Điều trị Bệnh phân trắng và Viêm đường ruột cấp cho tôm nhờ cây Cỏ lào và cây Phèn đen là một trong những bài thuốc dân gian đã được nhiều bà con áp dụng và thấy được hiệu quả của nó. Cụ thể phương pháp này được thực hiện như thế nào? Hãy cùng Biogency tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.
Nguyên nhân tôm bị bệnh phân trắng và viêm đường ruột cấp
Bệnh phân trắng hay gọi là hội chứng phân trắng rất thường gặp ở tôm, đặc biệt trong giai đoạn tôm từ 45 ngày trở đi. Bệnh phân trắng trên tôm có thể do nhiều nguyên nhân như:
- Thức ăn: Tôm ăn phải thức ăn kém chất lượng hoặc bị nấm mốc, độc tố dẫn đến bệnh đường ruột, bệnh phân trắng… Bệnh sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn ở những ao cho thức ăn dư thừa.
- Tảo độc: Tôm ăn phải các loại tảo độc như: tảo lam, tảo giáp… trong ruột các loại tảo này tiết ra enzyme có khả năng gây tê liệt biểu mô, khiến ruột tôm không hấp thụ được thức ăn và không tiêu hóa được, dẫn đến tình trạng ruột bị tắc nghẽn gây bệnh phân trắng trên tôm.
- Do ký sinh trùng Gregarine: Gregarine nhóm nguyên sinh vậy ký sinh trung gian trên nhóm thân mềm 2 vỏ và nhóm giun tơ xâm nhập vào tôm khi chúng ăn phải những vật chủ trung gian, chúng sẽ bám vào thành ruột của tôm, gây tổn thương ruột dẫn đến hiện tượng phân trắng;
Hình 1. Tôm bị bệnh phân trắng.
- Do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei: Vi bào tử trùng chuyên ký sinh trên gan tụy của tôm và có thể gây ra bệnh phân trắng;
- Do nhóm vi khuẩn Vibrio: Nhóm vi khuẩn trong hệ thống gan tụy, đường ruột và phân tôm thuộc các nhóm Vibrio parahaemolyticus, Vibrio fluvialis, Vibrio alginolyticus, Vibrio mimicus, Vibrio vulnificus, Vibrio cholera và Vibrio damselae.
Triệu chứng tôm bị bệnh phân trắng và viêm đường ruột cấp
Những con tôm bị bệnh phân trắng, biểu hiện thấy bên ngoài là đường ruột sẽ đổi thành màu trắng, phân đi ra ngoài nát trên nhá hoặc nổi trên mặt nước, dọc bờ ao, góc ao phía cuối hướng gió. Bên cạnh đó, những triệu chứng trên tôm cũng giúp nhận biết tôm đang bị bệnh phân trắng và viêm đường ruột cấp như:
- Tôm có biểu hiện yếu ăn (hoặc bỏ ăn nếu bị bệnh nặng). Khi quan sát đường ruột tôm thấy trống thức ăn hoặc thức ăn bị đứt quãng.
- Mang tôm đi kiểm tra bằng phương pháp mô học của mẫu tôm bị bệnh phân trắng thì thấy gan cũng bị tổn thương, tế bào gan bị chết từng điểm bong ra.
- Hệ thống đường ruột bị viêm nhiễm nặng không hấp thụ được thức ăn, phân tôm có màu trắng, thịt tôm không chứa đầy vỏ, vỏ mềm;
Tôm bệnh ngày một gia tăng, đến mức độ nào đó sẽ thấy hiện tượng tôm chết rải rác ở đáy ao, từ vài con đến hàng trăm con/ngày và mỗi ngày một tăng.
Bệnh phân trắng nếu phát hiện bệnh sớm và xử lý kịp thời, khả năng bắt mồi của tôm sẽ trở lại bình thường; nếu không cường độ bỏ ăn ngày càng cao. Có nhiều cách áp dụng để phòng ngừa và điều trị bệnh phân trắng. Trong bài này Biogency sẽ giới thiệu đến bà con cách phòng, điều trị bệnh phân trắng và viêm đường ruột cấp cho tôm bằng cây thảo dược gần nhà, dễ tìm.
Cây cỏ lào và cây phèn đen giúp phòng ngừa, điều trị bệnh phân trắng và viêm đường ruột cấp cho tôm
– Chuẩn bị cây thảo dược cỏ lào và cây phèn đen
Chuẩn bị: 01 kg lá và thân cây phèn đen + 01 kg cây cỏ lào (chỉ hái lá) + cồn 70% (lưu ý mua cồn Thái Lan để có chất lượng tốt.
Hình 2. Cây cỏ lào giúp điều trị bệnh phân trắng và viêm đường ruột cấp trên tôm.
Hình 3. Cây phèn đen giúp điều trị bệnh phân trắng và viêm đường ruột cấp trên tôm.
Thực hiện: Rửa sạch lá và thân cây phèn đen và cây cỏ lào, sau đó xay nhuyễn tạo thành hỗn hợp. Cho thêm 10 lít nước sạch vào nấu sôi trong 2 giờ, để nguội rồi vắt lấy nước cốt.
Bảo quản: Để bảo quản được hỗn hợp dung dịch sau khi chiết được lâu, pha nước cốt ở trên với cồn 70%, cứ 8 lít nước cốt thì pha với 2 lít cồn để tạo thành sản phẩm sử dụng.
– Liều lượng sử dụng:
Sử dụng cây cỏ lào và cây phèn đen để điều trị bệnh phân trắng, viêm đường ruột cấp với liều lượng như sau:
- Sử dụng để xử lý nước: Lấy 20 lít sản phẩm sử dụng tạt cho ao 1.000 m3 nước.
- Sử dụng để phòng ngừa: Trộn 1 lít sản phẩm sử dụng trộn với 100 kg thức ăn, cho tôm ăn 2-3 ngày/lần.
- Sử dụng để điều trị trường hợp triệu chứng nhẹ: Trộn 1 lít sản phẩm sử dụng với 50 kg thức ăn, cho tôm ăn định kỳ 1 ngày/lần.
- Sử dụng để điều trị trường hợp triệu chứng nặng: Trộn 1 lít sản phẩm sử dụng với 20 – 30 kg thức ăn, cho ăn tất cả các cử trong ngày. Ăn liên tục trong 3 ngày. Không nên cho ăn thời gian dài hoặc quá liều ruột tôm sẽ dễ bị xoắn, lúc này nên dừng việc sử dụng.
Bài thuốc trên sẽ hiệu quả trong trường hợp điều trị bệnh phân trắng và viêm đường ruột trên tôm do các nguyên nhân từ: Ký sinh trùng, vi bào tử trùng và vi khuẩn Vibrio. Tuy nhiên, rất khó để xác định một cách chính xác nguyên nhân gây bệnh cho tôm, do vậy, bà con vẫn chú ý các biện pháp xử lý nước với việc điều trị cho tôm.
—–
Điều trị Bệnh phân trắng và Viêm đường ruột cấp cho tôm nhờ cây Cỏ lào và cây Phèn đen là một trong những bài thuốc dân gian đã được nhiều bà con áp dụng và thấy được hiệu quả của nó. Hy vọng những chia sẻ của Biogency trên đây sẽ giúp ích cho bà con trong quá trình nuôi tôm. Ngoài ra, để được tư vấn thêm về các giải pháp sinh học trong xử lý nước, xử lý khí độc và xử lý đáy ao nuôi tôm, bà con hãy liên hệ đến Biogency theo HOTLINE 0909 538 514 để được hỗ trợ nhanh nhất.
>>> Xem thêm: Giải pháp Xử lý khí độc và Làm sạch nước ao nuôi tôm đến từ Biogency – Đem đến mùa vụ thành công cho người nuôi tôm