Quy trình công nghệ xử lý nước thải nhà máy sản xuất hóa chất hữu cơ

Quy trình công nghệ xử lý nước thải sản xuất hóa chất hữu cơ ở mỗi nhà máy là khác nhau. Tuy nhiên, dù là áp dụng công nghệ nào thì xử lý nước thải sản xuất hóa chất hữu cơ bằng phương pháp sinh học vẫn được các doanh nghiệp ưu tiên lựa chọn vì hiệu quả mà nó mang lại.

công nghệ xử lý nước thải sản xuất hóa chất hữu cơ

Tính chất nước thải sản xuất hóa chất hữu cơ

Nước thải các nhà máy sản xuất hoá chất hữu cơ chứa hỗn hợp các hợp chất hữu cơ và muối hoà tan. Ví dụ, nước thải của các nhà máy sản xuất Methanol, Acetylen, Amine, Acrilic Monomer và các chất sơn tổng hợp, sau khi loại dầu mỡ có đặc tính phổ biến như:

Bảng 1: Tính chất nước thải sản xuất hóa chất hữu cơ 01.

TT Chỉ tiêu ô nhiễm Giá trị ước lượng
1 Hàm lượng COD khoảng 7500 mg/lít
2 Hàm lượng BOD khoảng 2700 mg/lít
3 Tổng cacbon hữu cơ TOC khoảng 1800 mg/lít
4 Cặn lơ lửng SS khoảng 200 mg/lít
5 Chất rắn hoà tan khoảng 10000 mg/lít
6 pH khoảng 4-6

Quy trình công nghệ xử lý nước thải sản xuất hóa chất hữu cơ

Đối với nước thải sản xuất hóa chất hữu cơ, quy trình công nghệ thường được áp dụng như sau:

  • Xử lý sơ bộ, hóa lý: Bể thu gom, bể điều hòa, bể khử dầu mỡ kết hợp với keo tụ và lắng, bể trung hoà, bể oxy hoá khử.
  • Xử lý sinh học: Bể sinh học hiếu khí hoặc xử lý bằng chuỗi hồ làm thoáng (nếu có diện tích lớn).

Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải sản xuất hóa chất hữu cơ (số 01)

Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải sản xuất hóa chất hữu cơ (số 01).

Quy trình công nghệ khác áp dụng cho nước thải sản xuất hóa chất hữu cơ có tổng carbon hữu cơ, BOD và Nitơ cao:

Bể sinh học yếm khí  + Bể oxy hoá + Bể sinh học hiếu khí, với tính chất nước thải và sơ đồ công nghệ như sau:

Bảng 2: Tính chất nước thải sản xuất hóa chất hữu cơ 02

TT Chỉ tiêu ô nhiễm Giá trị ước lượng
1 TOC 4000 mg/ lít
2 BOD 8000 mg/ lít
3 NO3-N 300 mg/ lít
4 NO2-N 240 mg/lít
5 NH3-N 320 mg/lít
6 Nitơ hữu cơ 100 mg/lít

Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải sản xuất hóa chất hữu cơ (số 02).

Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải sản xuất hóa chất hữu cơ (số 02).

Bể xử lý yếm khí có thời gian lưu nước 36 giờ và có máy khuấy để trộn đều nước xử lý. Tiếp theo là bể làm thoáng kéo dài, thời gian lưu nước hơn 50 giờ, sau bể lắng hoặc bể tuyển nổi cho qua bể lọc nhanh để khư cặn lơ lửng.

Hiệu quả làm sạch đạt 70 – 90% đối với BOD, 70 – 90% TOC và 65 – 85% tổng Nitơ.

Áp dụng men vi sinh để tăng tốc quá trình xử lý sinh học

Một trong những sản phẩm men vi sinh dạng lỏng có hiệu quả nhất trên thị trường có thể tham khảo đó là Microbe-Lift IND và Microbe-Lift N1, phù hợp với tiêu chí xử lý của nước thải sản xuất hóa chất hữu cơ.

– Giảm BOD, COD, TSS sử dụng vi sinh Microbe-Lift IND

Microbe-lift IND

Vị trí bổ sung: Bể sinh học yếm khí và bể sinh học hiếu khí.

Những lợi ích khi dùng men vi sinh MicrobeLift IND:

  • Tăng nhanh bùn hoạt tính khi khởi động hệ thống nước thải sản xuất hóa chất hữu cơ.
  • Hiệu suất tăng 30 – 40% toàn hệ thống.
  • Hệ thống có tính ổn định cao, ít bị sốc tải do thay đổi đột ngột đầu vào.
  • Xử lý BOD, COD, TSS.
  • Chuyển hóa NO3 về Nitơ tự do, hoàn thành quá trình xử lý Nitơ.

– Xử lý Nitơ, Amonia sử dụng vi sinh Microbe-Lift N1

Microbe-Lift N1

Vị trí bổ sung: Bể sinh học hiếu khí.

Những lợi ích khi dùng men vi sinh Microbe-Lift N1:

  • Tăng tốc quá trình Nitrat hóa.
  • Chuyển hóa NH3 về NO3, hoàn thành quá trình Nitrate hóa.
  • Giảm mùi hôi do Amonia.

Để khởi động quá trình xử lý nước thải sản xuất hóa chất hữu cơ nên sử dụng men vi sinh Microbe-Lift IND bổ sung trước 01 tuần rồi sau đó mới sử dụng Microbe-Lift N1. Liều lượng của Microbe-Lift N1 tương đương với Microbe-Lift IND.

—–

Tùy vào sản phẩm sản xuất và điều kiện kinh tế cho phép mà quy trình công nghệ xử lý nước thải sản xuất hóa chất hữu cơ ở mỗi nhà máy là khác nhau. Tuy nhiên, dù là áp dụng công nghệ nào thì xử lý nước thải sản xuất hóa chất hữu cơ bằng phương pháp sinh học vẫn được các doanh nghiệp ưu tiên lựa chọn vì hiệu quả mà nó mang lại. Liên hệ Biogency qua HOTLINE 0909 538 514 để biết thêm chi tiết.

>>> Xem thêm: Nước thải sản xuất phân bón cần xử lý những chỉ tiêu nào?