Đo lường mức độ ô nhiễm môi trường

Ô nhiễm môi trường là một vấn đề nghiêm trọng, được quan tâm đặc biệt trên toàn cầu. Việc đo lường mức độ ô nhiễm môi trường sẽ giúp các cơ quan quản lý có thể triển khai biện pháp phản ứng kịp thời và giảm thiểu tác động xấu đến đời sống, sức khỏe con người.

Đo lường mức độ ô nhiễm môi trường

Ô nhiễm môi trường và ý nghĩa của việc đo lường mức độ ô nhiễm môi trường

– Ô nhiễm môi trường là gì?

Môi trường được hiểu là nơi sinh sống của con người và những sinh vật khác. Ô nhiễm môi trường là việc môi trường sống bị các chất hoặc năng lượng có hại xâm nhập vào, khiến các đặc tính tự nhiên của môi trường bị thay đổi. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau như núi lửa, bão bụi, hoạt động con người (khí thải, chất thải sinh hoạt,…).

Vấn đề ô nhiễm môi trường có thể xảy ra ở nhiều môi trường khác nhau, điển hình như:

  • Ô nhiễm môi trường không khí: Không khí chịu tác động bởi các khí độc hại như CO2, SO2, CO,… do nhiều nguyên nhân như khí thải ô tô, nhà máy,… Loại ô nhiễm môi trường này có thể gây ra các căn bệnh nguy hiểm về đường hô hấp, bệnh phổi, bệnh tim, đột quỵ,..
  • Ô nhiễm môi trường nước: Nước bị ô nhiễm bởi chất thải sinh hoạt, chất độc hại hay hóa chất từ các hoạt động sản xuất, sinh hoạt. Nước xả thải từ các trang trại, nhà máy và hệ thống thoát nước tự hoại là các nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường nước. Nguồn nước bị ô nhiễm khiến nước không an toàn để uống hay sử dụng, đồng thời gây hại cho những sinh vật sống dưới nước.
  • Ô nhiễm môi trường đất: Loại ô nhiễm này được gây ra từ nhiều yếu tố như hóa chất, thuốc trừ sâu được sử dụng trong nông nghiệp; chất thải rắn, chất thải sinh hoạt; hay rò rỉ bể chứa ngầm. Ô nhiễm đất khiến ảnh hưởng đến chất lượng cây trồng và gây hại cho sinh vật sống trong đất.
Đo lường mức độ ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường không khí.
Đo lường mức độ ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường nước.
Đo lường mức độ ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường đất.

>>> Xem thêm: Tác hại của rác thải sinh hoạt với con người và môi trường

– Ý nghĩa của việc đo lường mức độ ô nhiễm môi trường

Đo lường mức độ ô nhiễm môi trường là công việc giúp xác định được nồng độ các chất ô nhiễm tồn tại trong môi trường. Việc đo lường này được thực hiện nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đối với sức khỏe con người, cũng như các sinh vật khác.

Đo lường mức độ ô nhiễm môi trường có ý nghĩa vô cùng quan trọng, điển hình như:

  • Đánh giá được mức độ ảnh hưởng của vấn đề ô nhiễm môi trường đến đời sống, sức khỏe con người và những sinh vật khác;
  • Cơ quan quản lý nhà nước có thể kịp thời đưa ra những biện pháp để kiểm soát và giảm thiểu vấn đề ô nhiễm môi trường;
  • Giáo dục, truyền thông và nâng cao nhận thức của cộng đồng về hiện trạng của vấn đề ô nhiễm môi trường, từ đó chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân, cộng đồng.

Phương pháp và các chỉ số đo lường mức độ ô nhiễm môi trường

– Phương pháp đo lường mức độ ô nhiễm môi trường

Hiện nay, có nhiều phương pháp khác nhau được sử dụng để đo lường mức độ ô nhiễm môi trường. Tùy vào từng loại môi trường khác nhau và chất ô nhiễm cụ thể mà sẽ có phương pháp khác nhau.

  • Đối với ô nhiễm không khí:
    + Sử dụng máy đo khí để đo nồng độ chất ô nhiễm như CO, NO2, SO2, O3,…
    + Sử dụng sinh vật sống để đánh giá tác động của ô nhiễm môi trường. Ví dụ như rêu hay địa y có thể dùng để theo dõi nồng độ kim loại nặng có trong không khí.
  • Đối với ô nhiễm nước:
    + Lấy mẫu nước để phân tích, xác định nồng độ chất ô nhiễm hay vi khuẩn, virus, hóa chất và kim loại nặng có trong nước.
    + Sử dụng sinh vật sống như cá, côn trùng để theo dõi nồng độ hóa chất độc hại trong nước, từ đó đánh giá tác động của ô nhiễm môi trường nước.
  • Đối với ô nhiễm đất:
    + Lấy mẫu đất để phân tích, xác định nồng độ hóa chất, kim loại nặng và chất thải nguy hại.
    + Sử dụng sinh vật sống như giun đất, cây trồng để theo dõi nồng độ kim loại nặng, đánh giá tác động của ô nhiễm môi trường đất.

Ngoài những phương pháp kể trên, còn nhiều phương pháp khác để đo lường mức độ ô nhiễm môi trường như cảm biến từ xa, mô hình hóa và GIS. Tuy nhiên, thông thường các phương pháp đo lường chỉ có khả năng đo được một số chất ô nhiễm nhất định. Mức độ ô nhiễm môi trường sẽ thay đổi tùy thuộc vào không gian và thời gian.

– Chỉ số đo lường mức độ ô nhiễm môi trường

Đối với từng loại môi trường, mức độ ô nhiễm môi trường sẽ được tính dựa vào các thước đo và chỉ số khác nhau. Cụ thể:

  • AQI (Air Quality Index – Chỉ số chất lượng không khí): AQI là thước đo mức độ ô nhiễm không khí tại một khu vực. AQI được tính dựa trên nồng độ của 5 chất ô nhiễm chính: NO2, CO, O3, SO2 và vật chất hạt. AQI càng cao thì ô nhiễm không khí càng nặng và nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe càng cao.
Đo lường mức độ ô nhiễm môi trường
Chỉ số đo lường mức độ ô nhiễm môi trường không khí – Air Quality Index (AQI).
  • WPI (Water Pollution Index – Chỉ số ô nhiễm nước): WPI là thước đo mức độ ô nhiễm của một nguồn nước. WPI dựa trên nồng độ của một số chất ô nhiễm, bao gồm vi khuẩn, virus, hóa chất và kim loại nặng. WPI càng cao thì nước càng bị ô nhiễm và càng có khả năng gây ra các vấn đề sức khỏe.
  • SPI (Soil Pollution Index – Chỉ số ô nhiễm đất): SPI là thước đo mức độ ô nhiễm của đất. SPI dựa trên nồng độ của một số chất ô nhiễm, bao gồm hóa chất, kim loại nặng và chất thải nguy hại. SPI càng cao thì đất càng bị ô nhiễm và càng có khả năng gây ra các vấn đề sức khỏe.
    SPI được chia thành 5 cấp, tương ứng với mức độ ô nhiễm của đất:
    + Rất tốt: SPI < 10
    + Tốt: 10 ≤ SPI < 20
    + Trung bình: 20 ≤ SPI < 30
    + Kém: 30 ≤ SPI < 40
    + Rất kém: SPI ≥ 40

Tùy theo vị trí, thời gian trong ngày, trong năm mà mức độ ô nhiễm môi trường có thể sẽ khác nhau. Trong đó việc đo lường mức độ ô nhiễm là vô cùng cần thiết để đánh giá tình trạng và có phương pháp xử lý kịp thời.

Ngoài ra, để có phương pháp xử lý môi trường nước hay rác thải một cách tối ưu nhất để giảm thiểu việc ô nhiễm môi trường, hãy liên hệ ngay HOTLINE 0909 538 514 để được BIOGENCY tư vấn chi tiết hơn!

>>> Xem thêm: Công nghệ vi sinh vật trong xử lý ô nhiễm môi trường