Giải pháp xử lý thường áp dụng và không thể thiếu trong việc xử lý nước thải chăn nuôi là công nghệ hầm Biogas. Công nghệ xử lý nước thải bằng hầm Biogas trong chăn nuôi không những tạo ra khí Biogas có thể được sử dụng làm nhiên liệu đốt thay thế nhiên liệu hóa thạch truyền thống (than, củi,…) hoặc để sản xuất điện năng, mang lại những hiệu quả về kinh tế mà còn góp phần cải thiện chất lượng môi trường. Vậy làm thế nào để tăng lượng khí sinh ra từ hầm Biogas trong chăn nuôi?
Vai trò của hầm Biogas trong chăn nuôi
Hầm Biogas trong chăn nuôi hỗ trợ cho quá trình xử lý chất thải của các trang trại chăn nuôi diễn ra một cách hiệu quả, hạn chế các tình trạng chất thải bị thải trực tiếp ra ngoài môi trường tự nhiên khi chưa được xử lý gây ảnh hưởng đến môi trường.
Hình 1. Công nghệ hầm Biogas trong XLNT chăn nuôi bò sữa.
Sử dụng hầm Biogas là bước đầu tiên để xử lý chất thải của hoạt động chăn nuôi từ chuồng trại. Quá trình xử lý này mang lại hiệu quả tốt, không chỉ có thể giảm lượng chất thải mà còn cung cấp cho hoạt động nuôi trồng khác. Chất thải sau Biogas có thể sử dụng để làm thức ăn cho cá, lượng nước thừa dùng để tưới tiêu cho cây trồng. Khi được xử lý tốt, chất thải này còn có thể thay thế cho phân bón, giúp cây trồng phát triển tốt hơn.
Hầm Biogas trong chăn nuôi giúp giải quyết vấn đề khó khăn của hoạt động chăn nuôi là chất thải gây ảnh hưởng tới môi trường. Hầm khí sinh học Biogas giúp xử lý nước thải và biến đổi chúng thành năng lượng phục vụ cho cuộc sống, nhờ vậy nên làm giảm đi lượng khí có khả năng gây ảnh hưởng xấu tới môi trường.
Ý nghĩa của việc tăng hiệu suất sinh khí hầm Biogas
Tăng hiệu suất sinh khí của hầm Biogas trong chăn nuôi không những xử lý được chất thải mà còn mang lại nhiều lợi ích về kinh tế. Cụ thể như:
- Tạo môi trường chăn nuôi được sạch sẽ. Giảm thiểu các bệnh tật, mùi hôi thối trong môi trường xung quanh.
- Bùn sinh học trong hầm Biogas có thể tận dụng được nguồn phân bón.
- Giảm thiểu được nồng độ các chất hữu cơ, giảm tải cho công trình xử lý nước thải phía sau.
- Tạo ra nhiều khí Biogas cung cấp năng lượng làm nhiên liệu đốt.
- Tiết kiệm được chi phí vận hành hàng tháng.
Cách tăng hiệu suất sinh khí của hầm Biogas trong chăn nuôi
– Cần hiểu đúng về quy trình vận hành của hầm Biogas trong xử lý nước thải chăn nuôi:
Hiểu đúng về quy trình vận hành của hầm Biogas trong chăn nuôi sẽ giúp ích rất nhiều cho việc tăng hiệu suất sinh khí của hầm. Quy trình xử lý nước thải chăn nuôi quy mô lớn (> 1000 con) thường như sau:
Nước thải – Hố CT – Ngăn lắng cát – Hầm Biogas – Hố lắng – Bể điều hòa – Bể thiếu khí –Bể hiếu Khí – Bể lắng bùn – Hố ổn định – Tuần hoàn để tưới cây
Hầm Biogas là giai đoạn đầu tiên của quy trình xử lý chính thức (sau các bước thu gom và xử lý sơ bộ). Đây là phương pháp không thể thay thế khi xử lý nước thải bao gồm cả phân và nước, do hàm lượng chất khô và chất hữu cơ cao nên nếu sử dụng các phương pháp khác sẽ quá tải và không đạt hiệu quả mong muốn. Nồng độ chất thải sau xử lý bằng hầm Biogas thấp, hiệu quả xử lý chất thải có thể lên đến 90%. Thế nhưng để đạt được hiệu quả như vậy, người vận hành cần có kiến thức để kiểm soát các điều kiện liên quan.
– 7 bước để tăng khí cho hầm Biogas trong chăn nuôi:
Để tăng hiệu suất sinh khí của hầm Biogas trong chăn nuôi, giảm thời gian, chi phí và công sức cho các công đoạn xử lý phía sau, người vận hành hầm Biogas cần chú ý quan tâm đến yếu tố sau:
- Bước 1: Duy trì nhiệt độ trong hầm từ 30 – 35 độ C. Nếu nhiệt độ thấp hơn, thời gian xử lý có thể bị kéo dài, làm chậm khả năng sinh khí hoặc sinh khí ít. Một mẹo nhỏ cho người vận hành là khi nhiệt độ xuống thấp, có thể pha nước ấm với nguyên liệu đầu vào để làm tăng nhiệt độ của hầm, thúc đẩy quá trình xử lý trong hầm.
- Bước 2: Kiểm soát độ pH cần thiết cho hầm Biogas dao động từ 6.8 – 7.5. Đây là độ pH tối ưu để vi sinh vật có thể sinh trưởng và phát triển, góp phần làm tăng hiệu suất hoạt động của hầm.
- Bước 3: Lưu nguyên liệu trong hầm ít nhất phải đạt từ 15 – 30 ngày, mục tiêu là để quá trình kỵ khí xảy ra và sinh khí.
- Bước 4: Kiểm soát tỷ lệ dinh dưỡng C/N nên nằm trong khoảng 25/1 – 30/1. Nước thải xử lý phân trâu hoặc bò thường đáp ứng được yếu tố này. Trong một số trường hợp, nếu tỷ lệ dinh dưỡng thấp, có thể bổ sung thêm nguồn dinh dưỡng có chưa cacbon hoặc Nitơ để tăng tỷ lệ dinh dưỡng C/N, giúp thúc đẩy quá trình xử lý.
- Bước 5: Kiểm soát tỷ lệ phân nước dao động từ 1/4 – 1/7. Nếu quá loãng thì sẽ không đủ lượng nguyên liệu cho quá trình phân hủy. Ngược lại, nếu quá đặc sẽ bị đóng váng cứng và cản trở quá trình thoát khí.
- Bước 6: Hạn chế độc tố trong nguyên liệu đầu vào. Tuyệt đối không đưa vào hầm các chất hóa học như: xà phòng,thuốc trừ sâu, các chất chứa kim loại nặng,… Các chất này sẽ kìm hãm sự hoạt động của vi khuẩn kỵ khí, sự có mặt của các chất này sẽ làm cho quá trình phân hủy trong hầm yếu đi hoặc ngừng hẳn.
- Bước 7: Tăng cường bổ sung các chủng vi khuẩn kỵ khí. Mục đích là để giảm thời gian tạo khí (từ 10-15 ngày xuống còn 1 tuần), tăng lượng khí Biogas từ 30 – 50% và giảm nồng độ H2S sinh ra. Tham khảo Men vi sinh kỵ khí Microbe-Lift BIOGAS >>>
Hình 2. Tăng sinh khí hầm Biogas trong chăn nuôi bằng vi sinh Microbe-Lift BIOGAS.
Sử dụng hầm Biogas trong chăn nuôi mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho trang trại. Nếu hầm Biogas của bạn đang có vấn đề về tăng sinh khí hoặc hiệu suất xử lý giảm, vui lòng liên hệ đến HOTLINE 0909 538 514 để được tư vấn cách xử lý chi tiết và hoàn toàn miễn phí.
>>> Xem thêm: Phương án Khử mùi hôi trại chăn nuôi heo 9000 con bằng vi sinh Microbe-Lift