Trong nông nghiệp Việt Nam ông bà đã truyền tai câu nói “Nhất nước , nhì phân, tam cần, tứ giống”. Vậy trong ngành nuôi trồng thủy sản đặc biệt là ngành nuôi tôm thì yếu tố “nhất nước” là yếu tố như thế nào? Hiện trạng của nguồn nước tại các vùng nuôi tôm hiện nay ra sao? Cùng BIOGENCY tìm hiểu những khó khăn trong việc quản lý nguồn nước theo quy trình nuôi tôm thay nước hiện nay nhé!
Tìm hiểu về quy trình nuôi tôm thay nước
Nuôi tôm theo quy trình thay nước là mô hình nuôi khá lâu đời và phổ biến tại Việt Nam, đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long của chúng ta. Quy trình nuôi tôm thay nước ở đây chính là việc đưa một lượng nước vào ao để thay thế nước nuôi cũ, lượng nước đưa vào tùy từng giai đoạn, từng trường hợp sự cố trong ao nuôi và do quyết định của người đứng nuôi.
Lượng nước thay vào ao phổ biến tại những vùng nuôi tôm hiện nay chia ra 3 đến 4 giai đoạn (ở đây lấy trên cơ sở là 1 ao nuôi):
- Giai đoạn 1: Khoảng 35 ngày đầu, thay 10% – 20% nước trong ao.
- Giai đoạn 2: Từ ngày 36 đến ngày 50: thay 40% – 70% nước trong ao.
- Giai đoạn 3: Từ ngày 51 đến ngày 75 (hoặc đến lúc thu hoạch): thay 80% nước trong ao.
- Giai đoạn 4: Nếu có sự cố khí độc, dịch bệnh tăng cao có thể dẫn đến sang ao, thay 100% nước tại giai đoạn này.
Thay nước là phương pháp nhanh chóng, dễ thực hiện, được ứng dụng từ lâu để xử lý những vấn đề phát sinh trong ao nuôi như ao có khí độc, nhớt bạt, lợn cợn, dịch bệnh… Tuy nhiên, lạm dụng quy trình nuôi tôm thay nước cũng làm tăng khả năng gia tăng sự xâm nhập của các vi khuẩn bên ngoài vào hệ thống đang nuôi vì vậy cần đảm bảo chất lượng nước để việc thay nước có hiệu quả.
Hình 1. Hình ảnh ao lắng tại thực tế vùng nuôi tôm, ao lắng rất quan trọng để cấp nước sạch vào ao nuôi.
Một số cách giúp đảm bảo chất lượng nguồn nước thay vào ao khi ứng dụng quy trình nuôi tôm thay nước là:
- Nước thay vào ao phải được xử lý qua ao lắng, lọc kĩ các tạp chất, diệt tạp, diệt khuẩn để tránh đưa các vi khuẩn bên ngoài vào ao đang nuôi.
- Khi chuyển nước từ ao lắng sang ao nuôi, nước cần được bơm qua túi lọc bằng vải kate để loại bỏ địch hại, sinh vật cạnh tranh hoặc vật chủ trung gian mang mầm bệnh như cua còng, tôm, tép…
- Gây màu nước trước khi đưa vào ao nuôi tránh việc nước mới và nước cũ gây sốc cho tôm.
Có thể thấy rằng, khi ứng dụng quy trình nuôi tôm thay nước, cần phải có một lượng nước đạt tiêu chuẩn đủ lớn để thay suốt cả vụ nuôi. Tuy nhiên, việc đảm bảo được lượng nước sạch để cấp cho ao tôm hiện nay là điều khó khăn của nhiều bà con nuôi tôm. Vì sao lại như vậy?
Những khó khăn phải đối mặt khi ứng dụng “quy trình nuôi tôm thay nước”
Khi ứng dụng quy trình nuôi tôm thay nước, có những khó khăn mà bà con phải đối mặt, đó là:
- Khó khăn từ việc không đủ nguồn nước từ sông suối, ao hồ: Một số yếu tố tự nhiên gây ra thiếu hụt lượng nước sông hiện nay đó là các khu vực hạ nguồn sẽ có nguy cơ chịu hạn hán nghiêm trọng vào các mùa khô.
- Khó khăn từ ô nhiễm nguồn nước tự nhiên: Ô nhiễm nguồn nước là vấn đề nhức nhối của xã hội hiện đại. Nước không đủ tiêu chuẩn không thể đưa vào nuôi trồng. Vì vậy việc sử dụng quy trình nuôi tôm thay nước với lượng nước khá lớn như trên cũng là một trong những khó khăn cho các bà con nuôi tôm tại những vùng này.
Hình 2. Ô nhiễm nguồn nước từ nhiều nguyên nhân là vấn đề nóng hiện nay, ảnh hưởng lớn đến bà con nuôi tôm.
- Tốn nhiều diện tích làm ao dùng để xử lý nước thay, làm giảm diện tích nuôi.
- Nước ngày càng ô nhiễm, đồng nghĩa với chi phí để xử lý nước ngày càng cao. Đồng thời, chi phí hóa chất cũng ngày càng tăng làm chi phí nuôi càng cao, tính trung bình chi phí xử lý 1m3 nước là 3.515 đồng, từ đó làm giảm lợi nhuận khi về cuối vụ.
- Rủi ro khó xử lý nhất đó là mầm bệnh nhiễm chéo từ các ao nuôi xung quanh, cụ thể là:
+ Vừa cấp nước mới vào ao tôm bắt đầu chết lai rai là điều bà con thường gặp khi thay nước mới với khối lượng nước lớn và tần suất thay nước dày. Nguyên nhân là từ bước xử lý nước, lắng lọc không triệt để làm sinh vật có hại theo nước mới vào ao đang nuôi gây ra mầm bệnh.
+ Nước bên ngoài môi trường tại vùng nuôi tôm một phần là nước đầu ra của vụ nuôi tôm trước, hoặc nước vụ hộ nuôi tôm khác. Việc lấy nước mới từ sông hồ kênh rạch không tránh khỏi lấy luôn mầm bệnh cũ, chất thải cũ vào ao lắng, tiềm ẩn nguy cơ. Lây nhiễm chéo là điều bà con hay bỏ qua nhưng đó là nguyên nhân chính cho việc đã thay nước mà không có hiệu quả.
Thực trạng trên cho thấy những hộ dân tại vùng thiếu nước nuôi như “ngồi trên đống lửa’’. Nếu tình trạng thiếu nước kéo dài sẽ gây thiệt hại lớn về kinh tế cũng như đời sống của bà con nơi đây.
Hướng đi mới cho bà con nuôi tôm với việc giảm thay nước nhưng vẫn đảm bảo các chỉ số môi trường trong ao nuôi
Với mục tiêu “Giảm thay nước – Giảm chi phí – Giảm rủi ro vi khuẩn bệnh” BIOGENCY giới thiệu Quy trình BIOGENCY trong nuôi tôm, tại đây việc thay nước hàng ngày trong ao nuôi được giảm đi đáng kể để tránh ảnh hưởng đến tính chất và điều kiện môi trường ao nuôi (chỉ cấp bù nước si phông). Ngoài ra, việc giảm thay nước khi ứng dụng Quy trình BIOGENCY trong nuôi tôm còn giúp giảm nguy cơ đưa các sinh vật gây hại khác vào ao nuôi nếu nước không được xử lý kỹ.
Quy trình BIOGENCY ứng dụng công nghệ vi sinh Microbe-Lift được phát triển hơn 45 năm của nhà sản xuất Ecological Laboratories Inc., (Mỹ) với 4 dòng sản phẩm:
- Men vi sinh Microbe-Lift AQUA N1: Xử lý khí độc NH3, NO2.
- Men vi sinh Microbe-Lift AQUA C: Xử lý nước, tảo, thức ăn thừa, phân tôm và gây màu nước.
- Men vi sinh Microbe-Lift AQUA SA: Xử lý bùn đáy, nhớt bạt.
- Men vi sinh Microbe-Lift DFM: Bổ sung các chủng vi sinh có lợi cho đường ruột tôm, giúp tôm tăng khả năng tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng.
Hình 3. Quy trình nuôi tôm của BIOGENCY ứng dụng 4 dòng men vi sinh đến từ thương hiệu Microbe-Lift.
So sánh 2 quy trình nuôi tôm: “Quy trình nuôi tôm thay nước” và “Quy trình BIOGENCY giảm thay nước”
Khi ứng dụng quy trình nuôi tôm thay nước, bảng tính chi phí thay nước cho 1m3 nước (nghĩa là thay 1m3 cần bao nhiêu tiền) được liệt kê như sau:
Hạng mục | Liều dùng cho 1 lần thay 1000 m3 | Đơn giá | Thành tiền cho 1 lần thay 1000 m3 |
Tiền điện bơm nước | 1000 m3 | 165 đồng/m3 | 165.000 đồng |
Chlorine (30ppm) | 40 kg | 73.000 đồng/kg | 2.920.000 đồng |
Thuốc tím | 5 kg | 86.000 đồng/kg | 430.000 đồng |
Vôi bổ sung | – | 8.250 đồng/kg | – |
Khoáng bổ sung | – | 32.000 đồng/kg | – |
Tổng chi phí hóa chất xử lý nước cho 1000 m3 | 3.515.000 đồng | ||
Tổng cộng chi phí thay 1m3 | 3.515 đồng |
Ví dụ, lấy cơ sở tính toán là 1 ao tôm thể tích 1500m3 nước:
– Với quy trình nuôi tôm thay nước liên tục:
Tỷ lệ thay nước từ giai đoạn 2 đến khi thu hoạch từ 40% đến 80% mỗi ngày. Vậy tính trung bình là mỗi ngày thay 50% lượng nước trong ao. Và tính cho 45 ngày liên tục.
Vậy lượng nước thay là: 1500m3 x 50% x 45 ngày = 33.750 m3
Tổng chi phí hóa chất và tiền điện cho việc thay 50% nước là: 33.750m3 x 3.515 đồng = 118.631.250 đồng
– Với Quy trình BIOGENCY trong nuôi tôm ứng dụng Men vi sinh Microbe-Lift:
Giảm thay nước từ 50% xuống còn 25% mỗi ngày (đây là giá trị trung bình) và cũng tính cho 45 ngày liên tục.
Vậy lượng nước thay là: 1500m3 x 25% x 45 ngày = 16.875 m3
Tổng chi phí hóa chất và tiền điện cho việc thay 25% nước là: 16.875m3 x 3.515 đồng = 59.315.625 đồng
=> Tổng số tiền tiết kiệm được từ thay 50% nước xuống 25% nước mỗi ngày:
118.631.250 – 59.315.625 = 59.315.625 đồng (xấp xỉ 59.315.000 đồng).
So sánh 2 chi phí trên có thể thấy rằng, bà con nên cân nhắc nhiều hơn về việc ứng dụng những quy trình nuôi tôm thay thế biện pháp thay nước hằng ngày, nhất là trong hiện trạng thiếu hụt nước nghiêm trọng như hiện nay.
Qua bài viết trên Biogency muốn thông tin đến bà con hiện trạng các vùng nuôi tôm thiếu nước nuôi hiện nay, và đưa ra giải pháp giảm thay nước, giúp bà con tiết kiệm chi phí và nhân lực. Hy vọng giúp bà con thấy được việc áp dụng quy trình nuôi tôm thay nước sẽ dẫn đến chi phí tăng cao trong khi chúng ta có thể áp dụng phương pháp giảm thay nước và sử dụng vi sinh ngay từ đầu vụ giúp hạn chế được những ảnh hưởng phát sinh trong cả vụ.
Nếu có khó khăn trong quá trình nuôi tôm, bà con có thể liên hệ ngay số HOTLINE 0909 538 514, đội ngũ kỹ sư thủy sản của Biogency luôn sẵn sàng hỗ trợ và đồng hành với mọi vụ nuôi của bà con.
>>> Xem thêm: Đặc điểm của nước nuôi tôm bà con cần biết