3 bước trị bệnh gan tụy cấp tính ở tôm thẻ chân trắng

Chẳng may trong quá trình nuôi tôm, vì nguyên nhân nào đó mà tôm bị bệnh, ví dụ như bệnh gan tụy cấp tính ở tôm thẻ chân trắng, bà con cũng không nên hoang mang. Bài viết này Biogency sẽ hướng dẫn bà con chi tiết cách trị bệnh gan tụy cấp tính ở tôm thẻ để bà con có thể áp dụng ngay cho ao tôm của mình, hạn chế tổn thất đến mức thấp nhất.

Cách trị bệnh gan tụy cấp tính ở tôm thẻ chân trắng

Bệnh gan tụy cấp tính ở tôm thẻ chân trắng

Bệnh gan cấp tính ở tôm thẻ chân trắng thường do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây ra. Tôm thẻ khi bị bệnh có gan tụy teo, có màu nhạt đến trắng, ruột tôm rỗng không có thức ăn hoặc bị đứt đoạn, tôm thường mềm vỏ, tỷ lệ chết khá cao.

Cách trị bệnh gan tụy cấp tính ở tôm thẻ chân trắng
Tôm chết do bệnh gan cấp tính.

3 bước trị bệnh gan tụy cấp tính ở tôm thẻ chân trắng

– Bước 1: Cải tạo môi trường ao nuôi tốt hơn

Kiểm tra và cải tạo môi trường ao nuôi để giảm mức độ thiệt hại xảy ra do bệnh gan tụy, bao gồm các bước sau:

  • Quản lý việc cho tôm ăn thật chặt chẽ. Khi tôm bệnh, khả năng bắt mồi giảm, do vậy việc cho ăn phải hết sức thận trọng, tránh dư thừa thức ăn dễ dẫn đến vấn đề thêm nghiêm trọng.
  • Tăng cường thay nước nếu thấy cần thiết, lưu ý phải kiểm tra tình hình dịch bệnh đốm trắng, đầu vàng ở thời điểm đó và sự phù hợp của việc thay nước để quyết định.
  • Tiến hành diệt khuẩn, sau đó cấy lại vi sinh liều cao để cải tạo môi trường và ức chế khuẩn gây hại trên tôm.
  • Sử dụng bộ 3 sản phẩm vi sinh Microbe-Lift (Microbe-Lift AQUA C – Xử lý nước, Microbe-Lift AQUA SA – Xử lý nhớt bạt và Microbe-Lift AQUA N1 – Xử lý khí độc (NO2, NH3)) để cải tạo môi trường ao nuôi, cân bằng lại hệ sinh thái vi sinh vật trong ao, làm sạch đáy ao.
  • Thực hiện nghiêm ngặt quy trình sử dụng hóa chất và bổ sung men tiêu hóa Microbe-Lift DFM với liều dùng gr/1kg thức ăn.
Cách trị bệnh gan tụy cấp tính ở tôm thẻ chân trắng
Tôm bị sưng gan.

– Bước 2. Sử dụng kháng sinh

Việc sử dụng kháng sinh đạt được kết quả chỉ khi nào ta phát hiện và xác định chính xác kịp thời. Phải xử lý ở giai đoạn tôm chưa có biểu hiện triệu chứng nhiễm bệnh mặc dù kiểm tra số lượng nhiễm khuẩn ở gan đã nhiều hơn mức cho phép. Ở giai đoạn này tôm trong ao vẫn ăn mồi tốt, do vậy việc xử lý đạt kết quả cao.

Kháng sinh được sử dụng rộng rãi cho kết quả tốt là:

  • Nhóm Quinolone như: Oxolomic acid, Norfloxacin, Enrofloxacin (Nhóm Quinolone đã bị cấm sử dụng).
  • Kháng sinh thuốc nhóm Sulfamid: Sulfadimidin, Trimethoprim, Methoxazon.

Thời gian sử dụng: Liên tục 3 – 5 ngày, mỗi ngày 3 lần, mỗi lần cách nhau 8 giờ.

Lưu ý:

  • Phải bao thức ăn đã có thuốc bằng chất kết dính, tránh thuốc bị hòa tan và khuếch tán trong nước (Trong trường hợp này không nên dùng dầu gan mực sẽ gây khó tiêu hóa cho tôm).
  • Liều lượng dùng theo khuyến cáo của nhà sản xuất và kinh nghiệm thực tế của người nuôi.
  • Với việc sử dụng kháng sinh cần tránh sử dụng các chất cấm theo quy định hiện hành, và ngưng dùng thuốc trước khi thu hoạch ngày để giảm thiểu tối đa dư lượng kháng sinh.
Cách trị bệnh gan tụy cấp tính ở tôm thẻ chân trắng
Danh mục hóa chất, kháng sinh cấm dùng trong nuôi trồng thủy sản.

– Bước 3. Sử dụng men tiêu hóa

Sau 5 ngày sử dụng kháng sinh bắt buộc phải sử dụng ngay các chế phẩm sinh học để phục hồi lại hệ vi sinh vật đường ruột cho tôm.

Đặc biệt sản phẩm men tiêu hóa Microbe-Lift DFM với liều dùng 1gr/ 1 kg thức ăn sẽ cho hiệu quả cực kì tốt sau 2 đến 3 ngày sử dụng và có tác dụng bảo vệ đường ruột lâu dài, hạn chế tác động của các vi khuẩn gây bệnh đường ruột, giảm thiểu bệnh phân trắng.

Cách trị bệnh gan tụy cấp tính ở tôm thẻ chân trắng
Tôm thẻ chân trắng sử dụng men tiêu hóa.

Dân gian ta vẫn có câu “Phòng bệnh hơn chữa bệnh” nhưng cẩn thận đến mấy cũng sẽ có lúc chẳng may tôm bị bệnh. Hy vọng với cách trị bệnh gan tụy cấp tính ở tôm thẻ chân trắng mà Biogency chia sẻ trên đây sẽ giúp bà con giảm thiểu được tổn thất khi tôm xảy ra bệnh. Liên hệ cho Biogency qua hotline 0909 538 514 để được đội ngũ kỹ thuật tư vấn chi tiết hơn.

>>> Xem thêm: 3 loại bệnh thường gặp ở tôm thẻ chân trắng (viêm ruột, cụt râu, đốm đen) và cách phòng, trị bệnh