Dấu hiệu nhận biết “bệnh hoại tử gan tụy trên tôm (EMS)” và cách phòng trị bệnh

Bà con có từng gặp phải bệnh hoại tử gan tụy trên tôm trong quá trình nuôi? Qua bài viết dưới đây, Biogency sẽ thu thập và thông tin đến bà con chi tiết về dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân xuất hiện cũng như cách phòng trị loại bệnh này. Hy vọng sẽ hữu ích cho bà con trong quá trình nuôi.

Dấu hiệu nhận biết “bệnh hoại tử gan tụy trên tôm (EMS)” và cách phòng trị bệnh

Những dấu hiệu cho thấy tôm bị bệnh hoại tử gan tụy

Một trong những bệnh phổ biến liên quan đến gan tụy tôm đó là bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) làm tôm chết sớm và không thể duy trì sống đến cuối vụ vì vậy còn được gọi là hội chứng tôm chết sớm EMS. Là một bệnh không hiếm gặp ở nuôi tôm nước ta những năm gần đây nên những dấu hiệu đặc trưng được bà con nuôi thống kê đó là:

  • Ao tôm không tăng thức ăn theo từng ngày, kiểm tra mật độ vi khuẩn Vibrio parahemolyticus trong môi trường nước tăng cao (>5×10^2 CFU/mL).
  • Tôm giảm ăn 15-20%, gan bắt đầu teo và mềm nhũn, có khi sưng to màu vàng, tôm bắt đầu trống đường ruột và chết lai rai.
  • Thêm một thời gian thì tôm giảm ăn có thể lên đến 50%, gan teo và trống đường ruột nhiều, màu sắc nhợt nhạt, lượng tôm rớt tăng nhiều.
  • Tôm bệnh sẽ bơi lờ đờ, bỏ ăn, tấp mé bờ, tôm đã phát bệnh rớt đáy rất nhanh.

Nguyên nhân gây nên bệnh hoại tử gan tụy trên tôm

Tôm nhiễm bệnh hoại tử gạn tụy có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, nhưng thường tập trung ở 3 nguyên nhân chính là do: tôm nhiễm bệnh từ đầu, môi trường ao nuôi nhiễm vi khuẩn gây bệnh và quá trình nuôi chưa đảm bảo.

  • Do tôm giống nhiễm bệnh từ đầu: Lý do này thường gây tôm chết ở giai đoạn dưới 30 ngày tuổi.
  • Do môi trường nuôi nhiễm vi khuẩn: Vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus là nguyên nhân trực tiếp gây nên bệnh được phát hiện bằng cách mang mẫu tôm đi xét nghiệm PCR.
  • Cách nuôi chưa đảm bảo: Điều này dẫn đến môi trường nước và đáy ô nhiễm cao, thường lúc này ao nuôi được trên 45 ngày tuổi và tình trạng tôm rớt do bệnh tấn công xuất hiện nhiều. Cụ thể là không xi-phông thường xuyên, chưa quản lý được khí độc trong ao. Hệ tảo trong ao gặp vấn đề dẫn đến nồng độ ô nhiễm hữu cơ lớn.
Dấu hiệu nhận biết “bệnh hoại tử gan tụy trên tôm (EMS)” và cách phòng trị bệnh
Tôm nhiễm bệnh hoại tử gan tụy.

Cách phòng trị bệnh hoại tử gan tụy trên tôm

Để trị bệnh hoại tử gan tụy trên tôm, bà con cần thực hiện theo hướng dẫn sau:

  • Dùng ngay vi sinh xử lý môi trường để làm sạch đáy ao, xi-phông giảm chất bẩn tích tụ, giảm chất hữu cơ trong nước.
  • Nếu tôm đang ăn ổn định thì bổ sung thêm men đường ruột để tránh bệnh gan tụy ảnh hưởng đến đường ruột gây mẫn cảm và làm phát sinh thêm một bệnh khác.
  • Sử dụng kháng sinh hay các thuốc điều trị theo chỉ dẫn của nhà sản xuất, kháng sinh mang lại hiệu quả tốt trong việc điều trị bệnh vi khuẩn, tuy nhiên việc lạm dụng sẽ ảnh hưởng đến môi trường và chất lượng sản phẩm sau đó. Tại bài viết này chúng tôi không hướng đến cụ thể một loại thuốc nào vì chưa có đánh giá hay nghiên cứu cho thấy sự hiệu quả đối với loại bệnh hoại tử gan tụy trên tôm này.

Phòng bệnh là cách mà bà con phải làm, dễ làm và kết quả tốt hơn so với việc tìm kiếm các phương pháp trị bệnh. Để phòng bệnh hoại tử gan tụy trên tôm, bà con cần:

  • Kiểm soát chặt chẽ chất lượng tôm giống từ trại giống.
  • Tẩy dọn ao nuôi triệt để, cần có ao lắng, xử lý nước riêng biệt, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật diệt giáp xác, luôn đảm bảo oxy hoà tan trong các tầng nước ao, duy trì độ mặn và nhiệt độ nước không quá cao, định kỳ diệt khuẩn trong ao nuôi.
  • Trong khi nuôi sử dụng chế phẩm sinh học có chất lượng. Dòng men Microbe-Lift Aqua C xử lý nước và Microbe-Lift DFM là men đường ruột nhập khẩu từ Mỹ mà bà con có thể tham khảo.
Dấu hiệu nhận biết “bệnh hoại tử gan tụy trên tôm (EMS)” và cách phòng trị bệnh
Giải pháp kết hợp kiểm soát chất lượng nước và đảm bảo tôm có đề kháng khỏe ngay từ đầu vụ nuôi, phòng ngừa bệnh hoại tử gan tụy trên tôm hiệu quả.
  • Sử dụng thức ăn thích hợp, không để dư thừa thức ăn trong ao nuôi tôm.
  • Thường xuyên kiểm tra chất lượng nước và sức khỏe tôm. Nếu thấy bất thường mang mẫu đi xét nghiệm ngay.
  • Các ao khi bị bệnh phải tẩy trùng triệt để, khoanh vùng, cách ly, không xả nước thải, tôm chết bừa bãi ra ngoài môi trường.

Tại BIOGENCY, chúng tôi luôn khuyến cáo bà con muốn điều trị khỏi bệnh cho tôm cần có những công tác phòng bệnh trước tiên là cách để giảm thiểu việc điều trị ảnh hưởng lên ao tôm. Nếu có khó khăn trong quá trình phòng trị bệnh hoại tử gan tụy cấp tính khi nuôi tôm thẻ chân trắng, hãy liên hệ HOTLINE 0909 538 514 để được hỗ trợ.

>>> Xem thêm: Tôm không lột vỏ được: Nguyên nhân và cách xử lý