Nền đáy ao tôm dơ là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm ao nuôi, sinh bệnh và khí độc gây hại cho tôm. Vậy nguyên nhân của tình trạng này do đâu và làm thế nào để xử lý hiệu quả nền đáy, bùn dơ? Cùng BIOGENCY tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Nguyên nhân khiến đáy ao tôm dơ
Đáy ao là nơi tích tụ các chất thải trong quá trình nuôi tôm. Từ tháng nuôi thứ 2 trở đi, lượng bùn đáy ao sẽ bắt đầu tăng nhanh, chủ yếu do lượng thức ăn tăng, tôm hấp thụ không hết dẫn đến thừa và một số thức ăn kém chất lượng độ tan rã trong nước nhanh. Bên cạnh đó, một số nguyên nhân khác khiến nền đáy ao tôm dơ như:
- Cải tạo ao không kỹ, lượng bùn đáy dơ còn thừa nhiều.
- Nguồn nước cấp ô nhiễm hữu cơ.
- Chất thải tôm, phân tôm, vỏ tôm từ quá trình lột xác nhiều nhưng không được xử lý.
- Xác các vi sinh vật, tảo tàn.
- Các loại thuốc, vôi, hoá chất sử dụng tồn dư.
- Bùn đất xói mòn do dòng chảy của nước từ quạt chạy, đất trên bờ bị rửa trôi,…
Theo thời gian, lượng chất thải này tích tụ nhiều ở đáy ao tạo bùn, thường xảy ra vào các tháng nuôi thứ 2, thứ 4. Nếu bùn đáy không được xử lý, không chỉ làm ô nhiễm nguồn nước ao, mà đáy ao còn trở thành nơi cư trú của vi khuẩn, nấm gây bệnh cho tôm (đen mang, bệnh đường ruột, mòn râu,…). Mặt khác, sự phân hủy của bùn đáy sinh khí độc (H2S, NH3) làm giảm oxy tầng đáy, ngộ độc tôm, tạo điều kiện cho tảo phát triển, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của tôm.

Cách xử lý và phòng ngừa đáy ao tôm dơ
Khi nền đáy ao tôm dơ tức là lượng chất thải ở đáy ao lớn, bà con cần xử lý nhanh chóng để tránh các hệ luỵ gây hại cho tôm. Tuy nhiên, cách xử lý như thế nào bà con cần tính toán lựa chọn giải pháp tránh gây tác động xấu đến tôm nhất có thể.
– Xử lý đáy ao tôm dơ:
Khi lượng bùn đáy trong ao tích tụ cao, bà con cần tiến hành biện pháp giảm bùn, một trong những cách hiệu quả là thay nước đáy hoặc dùng hệ thống thoát nước trung tâm, cũng có thể áp dụng biện pháp dùng hệ thống máy hút bùn ra khỏi đáy ao tôm dơ. Tuy nhiên phương án hút bùn cần được tiến hành đúng kỹ thuật, thực hiện vào buổi sáng hằng ngày, mỗi đợt không quá 7 ngày, nếu không có thể gây hại cho tôm.

Cách an toàn hơn, bà con sử dụng vi sinh xử lý bùn đáy ao Microbe-Lift AQUA SA. Đây là sản phẩm chứa các chủng vi sinh hoạt tính mạnh gấp nhiều lần vi sinh thông thường, từ đó cho hiệu suất xử lý phân huỷ lớp bùn đáy vượt trội, giảm khí độc sinh ra từ bùn đáy. Mặt khác, Microbe-Lift AQUA SA ở dạng lỏng nên bà con có thể sử dụng liền, không cần kích hoạt hay ngâm ủ.

– Phòng ngừa đáy ao tôm dơ:
Để giảm thiểu tác hại đến tôm cũng như giảm chi phí hút bùn, ngay từ đầu vụ, bà con cần có phương án ngăn ngừa nền đáy ao tôm dơ. Dưới đây là các hướng dẫn cơ bản từ BIOGENCY.
Bước 1: Cải tạo ao thật kỹ, gia cố bờ chắc chắn
Sau mỗi vụ nuôi, nhất là thâm canh và bán thâm canh, lượng bùn rất lớn, bà con cần tiến hành xử lý, dọn sạch bùn đáy, ngâm nước rửa phèn kỹ lưỡng, sau đó tháo cạn. Với ao mới, cần rửa ao nhiều lần, gia cố bờ chắc chắn để ngừa đáy ao tôm dơ. Ở giữa ao bố trí vị trí lõm để gom bùn đáy, tiện xi phông trong quá trình nuôi. Bố trí hệ thống quạt nước sao cho dòng chảy trong ao đảm bảo chất thải sẽ gom về giữa, tạo được tỷ lệ diện tích đáy ao sạch nhất.
Bước 2: Chọn thức ăn chất lượng, cho ăn lượng phù hợp
Thức ăn công nghiệp cho tôm, bà con cần chọn loại chất lượng tốt và độ tan rã trong nước ít sẽ giúp cải thiện tình trạng đáy ao tôm dơ. Bên cạnh đó, bà con cần biết cách cho tôm ăn hợp lý, vì tôm hấp thụ chậm, nếu cho ăn nhiều, lượng thức ăn thừa sẽ rất cao, vừa lãng phí vừa tăng lượng bùn đáy tích tụ.
Bước 3: Quản lý chất lượng nước, tảo
Nguồn nước cấp sử dụng vào ao cần được xử lý kỹ, ít chất lơ lửng và phù du. Bà con cần bố trí thêm ao lắng để lắng cặn trước khi đưa vào ao.
Trong quá trình nuôi tôm, bà con sử dụng chế phẩm sinh học như Microbe-Lift AQUA C để làm sạch ao tôm, xử lý các chất hữu cơ. Điều này sẽ giúp ao sạch, duy trì sự phát triển hợp lý của tảo, giảm nguy cơ sinh khí độc cũng như các mầm bệnh gây hại cho tôm. Bà con chỉ cần bổ sung định kỳ, vi sinh sử dụng đơn giản lại đặc biệt an toàn cho tôm và người.
Bên cạnh đó, chú ý tăng cường quạt nước, sục khí để tăng hàm lượng oxy hòa tan, giảm tác hại của bùn đáy.
Đáy ao tôm dơ là nguyên nhân của nhiều vấn đề trong ao tôm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm. Do đó tốt nhất từ đầu vụ bà con cần tính toán và có phương án phòng ngừa hiệu quả. Sử dụng men vi sinh là một trong những cách hiệu quả, đơn giản và an toàn. Tùy vào tình trạng của ao tôm mà liều lượng vi sinh sử dụng sẽ khác nhau.
Liên hệ HOTLINE 0909 538 514 để được BIOGENCY tư vấn chi tiết về sản phẩm và cách dùng Men vi sinh để xử lý khi đáy ao nuôi tôm dơ hiệu quả nhất!
>>>Xem thêm: Hướng dẫn tính lượng thức ăn cho tôm thẻ chân trắng chuẩn.