Sử dụng thuốc khử khuẩn ao nuôi tôm là một giải pháp quan trọng giúp kiểm soát môi trường ao nuôi. Tuy nhiên, cách dùng thuốc khử khuẩn ao nuôi tôm sao cho đúng, cho đủ thì vẫn là vấn đề mà nhiều bà con nuôi tôm thắc mắc. Trong bài viết dưới đây, BIOGENCY sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm giúp bà con dùng thuốc khử khuẩn ao nuôi tôm đúng cách và nâng cao hiệu quả mùa vụ.
Vì sao cần phải dùng thuốc khử khuẩn ao nuôi tôm?
Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc duy trì một môi trường ao nuôi an toàn và sạch sẽ là hết sức quan trọng để đảm bảo sức khỏe và tăng trưởng của tôm. Trong quá trình nuôi tôm bà con thường phải đối mặt với nhiều vấn đề trong đó có nguy cơ lây nhiễm bệnh từ các vi khuẩn, nấm và các tác nhân gây bệnh khác là rất lớn.
Cùng với đó, ao tôm là nơi luôn có nguồn nước ra vào thường xuyên. Chính vì vậy nguy cơ lây nhiễm các loại vi khuẩn, nấm và các tác nhân gây bệnh cũng rất lớn. Trong bối cảnh này, việc sử dụng thuốc khử khuẩn ao nuôi tôm đã trở thành một giải pháp quan trọng, không chỉ giúp kiểm soát mức độ vi sinh vật trong ao nuôi mà còn đảm bảo an toàn cho tôm và môi trường nước xung quanh.
Khử khuẩn ao nuôi trở thành một bước quan trọng để ngăn chặn sự phát triển của các loại vi sinh vật có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm, giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh do vi khuẩn. Khử khuẩn hay diệt khuẩn định kỳ được bà con nhắc đến nhiều, tuy nhiên mức độ thực hiện cũng cần phải thật cẩn thận để tránh ảnh hưởng lên tôm nuôi. Khử khuẩn đúng cách phải bao gồm các yếu tố an toàn cho tôm, ao được sạch khuẩn mà không làm môi trường nước biến động.
Một số loại thuốc khử khuẩn ao nuôi tôm phổ biến hiện nay
Có nhiều loại thuốc khử khuẩn được sử dụng trong ao nuôi tôm, mỗi loại có đặc điểm và ứng dụng riêng. Tại bài viết này, BIOGENCY liệt kê 1 số loại thường dùng mà bà con có thể tham khảo:
- KMnO4 (Kali Pemanganat): Chất diệt khuẩn này, thường gọi là Kali Pemanganat, chỉ nên được sử dụng vào đầu hoặc cuối vụ nuôi, không thích hợp trong quá trình nuôi. Sự sử dụng thuốc tím có thể gây ra tình trạng thiếu hụt oxy trong ao nuôi, do đó, cần tăng cường sử dụng quạt nước để cung cấp oxy đủ cho tôm. Để kiểm soát vi khuẩn gây bệnh, có thể thực hiện việc nuôi cấy và bổ sung vi khuẩn Bacillus trong ao.
- Chlorine: Trước khi cho nước vào ao, cần pha Chlorine Niclon 7000 một cách từ từ và chậm rãi. Tuyệt đối không nên đổ nhanh hoặc cho nước vào chất diệt khuẩn trước đó để tránh nguy cơ nổ hay làm Chlorine bắn lên có thể gây bỏng. Trong trường hợp môi trường nước có độ pH > 8, cần tăng liều lượng chất diệt khuẩn Chlorine lên 20%.
- IODINE: Không nên sử dụng IODINE cùng lúc với các loại hóa chất khác có khả năng sát trùng nước. Sử dụng dụng cụ làm từ kim loại để pha trộn thuốc là không được phép. Đối với an toàn của tôm và chất lượng sản phẩm, cần ngưng sử dụng chất diệt khuẩn IODINE trước ít nhất 10 ngày trước khi thu hoạch.
- BKC: Khi sử dụng chất diệt khuẩn BKC, nên thực hiện vào những ngày nắng và kích thích thêm quạt nước để cung cấp đủ oxy cho tôm. Tuyệt đối không nên sử dụng đồng thời với các loại thuốc khử khuẩn ao nuôi tôm hoặc hóa chất khác. Cần hạn chế lạm dụng và tránh sử dụng men vi sinh ngay sau khi đã sử dụng BKC để đảm bảo hiệu quả và an toàn trong quá trình nuôi tôm.
Kinh nghiệm dùng thuốc khử khuẩn ao nuôi tôm an toàn và hiệu quả!
Mặc dù khử khuẩn là một việc cần thiết, tuy nhiên khi sử dụng các loại thuốc khử khuẩn ao nuôi tôm, để đảm bảo an toàn và hiệu quả bà con cần phải cân nhắc một số trường hợp nhất định. Bà con không nên diệt khuẩn nhiều, tránh việc chỉ đo khuẩn rồi đi diệt khuẩn liền. Diệt khuẩn không xử lý bên trong mà chỉ đánh bên ngoài thì nó sẽ tái đi tái lại, còn làm biến động môi trường và diệt khuẩn không còn ý nghĩa gì.
Để đảm bảo sự an toàn và hiệu quả khi sử dụng thuốc khử khuẩn trong ao nuôi tôm, những lưu ý sau đây nên được tuân thủ:
- Sử dụng dòng diệt khuẩn nào có tính diệt rộng nhưng dịu tính, tính êm để ít làm xáo trộn môi trường.
- Không nên diệt khuẩn quá nhiều bởi vì quy trình nuôi siêu thâm canh hiện là quy trình hầu hết phải xài vi sinh liên tục, ngày nào cũng sử dụng mà chúng ta diệt khuẩn thì làm chết vi sinh dẫn đến cấy lại vinh tốn chi phí, gây lại vi sinh lâu.
- Hệ lụy của diệt khuẩn nhiều là làm tảo tàn mà tảo tàn thì kéo pH xuống, kéo kiềm xuống gây mất ổn định môi trường nước. Không nên diệt khuẩn giai đoạn 1 (trước 20 ngày), giai đoạn này nên hoàn toàn sinh học giúp con tôm tốt hơn, ổn định môi trường.
- Tốt nhất là từ 30 ngày trở đi, bà con có thể diệt khuẩn khi tôm bị ký sinh trùng, và khi diệt khuẩn để xử lý ký sinh trùng thì nên có 1 quy trình chặt chẽ. Ví dụ tôm có dấu hiệu bệnh do vi khuẩn: sưng mang, đen mang, vàng mang, mòn râu, cụt đuôi, đốm đen. Hoặc thông thường từ 5-7 ngày gửi mẫu xét nghiệm đi kiểm tra để phát hiện mật độ khuẩn trong ao. Theo FAO thì tiêu chuẩn khuẩn xanh < 600 CFU/ml và khuẩn vàng < 800 CFU/ml. Khi test mật độ các loại khuẩn từ 1.000 CFU/ml là cần lưu ý, từ mật độ này tôm xuất hiện bệnh đường ruột.
- Diệt khuẩn khi tôm bị hoại tử cơ, xuất hiện đốm đỏ làm tôm chết nhanh, lưu ý diệt khuẩn khi tôm khỏe và canh thời tiết tốt.
- Diệt khuẩn trong trường hợp khi gần thu tôm nhưng tôm lại nhiễm khuẩn, tôm bị đốm đen, phồng mang, đứt râu để có thể làm tôm đẹp lại thu hoạch được giá tốt cho bà con.
Tìm hiểu về kinh nghiệm sử dụng thuốc khử khuẩn ao nuôi tôm sẽ giúp bà con nhận thức được vai trò quan trọng của việc duy trì một môi trường nuôi tôm an toàn và sạch sẽ. Việc lựa chọn và sử dụng đúng loại thuốc khử khuẩn, kết hợp với quản lý chất lượng nước đều đặn, sẽ giúp người nuôi tôm có thể đối mặt với các trường hợp gây hại cho ao nuôi.
Những bước thực hiện đúng đắn không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe của tôm mà còn bảo vệ nguồn lợi môi trường và thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành nuôi tôm. Chính vì vậy, việc tích lũy kinh nghiệm và áp dụng những phương pháp hiệu quả trong việc sử dụng thuốc khử khuẩn ao nuôi tôm là điều bà con cần quan tâm.
Để được tư vấn chi tiết về các vấn đề trong quá trình nuôi tôm, bà con có thể liên hệ ngay đến HOTLINE 0909 538 514, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ quý bà con!
>>> Xem thêm: Cách diệt rong nhớt trong ao nuôi tôm