Phương án tăng hiệu suất quá trình Nitrat hóa cho Nhà máy chế biến thủy sản, công suất 100m3/ngày

Trước tình trạng 3 chỉ tiêu nước thải (COD, Amoni, tổng Nitơ) vượt quy chuẩn xả thải nhiều lần, đặc biệt là Amonia, Ban quản lý hệ thống đã tìm đến Biogency để đặt vấn đề và mong muốn tăng hiệu suất quá trình Nitrat hóa cho hệ thống để xử lý Amonia cũng như xử lý COD và Tổng Nitơ để đạt chuẩn Cột A, QCVN 11-MT:2015/BTNMT.

Phương án tăng hiệu suất quá trình Nitrat hóa cho Nhà máy chế biến thủy sản, công suất 100m3/ngày

Hiện trạng ô nhiễm của nước thải tại Nhà máy chế biến thủy sản, công suất 100m3/ngày

Hệ thống xử lý nước thải chế biến thủy sản của nhà máy được xây dựng và vận hành gần 8 năm với công suất vận hành hiện tại là 100m3/ngày đêm theo phương pháp xử lý nước thải sinh học để xử lý BOD, COD, Amoni, tổng Nitơ… Sơ đồ công nghệ của hệ thống như sau:

Sơ đồ công nghệ của Hệ thống xử lý nước thải chế biến thủy sản, công suất 100m3/ngày.

Hình 1. Sơ đồ công nghệ của Hệ thống xử lý nước thải chế biến thủy sản, công suất 100m3/ngày.

Sau một thời gian dài vận hành và lưu lượng nước thải đầu vào không ổn định, các chỉ tiêu đầu ra của hệ thống bị vượt so với QCVN 11-MT:2015/BTNMT, cột A, cụ thể là các chỉ tiêu COD, N-NH4+ và Tổng N.

Kết quả phân tích mẫu nước của hệ thống:

STT Chỉ tiêu Đơn vị Đầu vào Đầu ra QCVN 11-MT:2015/BTNMT
1 COD mg/l 1900 240 75
2 N-NH4+ mg/l 240 102.5 10
3 Tổng N mg/l 260 150 30

Đánh giá kết quả phân tích mẫu nước:

  • Chỉ tiêu COD vượt 3,2 lần so với Cột A, QCVN 11-MT:2015/BTNMT.
  • Chỉ tiêu Amonia vượt 10,2 lần so với Cột A, QCVN 11-MT:2015/BTNMT.
  • Chỉ tiêu Tổng Nitơ vượt 5 lần so với Cột A, QCVN 11-MT:2015/BTNMT.

Trước tình trạng 3 chỉ tiêu nước thải trên vượt quy chuẩn xả thải nhiều lần, đặc biệt là Amonia, Ban quản lý hệ thống đã tìm đến Biogency để đặt vấn đề và mong muốn tăng hiệu suất quá trình Nitrat hóa cho hệ thống để xử lý Amonia cũng như xử lý COD và Tổng Nitơ để đạt chuẩn Cột A, QCVN 11-MT:2015/BTNMT – QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN THỦY SẢN.

Phương án tăng hiệu suất quá trình Nitrat hóa cho Nhà máy chế biến thủy sản của Biogency

– Sử dụng Men vi sinh Microbe-Lift để tăng hiệu suất quá trình Nitrat hóa (xử lý Amonia) và xử lý đồng thời 2 chỉ tiêu COD, tổng Nitơ:

Với hiện trạng tại hệ thống như trên, để phù hợp với mục tiêu dự án, Biogency lựa chọn sử dụng giải pháp sinh học dựa trên ứng dụng công nghệ vi sinh vật Microbe-Lift của Viện nghiên cứu sinh thái Hoa Kỳ (Ecological Laboratories, Inc) để giải quyết yêu cầu tăng hiệu suất quá trình Nitrat hóa cho Nhà máy chế biến thủy sản (để xử lý Amonia) và xử lý đồng thời 2 chỉ tiêu COD, tổng Nitơ.

Sản phẩm lựa chọn:

Men vi sinh Microbe-Lift N1 Microbe-Lift IND
Hình ảnh sản phẩm Microbe-Lift N1 Microbe-Lift IND
Công dụng Tăng hiệu suất quá trình Nitrat hóa, giúp xử lý chỉ tiêu Amonia (NH4+), giảm Nitơ tổng Tăng cường hiệu quả quá trình khử Nitrat, giúp xử lý chỉ tiêu Nitơ tổng, xử lý COD.
Thành phần Chứa 2 chủng vi sinh vật chuyên biệt: NitrosomonasNitrobacter Microbe-Lift IND chứa chủng vi khuẩn Bacillus lichenliformis, Pseudomonas citronellolis, Wolinella succinogenes, những vi khuẩn này hoạt động gấp 17 lần so với vi sinh vật khử nitrat bản địa.
Lợi ích
  • Khởi động quá trình Nitrate hóa trong hệ thống xử lý nước thải và thúc đẩy quá trình này diễn ra ổn định, nhanh chóng.
  • Giúp tăng hiệu quả quá trình Nitrat, giảm Nitơ tổng, Ammonia, Nitrit, Nitrat.
  • Làm giảm hàm lượng Nitrat trong bể Anoxic.
  • Giảm hàm lượng COD, BOD, TSS.
Điều kiện hoạt động
  • Nồng độ Oxy hòa tan tối thiểu 3.5 mg/l.
  • pH tối ưu từ 7.2 – 8.5.
  • Nhiệt độ tối ưu từ 20 – 36℃.
  • Độ kiềm tối thiểu 150 mgCaCO3/l.
  • Nồng độ Oxy hòa tan tối thiểu < 0.2 mg/l.
  • pH tối ưu từ 7.0 – 8.5.
  • Nhiệt độ tối ưu từ 30 – 36℃.

Liều lượng sử dụng:

STT Thời gian Bể Aerotank
MBL N1
Bể Anoxic
MBL IND
1 Ngày 1 & 2 0,5 gallon/ngày 1 gallon/tuần
2 Ngày 3 – 10 0,2 gallon/ngày 0,5 gallon/tuần
3 Tuần 1 (ngày 11 trở đi) 0,5 gallon/ngày 1 gallon/tuần
4 Tuần 2 (ngày 18 trở đi) 0,5 gallon/ngày 1 gallon/tuần
5 Tuần 3 (ngày 25 trở đi) 0,5 gallon/ngày 1 gallon/tuần
6 Tổng 30 ngày đầu 4 gallons 9 gallons

Lưu ý:

  • Lắc đều và châm vi sinh với liều lượng như bảng trên vào đầu vào của các bể.
  • Quy đổi: 1 gallon = 3,785 lít.

– Kết quả đạt được:

Nước thải đầu ra đạt Quy chuẩn xả thải sau 1 tháng sử dụng men vi sinh Microbe-Lift và liều lượng theo phương án của Biogency đưa ra.

Kết quả phân tích mẫu nước sau 1 tháng xử lý:

STT Chỉ tiêu Đơn vị Đầu vào Đầu ra Cột A, QCVN 11-MT:2015/BTNMT
1 COD mg/l 830 70 75
2 N-NH4+ mg/l 55 KPH 10
3 Tổng N mg/l 95 25 30

Dựa vào bảng trên, có thể thấy rằng các chỉ tiêu COD, N-NH4+ và Tổng N đều đã đạt Cột A, QCVN 11-MT:2015/BTNMT – QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN THỦY SẢN, riêng chỉ tiêu N-NH4+ đã xuống đến mức 0 – KPH – máy đo không phát hiện được. Điều này cho thấy rằng phương án tăng hiệu suất quá trình Nitrat hóa của Biogency đã đạt được hiệu quả cao.

Nước thải chế biến thủy sản thường gặp vấn đề với các chỉ tiêu liên quan đến Nitơ, Amonia, đặc biệt là hiệu suất quá trình Nitrat hóa không hiệu quả, Amonia không được xử lý. Do đó, nếu hệ thống xử lý nước thải chế biến thủy sản của bạn đang gặp vấn đề tương tự, hãy liên hệ ngay cho Biogency qua HOTLINE 0909 538 514, chúng tôi sẽ hỗ trợ nhanh nhất!

>>> Xem thêm: Phương pháp xử lý nước thải chế biến thủy sản từ nguyên liệu