GIUN ĐỎ – Nguyên nhân làm sinh khối trong bể sinh học giảm đột ngột

Ổn định sinh khối trong bể sinh học là yêu cầu cần thiết để xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học. Tuy nhiên, khi bể sinh học xuất hiện giun đỏ, khả năng sinh khối sẽ bị giảm đột ngột? Vì sao lại như vậy? Hãy cùng Biogency tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây.

GIUN ĐỎ - Nguyên nhân làm sinh khối trong bể sinh học giảm đột ngột

Giun đỏ trong nước thải là gì?

Giun đỏ là dạng ấu trùng của ruồi Midge hay Chironomids, tuy giống muỗi nhưng chúng không cắn, thường xuất hiện trong hệ thống xử lý nước thải và đầm phá dọc theo bờ hồ.

Ruồi Midge thường được nhìn thấy trong các bầy lớn giao phối trên mặt nước. Chúng đẻ trứng trong nước và trong khoảng mười ngày, những quả trứng này nở ra tạo thành ấu trùng, thường được gọi là giun đỏ – hoặc “giun máu” – vì sự hiện diện của Hemoglobin trong máu.

Giai đoạn ấu trùng của ruồi Midge – giun đỏ.

Hình 1. Giai đoạn ấu trùng của ruồi Midge – giun đỏ.

Ruồi Midge có bốn giai đoạn trong vòng đời 10 ngày, cứ 10 ngày lại bắt đầu một chu kỳ mới.

Vòng đời của ruồi Midge.

Hình 2. Vòng đời của ruồi Midge.

Vòng đời trùng muỗi đỏ được chia thành 4 giai đoạn: Trứng, ấu trùng, thành trùng và côn trùng trưởng thành.

  • Giai đoạn 1 – Trứng: Ruồi Midge được đẻ ra trong một khối như một chất nhầy trong suốt. Mỗi khối chứa khoảng 50 – 70 trứng.
  • Giai đoạn 2 – Ấu trùng: Trong điều kiện nhiệt đới, thời gian ấp trứng khoảng 24 – 48 giờ. Ấu trùng mới nở thì không vượt quá 1mm chiều dài nhưng vào giai đoạn cuối đo được 10 – 15mm.
  • Giai đoạn 3 – Thành trùng: Mỗi ấu trùng lột xác 4 lần trước khi chuyển sang giai đoạn thành trùng.
  • Giai đoạn 4 – Côn trùng trưởng thành: Sau 2 ngày hoặc hơn chúng lên mặt nước và lột xác để biến thành dạng trưởng thành. Chúng rất mềm mại và chân dài bay không quá 5mm và hiếm khi hơn 10mm chiều dài. Chúng sống 3 – 5 ngày và thành thục và đẻ trứng trong thời kỳ này. Con trưởng thành chiếm số lượng lớn trong vùng lân cận của ao, hồ và suối bởi vì trứng được đẻ ra trong nước và các giai đoạn ấu trùng cũng trong nước.

Vì sao giun đỏ là nguyên nhân làm sinh khối trong bể sinh học giảm đột ngột?

Giun đỏ thích điều kiện giàu chất dinh dưỡng trong nhà máy xử lý nước thải, chúng ăn sạch vi khuẩn và bùn (2 yếu tố chính để hình thành nên sinh khối trong bể sinh học). Đây là lý do tại sao các nhà máy xử lý nước thải có nhiều giun đỏ thì lượng bùn sinh khối trong bể sinh học bị giảm đi một cách nhanh chóng.

Ngoài việc “ăn” sinh khối đang hoạt động, ấu trùng có thể gây ra các vấn đề về TSS trong nước thải và làm mất hiệu quả loại bỏ Amoniac (vi khuẩn Nitrat hóa phát triển chậm hơn các vi khuẩn khác và “bị rửa trôi”).

Cách kiểm soát giun đỏ để ổn định sinh khối trong bể sinh học

Nhiều hệ thống xử lý nước thải gặp tình trạng giun đỏ làm giảm sinh khối trong bể sinh học, đã sử dụng thuốc trừ sâu hoặc định lượng Hypochlorite vào hệ thống. Tuy nhiên, việc sử dụng hóa chất là tác nhân gây nên nhiều vấn đề đáng lo ngại hơn. Nghiên cứu trên thế giới đã tìm ra phương pháp giúp kiểm soát hiệu quả sự xâm nhập của ấu trùng muỗi và đã được EPA Hoa Kỳ chấp nhận.

Sơ bộ về các bước để kiểm soát giun đỏ (ấu trùng ruỗi Midge) hiệu quả như sau:

  • Bước 1: Vệ sinh thành bể, nơi có trứng và ấu trùng bám dính để sinh sống.
  • Bước 2: Sử dụng đốt nhang muỗi để đuổi ruồi Midge trưởng thành bay đi không đẻ trứng được.
  • Bước 3: Sử dụng chủng vi khuẩn Bacillus thruringensis (chủng vi khuẩn này có trong sản phẩm Microbe-Lift BMC từ Mỹ) để kiểm soát muỗi từ giai đoạn ấu trùng (giun đỏ).

Vi khuẩn Bacillus thuringiensis israelensis (khi soi dưới kính hiển vi).

Hình 3. Vi khuẩn Bacillus thuringiensis israelensis (khi soi dưới kính hiển vi).

Cơ chế kiểm soát giun đỏ (ấu trùng ruồi Midge) của vi khuẩn Bacillus thruringensis israelensis:

Với liều lượng sử dụng 1ml cho 1 m3 nước thải và sử dụng trong vòng vài ngày, vi khuẩn Bacillus thruringensis sẽ được ấu trùng ruồi Midge ăn, vi khuẩn này sẽ làm tổn thương đường tiêu hóa và giết chết ấu trùng.

Kết luận, sinh khối trong bể sinh học giảm đi có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng nếu bạn phát hiện rằng trong bể sinh học của mình có xuất hiện giun đỏ, hãy tham khảo cách xử lý của Biogency đã đưa ra ở trên để diệt giun đỏ một cách nhanh chóng và lấy lại sự ổn định cho toàn bộ hệ thống. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về cách xử lý giun đỏ cũng như cần tư vấn thêm về men vi sinh Microbe-Lift BMC, hãy liên hệ ngay cho Biogency theo HOTLINE 0909 538 514, chúng tôi sẽ hỗ trợ nhanh nhất.

>>> Xem thêm: Giun đỏ Tubifex và Cách xử lý giun đỏ Tubifex trong nước thải