Công nghệ xử lý nước thải y tế

Nước thải y tế được xem là một loại hình nước thải phổ biến và yêu cầu xử lý cấp thiết hiện nay vì thành phần ô nhiễm và tính chất nguy hại cao chủ yếu từ các mầm bệnh – là nguy cơ gây ra các bệnh truyền nhiễm từ quá trình khám, xét nghiệm, điều trị bệnh của bệnh viện, phòng khám. Để xử lý nước thải y tế hiệu quả, việc áp dụng công nghệ nào là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu mà đơn vị y tế cần quan tâm.

Công nghệ xử lý nước thải y tế

Tổng quan về nước thải y tế

– Nguồn gốc phát sinh nước thải:

Nước thải y tế phát sinh chủ yếu từ bệnh viện, phòng khám, trung tâm nghiên cứu, đào tạo y dược, cơ sở sản xuất thuốc. Nguồn nước thải phát sinh phần lớn từ nhà vệ sinh, khu vực rửa dụng cụ, nhà ăn, khu phẫu thuật, xét nghiệm, giặt giũ quần áo bệnh nhân,… Nếu không xử lý nước thải y tế hiệu quả trước khi thải ra môi trường sẽ làm ô nhiễm nguồn nước, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, và môi trường, từ đó dẫn đến lây lan dịch bệnh cho xã hội.

– Thành phần, nồng độ ô nhiễm của nước thải:

Thành phần cơ bản trong nước thải y tế bao gồm: Tổng chất rắn lở lửng TSS, hàm lượng chất hữu cơ COD, BOD; các chất dinh dưỡng như Nitơ, Amoni, Phospho; đặt biệt là các vi sinh vật gây bệnh như Samonella typhi gây 5 bệnh thương hàn, Samonella paratyphi gây bệnh phó thương hàn, Shigella sp. gây bệnh lỵ, Vibrio cholerae gây bệnh tả…

Thành phần, nồng độ ô nhiễm nước thải y tế được biểu thị theo bảng dưới đây:

Bảng: Thành phần, nồng độ ô nhiễm nước thải y tế

STT Thông số Đơn vị Nồng độ
đặc trưng
QCVN28:2010/BTNMT
Cột A Cột B
1 COD mg/l 600 – 700 50 100
2 BOD mg/l 400 – 500 30 50
3 Amoni mg/l 90 – 100 5 10
4 Phospho Tổng mg/l 20 – 30 6 10
5 Tổng Coliform MPN/100ml 106 – 107 3000 5000

Áp dụng công nghệ xử lý nước thải y tế nào để mang lại hiệu quả cao?

Đối với thành phần ô nhiễm của nước thải y tế như trên, quy trình công nghệ xử lý nước thải y tế sau đây sẽ xử lý triệt để các thành phần ô nhiễm có trong nước thải:

Công nghệ xử lý nước thải y tế
Sơ đồ quy trình công nghệ xử lý nước thải y tế điển hình hiện nay.

Mô tả quy trình công nghệ xử lý nước thải y tế:

Nước thải từ các hoạt động của phòng khám, bệnh viện,… sẽ được theo đường cống chảy về hố thu gom. Sau đó được bơm lên bể điều hòa để ổn định lưu lượng và nồng độ ô nhiễm, tại bể điều hòa có lắp đặt thiết bị sục khí để hỗ trợ cho việc này.

Nước thải được dẫn qua cụm xử lý sinh học gồm bể Anoxic – MBBR. Tại đây, vi sinh vật hiếu khí kết hợp với giá thể tại bể MBBR để tăng hiệu quả xử lý COD/BOD, Amoni, tổng Phospho. Bể Anoxic có chức năng khử Nitrat trong quá trình chuyển hóa Amoni tại bể MBBR. Nước sau xử lý sinh học sẽ đạt các chỉ tiêu COD, BOD, Amoni, tổng Phospho.

Để tăng hiệu suất xử lý sinh học tại cụm bể sinh học, các chủng vi sinh chuyên biệt được thêm vào hệ thống nhằm tối ưu quá trình phân hủy chất hữu cơ và xử lý các chất ô nhiễm, điển hình là Nitơ Amonia, Nitrat, BOD, COD, TSS.

Biogency cung cấp giải pháp sinh học nhằm nâng cao hiệu suất xử lý nước thải y tế với hai dòng men vi sinh Microbe-Lift N1Microbe-Lift IND với đặc điểm nổi bật và công dụng như bảng dưới đây:

Men vi sinh Microbe-Lift N1 Microbe-Lift IND
Thành phần Chứa 2 chủng vi sinh vật chuyên biệt: NitrosomonasNitrobacter Microbe-Lift IND chứa chủng vi khuẩn Bacillus lichenliformis, Pseudomonas citronellolis, Wolinella succinogenes, những vi khuẩn này hoạt động gấp 17 lần so với vi sinh vật khử Nitrat bản địa.
Lợi ích – Giúp tăng hiệu quả quá trình Nitrat hóa.
– Khởi động quá trình Nitrate hóa trong hệ thống xử lý nước thải và thúc đẩy quá trình này diễn ra ổn định, nhanh chóng.
– Giúp tăng hiệu quả quá trình chuyển hóa Amoni, giảm Nitơ tổng, Amonia trong nước thải.
– Tăng cường hiệu quả quá trình khử Nitrat.
– Làm giảm hàm lượng Nitrat trong bể Anoxic.
– Giảm hàm lượng COD, BOD, TSS.
Hình ảnh sản phẩm Microbe-Lift N1 Microbe-Lift IND
Vị trí châm vi sinh Bể MBBR Bể Anoxic

Sau khi xử lý sinh học nước thải được dẫn bể khử trùng, hóa chất khử trùng được châm vào bể này để khử toàn bộ Coliform và các vi sinh vật gây bệnh Samonella typhi, Samonella paratyphi, Shigella sp, Vibrio cholerae.

Nếu bạn đang gặp vấn đề với việc vận hành hệ thống xử lý nước thải y tế và muốn khắc phục tình trạng sốc tải, giảm hiệu suất xử lý tại cụm bể sinh học, hãy liên hệ ngay Biogency qua HOTLINE 0909 538 514, chúng tôi sẽ hỗ trợ nhanh nhất!

>>> Xem thêm: Phương án xử lý nước thải phòng khám y tế công suất 50m3/ngày