có kích thước lớn và dầu mỡ.
- Giai đoạn xử lý hóa học: Gồm bể điều hòa, bể DAF. Nước thải sau khi được tách rác và dầu mỡ ở giai đoạn xử lý cơ học sẽ được đưa về điều hòa, bể điều hòa sẽ được sục khí để trung hòa nồng độ các chất ô nhiễm. Sau đó, nước thải sẽ được tải vào bể DAF để để loại bỏ thêm 1 lần nữa các chất rắn lơ lửng.
- Giai đoạn xử lý hóa học: Bao gồm quá trình xử lý ở bể UASB, Aerotank. Tại bể kỵ khí UASB, diễn ra các quá trình phân hủy kỵ khí giúp giảm COD, BOD và quá trình Amon hóa – quá trình quan trọng trong xử lý Nitơ. Nước thải sau quá trình phân hủy kỵ khí sẽ được đưa vào bể sinh học Aerotank để xử lý tiếp các chỉ tiêu còn lại như COD, Nitơ Amonia, …
Với quá trình xử lý nêu trên và thực trạng sản xuất hiện nay, các vấn đề về dầu mỡ, tải lượng tăng cao, nồng độ chất ô nhiễm tăng đột ngột là những vấn đề thường gặp nhất hiện nay. Các vấn đề này ảnh hưởng lớn đến hiệu suất xử lý của toàn hệ thống, tuy nhiên tại bể kỵ khí là dễ bị ảnh hưởng nhất bởi các yếu tố trên.
Bể xử lý kỵ khí là 1 bể đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong hệ thống xử lý nước thải ngành chế biến thực phẩm, tuy nhiên, quá trình xử lý trong bể kỵ khí cũng rất dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như tải lượng, dầu mỡ, nhiệt độ,…
Với kinh nghiệm xử lý thực tế đã được chứng minh cùng đội ngũ kỹ thuật có chuyên môn cao, để ổn định hiệu suất bể kỵ khí trước những tác động nêu trên, BIOGENCY đã nghiên cứu và đưa ra giải pháp tối ưu nhất dựa trên công nghệ vi sinh vật của Viện nghiên cứu sinh thái Hoa Kỳ Ecological Laboratories Inc.
Microbe-Lift BIOGAS chứa các chủng vi sinh vật kỵ khí có hoạt tính mạnh gấp 5 – 10 lần các chủng vi sinh vật kỵ khí thông thường, chịu được độ mặn lên đến 40 phần nghìn,… Và đặc biệt là giúp bể xử lý kỵ khí hoạt động ổn định hơn với hiệu suất từ 60 – 90% trong các điều kiện vận hành khó khăn.
Nếu bể kỵ khí trong hệ thống xử lý nước thải ngành chế biến thực phẩm của bạn đang gặp những khó khăn, hiệu suất giảm thì hãy liên hệ với chúng tôi – BIOGENCY sẽ hỗ trợ bạn. HOTLINE liên hệ: 0909 538 514.
>>> Xem thêm: [BIOGENCY] Giải pháp: Tăng hiệu suất bể kỵ khí hệ thống xử lý nước thải chế biến thực phẩm