Bài viết này sẽ đưa ra một cái nhìn tổng quan về quy trình đánh giá chất lượng tôm giống, một yếu tố quan trọng trong ngành nuôi trồng thủy sản nhất là trong giai đoạn bệnh TPD đỉnh điểm. Hãy cùng tìm hiểu và khám phá thêm về các chỉ tiêu nào cần thiết và đóng vai trò lớn trong việc đảm bảo chất lượng và hiệu suất của tôm giống.
Tầm quan trọng của chất lượng tôm giống trong vụ nuôi
Nói về sự quan trọng của tôm giống trong một vụ nuôi thì đó là điều không thể phủ nhận. Nhất giống, nhì môi – giống hiện diện tại vị trí quan trọng nhất và hàng đầu trong nuôi tôm, con giống quyết định đến 60% sự thành công của vụ nuôi.
Con giống chất lượng sẽ phát triển tốt hơn, rút ngắn thời gian nuôi, trong khi nuôi hạn chế nhiễm bệnh và tăng hiệu suất sản xuất, từ đó giảm thiểu chi phí cho người nuôi tôm và quan trọng nhất là nuôi đến cuối vụ thành công. Vậy ngược lại, nếu lơ là trong việc chọn tôm giống, không tìm hiểu kỹ các trại giống thì bà con sẽ gặp phải nhiều khó khăn ngay từ khi vừa mới thả nuôi. Điển hình là các loại dịch bệnh xuất hiện sớm có khả năng bệnh từ trong giống như TPD, Virus hội chứng đốm trắng (WSSV), Hội chứng tôm chết sớm (EMS).
Vậy cùng tìm hiểu cách đánh giá chất lượng tôm giống để chọn lựa đúng nhất nhé.
Đánh giá chất lượng tôm giống dựa trên các chỉ tiêu nào?
Để thoát khỏi tình trạng chung từ đầu năm 2024 đến nay, “tôm giống nóng từ đầu vụ” với 8 lần thả nuôi chỉ đạt 1 lần do các yếu tố như bệnh lý lại kèm với môi trường kém, tôm từ trại giống ra thả nuôi được 10 ngày thì tôm bắt đầu mắc bệnh, phải xả bỏ gây thiệt hại lớn cho bà con nông dân. Cần có những biện pháp phù hợp để đánh giá chất lượng tôm giống. Một số chỉ tiêu mà bà con có thể áp dụng để có đánh giá chất lượng tôm giống như sau:
– Chất lượng tôm
Để đảm bảo chất lượng tôm giống, bà con cần lựa chọn tôm giống từ các cơ sở sản xuất có nguồn gốc rõ ràng và đáng tin cậy, tham khảo người nuôi tôm lâu năm tại địa phương hoặc tìm hiểu tại các trang thông tin uy tín. Tôm bố mẹ đảm bảo chất lượng theo quy định; tôm Postlarvae có phiếu xét nghiệm âm tính về các mầm bệnh MBV, đốm trắng, đầu vàng, Taura, IMNV, hoại tử gan tụy…
– Kích cỡ tôm
Trong việc lựa chọn kích cỡ tôm giống, có quy định cụ thể để đảm bảo sức khỏe và chất lượng tôm giống trong quá trình nuôi. Tùy thuộc vào loại tôm, kích cỡ tối thiểu được quy định khác nhau.
Ví dụ, đối với tôm sú, cần chọn tôm tối thiểu ở giai đoạn PL15, có chiều dài tối thiểu 12mm. Đối với tôm thẻ chân trắng, yêu cầu là PL12 với chiều dài từ 9-11mm. Tuy nhiên, do áp lực thiếu giống, nhiều người nuôi tôm đã phải thả giống ở kích cỡ thấp hơn, từ PL8 đến PL12 tùy theo loại tôm. Ở giai đoạn này, tôm vẫn còn non nớt và chưa phát triển hoàn chỉnh như tôm trưởng thành.
Điều này làm cho chúng thiếu sức khỏe và không đủ khả năng chống lại các điều kiện khắc nghiệt trong quá trình vận chuyển và nuôi trong ao, cũng như trong quá trình thủy lý hóa và thổ nhưỡng. Bà con nên cân nhắc chọn kích cỡ tôm phù hợp nhất.
– Hình thái tôm
Đánh giá cảm quan tăng thêm sự chắc chắn để lựa chọn tôm giống chất lượng. Đánh giá về kích cỡ, màu sắc và sắc tố có thể thể hiện bằng cách quan sát các đặc điểm sau: tôm có kích thước phù hợp, màu sắc sáng, sắc tố rõ ràng; râu đôi đóng kín; đốt bụng thon, dài; cơ bụng căng đầy; thịt tôm đầy và vỏ cứng; đầu và thân cân đối.
Tôm nên có khả năng bơi khỏe ngược dòng nước và bám vào thành bể tốt. Khi gõ vào bể chứa, tôm nên phản xạ tốt. Phụ bộ của tôm cần hoàn chỉnh, không có ký sinh trùng bám, đường ruột đầy thức ăn, và không có dấu hiệu của các bệnh lý phát sáng.
– Khả năng bơi của tôm khi ngừng sục khí
Sử dụng phương pháp ngừng sục khí trong bể giống trong khoảng 2 phút để quan sát tôm. Tôm post sẽ bơi ngược dòng nước là dấu hiệu của tôm khỏe mạnh, trong khi tôm tập trung ở phần trung tâm của bể thường là tôm yếu.
– Gan tụy và các dấu hiệu ký sinh trùng, nấm trên tôm
Khi quan sát dưới kính hiển vi, gan tụy của tôm nếu to và có nhiều giọt dầu thường là dấu hiệu của tôm khỏe mạnh. Ngược lại, nếu gan tụy nhỏ và màu trắng, có ít giọt dầu thì có thể tôm đã bị nhiễm bệnh. Bằng cách quan sát dưới kính hiển vi, người ta cũng có thể phát hiện sự bám bẩn trên bề mặt của tôm post do các loại ký sinh trùng và nấm. Sự xuất hiện của ký sinh trùng và nấm trên tôm thường là dấu hiệu của chất lượng nước trong bể giống không tốt.
– Sức khỏe của tôm
Để kiểm tra sức khỏe của tôm giống trước khi thả vào ao, một phương pháp phổ biến là sử dụng dung dịch formol để gây sốc. Cụ thể, một lượng 100-200 con tôm giống được thả vào chén hoặc cốc thủy tinh chứa dung dịch formol với nồng độ 100 ppm, sau đó quan sát trong vòng 30 phút. Nếu tỷ lệ sống vượt quá 95%, tôm được coi là đạt yêu cầu và có thể thả vào ao.
Ngoài ra, khi thả tôm giống vào thau, quan sát cách tôm phản ứng. Tôm khỏe mạnh thường sẽ bơi ngược dòng nước hoặc bám vào thành thau, trong khi tôm yếu thường tụ lại ở phần trung tâm của thau. Nếu có hơn 5% tôm bị cuốn trôi theo dòng nước, đây có thể là dấu hiệu của tôm giống yếu và không nên chọn mua chúng.
Việc đánh giá chất lượng tôm giống là một quy trình quan trọng đối với người nuôi tôm. Để đảm bảo thành công trong việc nuôi tôm và đạt được hiệu suất cao, người nuôi cần dựa vào các chỉ tiêu quan trọng. Thông qua việc lựa chọn tôm giống chất lượng, người nuôi mới có thể đạt được hiệu quả kinh tế cao và giữ vững sự cạnh tranh trên thị trường.
Ngoài ra, bà con còn bất kỳ thắc nào về cách đánh giá chất lượng tôm giống, cũng như tư vấn các vấn đề liên quan đến vụ nuôi tôm mà bà con đang gặp phải, hãy liên hệ đến HOTLINE 0909 538 514 để được hỗ trợ sớm nhất! Chúc bà con có mùa vụ thành công!
>>> Xem thêm: Ương tôm giống đúng cách trước khi thả nuôi giúp nâng cao chất lượng mùa vụ