Phòng và điều trị Bệnh gan tụy cấp tính trên tôm bằng cây Mật gấu và cây Chó đẻ

Bệnh gan tụy cấp tính trên tôm có tốc độ lây lan nhanh. Một khi bệnh phát sinh triệu chứng rõ ràng cũng là lúc tôm đã nhiễm bệnh nặng. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu đã xác định hiệu quả của việc sử dụng bài thuốc thảo dược gồm cây mật gấu (cây lá đắng) kết hợp cây chó đẻ giúp tôm phòng ngừa và điều trị bệnh gan tụy cấp tính trên tôm, giúp tôm tăng trưởng tốt, tăng cường hệ miễn dịch và ức chế vi khuẩn gây bệnh. Cụ thể về phương pháp này hãy cùng Biogency tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Điều trị Bệnh gan tụy cấp tính trên tôm bằng cây Mật gấu & cây Chó đẻ

Nguyên nhân tôm bị bệnh gan tụy cấp tính

Bệnh tôm chết sớm (Early Mortality Syndrome – EMS) cũng còn gọi là chứng hoại tử gan – tụy cấp (Acute Hepatopancreatic Necrosis Syndrome – AHPNS) là bệnh vô cùng nguy hiểm do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây ra.

Nguyên nhân gây ra chứng bệnh này liên quan chủ yếu đến việc kiểm soát và quản lý môi trường ao nuôi tôm. Các vấn đề về môi trường ao nuôi như: Đất nền ở đáy ao có phèn, lượng oxy hòa tan thấp, sử dụng hóa chất trong ao nuôi, màu nước không ổn định, dịch bệnh phát triển. Khi môi trường ao nuôi xấu đi, vi khuẩn phát triển và tôm sẽ chết rất sớm chỉ sau 6 – 10 ngày thả nuôi trong ao.

Tôm bị bệnh gan tụy cấp tính.

Hình 1. Tôm bị bệnh gan tụy cấp tính.

  • Tôm chết dưới 35 ngày tuổi: Có thể do con giống kém từ ban đầu hoặc tôm nhiễm bệnh sẵn từ trại giống chuyển về.
  • Tôm chết ở giai đoạn 35 – 60 ngày tuổi: Do chủ nuôi quản lý môi trường sống của tôm kém, không đảm bảo đủ độ pH, thiếu cân bằng các chất thiếu cân bằng Ca, Mg và K trong ao, thiếu oxy, không vệ sinh đáy ao định kỳ…

Đối với môi trường ao nuôi càng xấu, bị ô nhiễm nặng hoặc tính chất môi trường không đáp ứng với điều kiện nuôi tôm thì mức độ gây bệnh và thiệt hại càng cao.

Đặc điểm bệnh hoại tử gan tụy cấp tính ở tôm:

  • Giai đoạn tôm dễ mắc bệnh hoại tử gan tụy cấp tính: Tôm ở mọi độ tuổi có thể mắc bệnh, tuy nhiên chủ yếu sẽ là tôm ở giai đoạn từ 10 – 45 ngày sau khi thả giống vì lúc này sức đề kháng của tôm còn yếu, dễ bị ảnh hưởng bởi tác động yếu tố bên ngoài
  • Thời điểm xuất hiện dịch bệnh: Bênh này xuất hiện hầu hết các tháng trong năm nhưng thời điểm bùng phát thường rơi vào tháng 3 – 8 hàng năm, giai đoạn này thời tiết chuyển mưa, các yếu tố môi trường dễ thay đổi đột ngột.
  • Cách thức lây truyền: Khi trong ao đã xuất hiện khuẩn Vibrio parahaemolyticus từ tôm giống hoặc từ bên ngoài, mầm bệnh trong môi trường ao nuôi có thể lây từ các con tôm nhiễm bệnh sang con tôm khỏe mạnh trong cùng một ao nuôi. Rất khó để tách riêng các con tôm khỏe mạnh ra khỏi môi trường ao do vậy nguy cơ các con tôm trong ao đều có thể mắc bệnh.
  • Hậu quả: Do khả năng lây lan và truyền nhiễm bệnh cao, tỷ lệ chết cao và sớm lên đến 90% sau 3 – 5 ngày phát hiện bệnh.

Triệu chứng đặc trưng của bệnh hoại tử gan tụy cấp tính

Một số triệu chứng đặc trưng của bệnh được nhận thấy từ giai đoạn sớm như:

  • Tôm lờ đờ, bỏ ăn, gan tụy teo, dai và có màu sắc nhợt nhạt, ruột rỗng hoặc đứt đoạn.
  • Ngoài ra, kèm theo đó là những dấu hiệu khác như mềm vỏ, sẫm màu và có đốm trên vỏ đầu ngực, phân tích mô học thì cho thấy bệnh ảnh hưởng chủ yếu ở gan tụy của tôm.

Cây mật gấu (cây lá đắng) và cây chó đẻ giúp phòng và điều trị bệnh gan tụy cấp tính trên tôm

Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu đã xác định hiệu quả của việc sử dụng bài thuốc thảo dược gồm cây mật gấu (cây lá đắng) kết hợp cây chó đẻ giúp tôm phòng ngừa và điều trị bệnh gan tụy cấp tính trên tôm, giúp tôm tăng trưởng tốt, tăng cường hệ miễn dịch và ức chế vi khuẩn gây bệnh. Nhiều loại thảo dược đã được xác định là có hoạt tính sinh học cao cũng như có khả năng kháng khuẩn, kháng virus, kháng nấm, ký sinh trùng, kích thích tăng trưởng, kích thích tuyến sinh dục thành thục, chống stress, tăng cường miễn dịch.

– Chuẩn bị cây mật gấu (cây lá đắng) và cây chó đẻ

Chuẩn bị: 01 kg lá cây mật gấu (cây lá đắng) + 01 kg cây chó đẻ + cồn 70% (mua cồn Thái để đảm bảo chất lượng).

Cây mật gấu (cây lá đắng) giúp phòng và điều trị bệnh gan tụy cấp tính trên tôm

Hình 2. Cây mật gấu (cây lá đắng) giúp phòng và điều trị bệnh gan tụy cấp tính trên tôm.

Cây chó đẻ giúp phòng và điều trị bệnh gan tụy cấp tính trên tôm

Hình 3. Cây chó đẻ giúp phòng và điều trị bệnh gan tụy cấp tính trên tôm.

Thực hiện: Rửa sạch lá và thân cây mật gấu và cây chó đẻ, sau đó xay nhuyễn tạo thành hỗn hợp. Cho thêm 10 lít nước sạch vào nấu sôi trong 2 giờ, để nguội rồi vắt lấy nước cốt.

Bảo quản: Để bảo quản được hỗn hợp dung dịch sau khi chiết được lâu, pha nước cốt ở trên với cồn 70%, cứ 8 lít nước cốt thì pha với 2 lít cồn để tạo thành sản phẩm sử dụng.

– Liều lượng sử dụng

Sử dụng với liều lượng cứ 1 lít thành phẩm sử dụng trộn chung với 20 – 30 kg thức ăn tôm sẽ phòng ngừa và điều trị bệnh gan tụy cấp tính trên tôm.

Bên cạnh bài thuốc thảo dược trên, bà con cần chú trọng khâu kiểm soát chất lượng nước và tăng cường hệ miễn dịch cho gan tụy của tôm nuôi bằng cách cung cấp và bổ sung nhiều thức ăn, thực phẩm dinh dưỡng cho tôm. Đồng thời cũng cần:

  • Quản lý và kiểm soát nguồn nước, đất đáy trong ao nuôi tôm, xử lý những thành phần ô nhiễm trong nước và đất trước khi thả tôm.
  • Định kỳ vệ sinh đáy ao nuôi, diệt trừ các sinh vật có hại như ốc đinh để giúp tôm có môi trường sinh sống sạch sẽ, thoải mái nhất.

Phòng và điều trị bệnh gan tụy cấp tính trên tôm bằng cây mật gấu và cây chó đẻ đã được nhiều bà con áp dụng. Tuy nhiên, Biogency khuyến khích bà con nên sử dụng để phòng bệnh hơn trị bệnh, vì tốc độ lây lan của bệnh gan tụy cấp tính khá nhanh nên rất khó để kiểm soát và điều trị kịp thời. Hy vọng những kiến thức mà Biogency chia sẻ trên đây sẽ giúp bà con nuôi tôm hiệu quả hơn.

Ngoài ra, bà con có thể liên hệ đến Biogency để được tư vấn về các giải pháp sinh học giúp xử lý nước, xử lý đáyxử lý khí độc ao nuôi tôm, giúp mang đến mùa vụ bội thu. HOTLINE liên hệ: 0909 538 514.

>>> Xem thêm: Nếu chẳng may tôm bị nhiễm bệnh gan tụy cấp tính, nên xử lý như thế nào?