Độ mặn của nước thải chế biến thủy sản

Độ mặn của nước thải chế biến thủy sản ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả xử lý nước thải của toàn hệ thống. Đặc biệt là đối với nước thải chế biến thủy sản có độ mặn cao, nếu kỹ sư vận hành không áp dụng phương pháp xử lý phù hợp sẽ khiến nước thải đầu ra vượt chuẩn.

Độ mặn của nước thải chế biến thủy sản

Độ mặn của nước thải chế biến thủy sản là gì?

Độ mặn trong nước thải chế biến thủy sản nói riêng và nước ngọt nói chung là hàm lượng muối NaCl (g/l) trong 1 đơn vị thể tích nước. Trong xử lý nước thải nói chung và xử lý nước thải chế biến thủy sản nói riêng, độ mặn trong nước ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả xử lý của toàn hệ thống. Dựa vào giá trị của độ mặn mà các kỹ sư có các hương án xử lý phù hợp cho hệ thống của mình.

Độ mặn của một số loại nước thải chế biến thủy sản khác nhau

Các mặt hàng, nguyên liệu sản xuất trong ngành chế biến thủy sản vô cùng đa dạng và phong phú. Độ mặn của nước thải chế biến thủy sản cũng sẽ phụ thuộc lớn vào tính chất của nguyên liệu sản xuất và quá trình chế biến.

– Đối với loại hình chế biến thủy sản nước ngọt

Những loại nước thải sản xuất, chế biến cá nước ngọt như cá tra, basa là những loại nước thải hầu như không có độ mặn.

– Đối với loại hình chế biến thủy sản nước mặn

Nước thải chế biến các loài thủy sản nước mặn như mực, bạch tuộc, cá ngừ,… Độ mặn xuất phát từ quá trình sơ chế nguyên liệu sản xuất (động vật sống trong nước biển). Ở loại hình nước thải này, độ mặn dao động khoảng 5 – 8‰ (phần nghìn). Đây là độ mặn khá cao, gây thách thức lớn cho hệ thống xử lý nước thải.

Độ mặn đo được ở một hệ thống xử lý nước thải chế biến thủy sản nước mặn.
Độ mặn đo được ở một hệ thống xử lý nước thải chế biến thủy sản nước mặn.

– Đối với loại hình chế biến thủy sản ướp muối

Nước thải chế biến thủy sản được bảo quản trong điều kiện ướp muối, đông lạnh, đây là loại nước thải có độ mặn cao nhất tuy nhiên thực tế khá hiếm gặp và công suất xử lý thường không cao, mang tính thời điểm.

Ở loại hình nước thải này, độ mặn của nước thải chế biến thủy sản phụ thuộc vào lô hàng sản xuất (tính chất đơn hàng, yêu cầu sản xuất) và cũng xuất phát từ quá trình sơ chế nguyên liệu (rã đông, làm sạch, …) là chính, vậy nên chỉ có một khoảng thời gian ngắn là xuất hiện độ mặn tuy nhiên, độ mặn lại có giá trị rất cao (trên 10‰) gây ra hậu quả khá lớn nếu không có phương án xử lý, vận hành phù hợp.

Vì sao độ mặn trong nước thải gây khó khăn cho quá trình xử lý?

Như đề cập ở trên, độ mặn trong nước thải chế biến thủy sản sẽ gây ra những rủi ro lớn cho hệ thống xử lý nước thải của các nhà máy chế biến với nguyên do chính là: Độ mặn trong nước thải sẽ gây ra hiện tượng mất cân bằng trong tế bào các vi sinh vật.

Ở đây là độ mặn (nồng độ NaCl) trong nước cao hơn trong tế bào vi sinh vật, tình trạng này sẽ dẫn đến hiện tượng mất nước (do áp suất thẩm thấu) trong cơ thể vi sinh vật. Điều này dẫn đến tình trạng vi sinh vật bị mất dần hoạt tính và nếu để lâu hoặc độ muối cao sẽ gây chết cho vi sinh.

Hầu hết các hệ thống xử lý nước thải của các nhà máy chế biến hiện nay đều có cụm xử lý sinh học (xử lý bằng vi sinh vật). Vậy nên, tình trạng độ mặn của nước thải chế biến thủy sản ảnh hưởng rất lớn và gây hậu quả khôn lường cho hệ thống.

>>> Xem thêm: Vì sao nước thải nhiễm mặn khó xử lý?

Phương án nào giúp xử lý nước thải chế biến thủy sản nhiễm mặn hiệu quả?

Để khắc phục các nguy cơ có thể xảy ra do độ mặn, người kỹ sư cần phải có các tính toán, phương án phù hợp để xử lý như sau:

  • Đầu tiên và cũng là quan trọng nhất, phải nắm được chính xác độ mặn của nước thải chế biến thủy sản thực tế trong hệ thống là bao nhiêu, thời điểm có độ mặn cao nhất, biên độ dao động như nào để có thể áp dụng các biện pháp xử lý tiếp theo.
  • Đối với nước thải có độ mặn dao động cao (khoảng 10 – 20‰), có khá nhiều phương pháp có thể đưa vào xử lý, tuy nhiên cách đơn giản, hiệu quả nhất cho trường hợp này đó là bổ sung một lượng vi sinh chịu mặn tốt hiện nay để đảm bảo hiệu suất xử lý của hệ vi sinh không ảnh hưởng do độ mặn có giá trị như trên.

Viện nghiên cứu sinh thái Ecological Laboratories Inc, Hoa Kỳ đã nghiên cứu, sản xuất dòng sản phẩm vi sinh chịu mặn có hoạt tính và khả năng chịu mặn tốt nhất hiện nay là dòng men vi sinh Microbe-Lift. Với công nghệ hiện đại, khả năng hoạt động và xử lý trong điều kiện độ mặn lên đến 40‰, Microbe-Lift sẽ mang tới giải pháp xử lý nước thải nhiễm mặn một cách hiệu quả nhất cho các kỹ sư vận hành.

Men vi sinh Microbe-Lift IND chứa các chủng vi sinh vật có khả năng chịu mặn cao, giúp xử lý nước thải chế biến thủy sản nhiễm mặn hiệu quả.
Men vi sinh Microbe-Lift IND chứa các chủng vi sinh vật có khả năng chịu mặn cao, giúp xử lý nước thải chế biến thủy sản nhiễm mặn hiệu quả.

Bạn có đang gặp vấn đề về nước thải chế biến thủy sản nhiễm mặn gây khó khăn cho quá trình xử lý? Hãy liên hệ ngay Biogency qua HOTLINE 0909 538 514, chúng tôi sẽ hỗ trợ nhanh nhất!

>>> Xem thêm: Phương pháp xử lý nước thải nhiễm mặn hiệu quả