Nuôi tôm thẻ chân trắng đang là một ngành nghề được phổ biến nhờ đem lại lợi ích về kinh tế cao cho người nông dân. Tuy nhiên lợi ích đó cũng đi kèm với không ít khó khăn, đặc biệt là trong mùa mưa. Bài viết này chúng ta sẽ cùng đề cập đến chủ đề “Giải quyết các vấn đề thường gặp khi nuôi tôm trong mùa mưa”.
Các vấn đề thường gặp khi nuôi tôm trong mùa mưa
Khi mưa đến thời tiết sẽ thay đổi thất thường, lượng nước mưa lớn gây ra hiện tượng tôm tràn bờ ao. Điều này làm cho môi trường sống của tôm nuôi bị biến động không hề nhỏ và gây nên các ảnh hưởng như:
– Các chỉ số môi trường nước ao nuôi bị biến động
Khi nuôi tôm trong mùa mưa, lượng nước mưa lớn đổ xuống các ao nuôi tôm chắc chắn sẽ khiến cho các chỉ số trong môi trường nước ao bị biến động, cụ thể như:
- Nhiệt độ ao nuôi: Mưa làm nhiệt độ ao nuôi giảm thấp dưới 25 độ C.
- Độ mặn nước nuôi: Giảm mạnh do lượng nước mưa đổ xuống liên tục làm loãng nước trong ao nuôi tôm.
- Độ pH thay đổi: Lượng nước tăng khiến ao bị xì phèn đáy ao, đồng thời đi theo đó là hiện tượng rửa trôi phèn từ bờ ao xuống ao nuôi. Chính vì nguyên nhân này đã làm độ mặn của ao bị giảm mạnh, pH<7.5, độ phèn cũng bị tăng cao Fe>1.
- Nước nuôi trở nên trong sau mưa: Sự thay đổi của độ kiềm và lượng CO2 trong ao do tác động của nước mưa làm cho một lượng tảo trong ao nuôi giảm đột ngột, nước trở nên trong, không còn đạt màu chuẩn của môi trường lý tưởng cho tôm phát triển.
- Lượng chất rắn lơ lửng: Tăng do mưa sẽ làm cuốn một phần đất, cát trên bờ xuống ao. Trong khi đó lượng cát và đất này sẽ luôn có những hạt keo lơ lửng, vì vậy sẽ làm tăng lượng chất rắn lơ lửng trong ao.
– Nguy cơ bùng nổ các mầm bệnh nguy hiểm cho tôm
- Mầm bệnh do địch hại: Mưa sẽ tạo điều kiện cho địch hại xuất hiện trong ao tôm, nhất là khi không lắng lọc ao kỹ sau mưa. Địch hại mang theo mầm bệnh tiềm tàng có thể lây cho tôm, đồng thời chúng cũng sẽ phát triển và cạnh tranh môi trường sống, thức ăn của tôm khiến tôm không phát triển được tốt.
- Mầm bệnh do sự thay đổi của yếu tố môi trường: Việc môi trường sống bị thay đổi đột ngột do nắng mưa thất thường sẽ làm cho tôm bị stress, hệ miễn dịch bị giảm. Đồng thời khi các chỉ số nước ao biến đổi sẽ tạo điều kiện cho các mầm bệnh phát triển như bệnh đốm trắng, gan tụy cấp, mềm vỏ, tôm rớt cục thịt,..v…v….
Bà con có thể thấy được rằng nuôi tôm trong mùa mưa sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Vậy để hạn chế được các tác động xấu do thời tiết này bà con cần chuẩn bị sẵn kiến thức về các phương pháp sẵn sàng ứng phó. Điều này sẽ giúp bà con đảm bảo được mùa vụ thành công dù thời tiết mưa gió.
Các giải pháp giúp giải quyết khó khăn khi nuôi tôm trong mùa mưa
Để hạn chế được những tác động xấu do mưa lớn, thất thường vào mùa mưa, bà con cần thực hiện các phương án sau:
– Chuẩn bị và dự trữ các vật tư cần thiết cho ao nuôi
Bà con cần chuẩn bị sẵn các vật tư sau để kịp sử dụng cho ao khi có mưa như:
- Vôi: Bà con cần để có thể đánh vôi trước khi mưa hoặc đang mưa. Điều này giúp pH không bị giảm đột ngột làm tôm bị stress, sốc môi trường khi mưa lớn. Vôi cũng sẽ giúp hạn chế xì phèn, trôi bùn gây đục ao nếu bà con đang nuôi tôm ao đất.
- Dolomite: Hỗ trợ cho bà con trong việc điều chỉnh độ pH của ao nuôi khi pH biến động. Ngoài ra Dolomite còn giúp cung cấp các nguyên tố đa lượng như Canxi, Magiê và tạo môi trường cho tảo có lợi phát triển.
- Vitamin C: Trong các giai đoạn chuyển mùa thì Vitamin C là cần thiết để tôm giảm stress, tăng chống chọi tốt trước tác động của môi trường
- Khoáng tạt: Giúp bổ sung khoáng chất cho tôm khỏe mạnh
- Oxy viên: Dùng để đánh xuống ao khi mưa, đảm bảo lượng oxy cần thiết cho tôm
- Men vi sinh: Các sản phẩm men vi sinh có chức năng hỗ trợ tạo màu nước, xử lý nước ao và ngăn ngừa khí độc xuất hiện, hoặc men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa cho tôm giúp tôm tăng cường sức đề kháng, giảm stress.
– Ổn định môi trường ao nuôi tôm ổn định
Vào mùa mưa, Chi cục Thuỷ sản khuyến cáo đến bà con nuôi tôm thực hiện các biện pháp giúp môi trường nuôi tôm định trong mùa mưa như:
- Cải tạo ao vuông thật kỹ, đúng quy trình nhằm mục đích loại bỏ sạch mầm bệnh còn tồn đọng trong ao.
- Thực hiện lắng, lọc, diệt khuẩn và xử lý nước trước khi lấy vào ao nuôi, vuông nuôi, đặc biệt là những khu vực có hàm lượng các chất ô nhiễm, vi khuẩn cao càng phải thực hiện kỹ lưỡng hơn.
- Chủ động dự trữ nguồn nước sạch và có nơi trữ nước để cung cấp, thay nước cho ao, vuông nuôi khi cần thiết.
- Hạn chế trao đổi nước trực tiếp với môi trường bên ngoài sông, rạch khi chưa qua xử lý vì mưa nguồn nước bên ngoài rất dễ chứa nhiều mầm bệnh.
Ngoài ra bà con cũng cần phải kiểm tra các chỉ số về môi trường nước ao nuôi thường xuyên, đảm bảo các chỉ số lý tưởng cho tôm phát triển:
- Độ pH cần duy trì ở mức 7,5 – 8,5, dao động giữa sáng và chiều không quá 0,5 đơn vị.
- Độ mặn nước cần duy trì từ 10 – 25‰.
- Hàm lượng oxy cần DO > 3.5 mg/l, tối ưu nhất là DO > 5 mg/l.
- Độ kiềm từ 120 – 180 mg CaCO3/l.
- .v..v… và các yếu tố thủy lý, hóa trong ao, vuông tôm đều cần được đảm bảo.
– Kiểm tra, theo dõi và chăm sóc sức khỏe tôm nuôi thường xuyên hơn
Bà con cần thường xuyên quan sát hiện trạng sức khỏe của tôm để kịp thời phát hiện tôm có bị nhiễm bệnh, stress hay không và đưa ra được phương án xử lý:
- Tình trạng bơi lội có linh hoạt, khỏe mạnh hay không.
- Khả năng bắt mồi của tôm có giảm hay không.
- Tôm có các hiện tượng như vùi mình, tôm rớt cục thịt, tiêu hóa thức ăn kém hay không.
Khi trời mưa, bà con cần giảm 30 – 50% lượng thức ăn bình thường, hoặc đợi hết mưa mới cho tôm ăn. Đồng thời bổ sung khoáng chất, Vitamin C và men tiêu hóa giúp tôm tăng sức đề kháng.
Bà con cũng cần lưu ý chọn tôm giống tốt, khỏe ngay từ đầu mùa vụ. Mật độ thả tôm nuôi trong ao cũng cần phải hợp lý với diện tích ao như 60-70 con/m2 đối với ao đất, 100-150 con/m2 đối với ao lót bạt.
Ngoài việc áp dụng các biện pháp trên, bà con cũng cần theo dõi các thông báo, khuyến cáo, thông tin về các giải pháp nuôi tôm mới, tình hình thực tế thời tiết tại địa phương. Các thông tin và khuyến cáo sẽ được thông báo qua các phương tiện đại chúng như báo, đài phát thanh, các trang thông tin điện tử. Từ đó bà con cũng sẽ kịp thời ứng phó với các diễn biến thời tiết phức tạp có thể xảy ra.
Giải pháp sinh học 5G giúp xử lý nước nuôi tôm trong mùa mưa từ BIOGENCY
Việc ứng dụng giải pháp sinh học (sử dụng các loại men vi sinh) trong nuôi tôm thẻ chân trắng đã không còn xa lạ, và dần trở thành một phần không thể thiếu trong tất cả mùa vụ, đặc biệt là trong mùa mưa. Trong số các đơn vị cung cấp giải pháp sinh học trên thị trường, BIOGENCY đang là một thương hiệu nhận được nhiều sự tín nhiệm từ bà con với giải pháp 5G – Giải pháp nước sạch trong nuôi trồng thủy sản:
- Giảm NH3, NO2, H2S, BOD, COD.
- Giảm mùi hôi nước thải.
- Giảm nấm đồng tiền (nấm chân chó).
- Giảm thay nước.
- Giảm diệt khuẩn.
Với việc kiểm soát chất lượng nước ao tôm, đặc biệt là khi nuôi tôm trong mùa mưa, giải pháp 5G từ BIOGENCY sẽ giúp bà con kiểm soát được chất lượng nước ao nuôi một cách tốt nhất. Với giải pháp này, bà con hoàn toàn có thể chủ động điều khiển được môi trường ao nuôi theo ý đồ nuôi đến khi vụ tôm về đích.
Để tìm hiểu thêm chi tiết về giải pháp 5G trong nuôi tôm từ BIOGENCY, quý bà con có thể liên hệ ngay tới HOTLINE 0909 538 514. Đội ngũ kỹ thuật của BIOGENCY sẵn sàng đồng hành cùng bà con để có một vụ tôm thành công trong mùa mưa này!
>>> Xem thêm: Kiểm soát tác động của nước mưa đến tôm như thế nào?