Độ kiềm trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng, cách tăng/giảm độ kiềm

Độ kiềm trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng là một trong những chỉ tiêu quan trọng để quản lý chất lượng nước ao nuôi. Độ kiềm tăng, giảm hay dao động lớn, nhỏ đều ảnh hưởng tới môi trường sống và sự phát triển của tôm. Do đó, bà con cần có kiến thức cơ bản về độ kiềm trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng cũng như các hóa chất tăng độ kiềm, giảm độ kiềm để sử dụng khi cần thiết.

Độ kiềm trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng, cách tăng/giảm độ kiềm

Độ kiềm – Chỉ tiêu thể hiện khả năng trung hòa Axit của nước ao tôm

Độ kiềm thể hiện khả năng trung hòa Axit của nước, được hiểu là nồng độ Bazơ trong nước. Bazơ này sẽ phản ứng để trung hòa H+ với đơn vị tính là CaCO3 mg/L.

Có thể biểu thị độ kiềm bằng công thức hóa học như sau:

Kiềm = [HCO3] + 2[CO32-] + [OH] – H+

Trong đó:

  • [HCO3] là gốc Bicarbonate.
  • [CO32-] là gốc Carbonate.
  • [OH] là gốc Hydroxide.

Trong nuôi tôm thẻ chân trắng, độ kiềm tối ưu nhất là từ 100 – 150 CaCO3 mg/L và ngưỡng giới hạn là 80 – 180 CaCO3 mg/L.

Độ kiềm là chỉ tiêu thể hiện khả năng trung hòa Axit của nước ao tôm.

Hình 1. Độ kiềm là chỉ tiêu thể hiện khả năng trung hòa Axit của nước ao tôm.

Khi độ kiềm trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng vượt ra khỏi ngưỡng chịu đựng của tôm sẽ gây ra những tác động tiêu cực đến quá trình sống và phát triển của chúng, cụ thể là:

  • Độ kiềm trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng quá cao hoặc quá thấp sẽ làm tăng nguy cơ phát sinh nhiều chất hữu cơ dư thừa và làm tăng khí độc trong ao, khiến tôm kém phát triển về size, nặng có thể dẫn đến chết hàng loạt.
  • Độ kiềm không phù hợp còn làm phát sinh tảo và rong rêu nhanh chóng, gây ảnh hưởng đến môi trường sống của tôm và làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh, tôm chậm lớn, dễ rớt đáy.
  • Độ kiềm không ổn định khiến tôm khó lột xác, dễ bị mềm vỏ.
  • Độ kiềm thấp dễ kéo pH trong ao cũng thấp, khiến tôm dễ bị stress, phát triển kém và tăng tỷ lệ chết.

Có thể thấy rằng việc duy trì độ kiềm trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng ổn định là rất quan trọng để tôm phát triển tốt và về size lớn.

Hóa chất nâng/tăng độ kiềm trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng và cách sử dụng

Khi đo độ kiềm trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng không đạt mức 100 – 150 CaCO3 mg/L, bà con cần nâng kiềm lên. Và một số hóa chất thường được sử dụng là:

– Mật rỉ đường kết hợp Dolomite:

Liều lượng sử dụng: 4kg mật rỉ đường + 5kg Dolomite, sử dụng cho 1000 mét khối nước.

Cách sử dụng: Pha mật rỉ đường và Dolomite theo tỷ lệ trên vào buổi sáng (khoảng 7 giờ), ủ từ 13 giờ đến 8 giờ tối. Sau đó, đánh đều hỗn hợp xuống ao.

Hôm sau bà con đo kiềm lại, nếu chưa đạt độ kiềm mong muốn bà con có thể tiến hành đánh thêm một nhịp nữa. Hỗn hợp này được nhiều bà con đánh giá là giúp tăng độ kiềm hiệu quả và tiết kiệm chi phí.

Kiểm tra độ kiềm trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng bằng bộ test kit Sera là phương pháp nhanh và rẻ.

Hình 2. Kiểm tra độ kiềm trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng bằng bộ test kit Sera là phương pháp nhanh và rẻ.

– Bicarbonate:

Liều lượng sử dụng: 2 – 3kg/1000 mét khối nước, định kỳ 2 ngày/lần.

Cách sử dụng: Bà con đánh Bicarbonate trực tiếp xuống ao, tốt nhất là đánh vào buổi sáng, tầm khoảng 10 giờ. Để tăng hiệu quả của Bicarbonate, bà con có thể kết hợp sử dụng kèm vôi nóng theo tỷ lệ 1:1.

– Calcium chloride:

Liều lượng sử dụng: 2kg/1000 mét khối nước.

Cách sử dụng: Bà con bón trực tiếp Calcium chloride xuống nước ao, hoặc có thể trộn vào thức ăn (áp dụng cho ao tôm có độ mặn không ổn định).

Hóa chất hạ độ kiềm trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng và cách sử dụng

– EDTA Super:

Liều lượng sử dụng: 2 – 3kg/1000 – 2000 mét khối nước.

Cách sử dụng: Đánh trực tiếp EDTA Super vào ban đêm để ổn định pH và hạ độ kiềm trong ao nuôi tôm. Sáng hôm sau tiến hành đo lại độ kiềm, nếu độ kiềm chưa giảm về mức an toàn cho tôm thì tiếp tục đánh thêm 1kg EDTA Super/1000 mét khối nước, cách làm tương tự như trên.

Hạ độ kiềm trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng hiệu quả mà không cần dùng hóa chất

Có một số phương pháp giúp hạ độ kiềm trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng mà không cần dùng hóa chất, bà con có thể tham khảo:

– Thay nước:

Phương pháp này hiệu quả trong trường hợp bà con đã có ao lắng trữ nước, đủ nước sạch đã xử lý. Bà con có thể thay nước 3 lần/tuần khoảng 30% lượng nước mỗi lần để hạ kiềm.

– Kiểm soát tảo:

Hạ kiềm bằng cách kiểm soát tảo trong ao bằng vi sinh cũng là một cách hiệu quả mà bà con nên cân nhắc. Khi mật độ tảo giảm, quá trình quang hợp của chúng tạo ra ít Cacbonic (CO2) vì vậy độ kiềm được ổn định, sẽ không bị ảnh hưởng nhiều.

Để kiểm soát tảo, bà con có thể tham khảo dòng men vi sinh Microbe-Lift PBD. Dòng men vi sinh này không những có vai trò cắt tảo độc (tảo lam, tảo giáp, tảo mắt…) trong ao nuôi tôm mà còn giúp phân hủy xác tảo tàn, làm sạch nước và giảm khí độc do tảo tàn gây ra.

Men vi sinh Microbe-Lift PBD chuyên dùng để cắt tảo ao nuôi tôm.

Hình 3. Men vi sinh Microbe-Lift PBD chuyên dùng để cắt tảo ao nuôi tôm.

Quản lý độ kiềm tốt tôm sẽ phát triển khỏe mạnh và cho năng suất thu hoạch cao. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bà con biết thêm về các hóa chất giúp tăng độ kiềm và giảm độ kiềm trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng và cách sử dụng chúng sao cho hiệu quả nhất. Nếu có khó khăn trong quá trình nuôi tôm thẻ, bà con có thể liên hệ ngay số HOTLINE 0909 538 514, đội ngũ kỹ sư thủy sản của Biogency luôn sẵn sàng hỗ trợ và đồng hành với bà con trong mọi vụ nuôi.

>>> Xem thêm: Khoảng nhiệt độ cho tôm sinh trưởng tốt nhất là bao nhiêu?