Khí Biogas và những ứng dụng thiết thực trong đời sống

Khí Biogas là một trong những loại khí khá quen thuộc trong cuộc sống của chúng ta. Vậy bạn đã biết gì về khí Biogas? Người ta đã ứng dụng khí Biogas như thế nào trong cuộc sống? Hãy cùng Biogency tìm hiểu quá bài viết dưới đây.

Khí Biogas và những ứng dụng thiết thực trong đời sống

Tổng quan về khí Biogas

– Khí Biogas là gì?

Khí Biogas là một loại khí sinh học, là loại khí tạo ra nguồn năng lượng sạch có thể thay thế củi và các nhiên liệu hóa thạch. Khí Biogas là một hỗn hợp khí bao gồm:

  • Methane (CH4: 50 – 60%).
  • CO2 (>30%).
  • Một số chất khác được phát sinh từ quá trình phân hủy hợp chất hữu cơ như: Hơi nước, N2, O2, H2S, CO.

Khí Biogas cung cấp nguồn năng lượng sạch cho đời sống.

Hình 1. Khí Biogas cung cấp nguồn năng lượng sạch cho đời sống.

Đặc điểm đáng lưu ý nhất đối với khí Biogas chính là khả năng bắt lửa cao. Người ta đã ứng dụng đặc điểm này và biến chúng trở nên hữu ích và thành năng lượng.

– Quá trình hình thành khí Biogas

Chất hữu cơ chính là nguyên liệu chính để tạo nên khí Biogas, vì khí Biogas được hình thành trong quá trình chất hữu cơ bị phân hủy. Nguồn chất hữu cơ chính mà nhiều người sử dụng để tạo nên khí Biogas là từ nguồn chất thải hữu cơ trong quá trình chăn nuôi.

Sơ đồ quá trình hình thành và sử dụng khí Biogas.

Hình 2. Sơ đồ quá trình hình thành và sử dụng khí Biogas.

Phân và nước thải của gia súc trong quá trình chăn nuôi sẽ được gom tập trung về một nơi chứa kín khí, còn được gọi là hầm Biogas hay bể Biogas. Trong quá trình phân hủy của chất hữu cơ, có rất nhiều phản ứng diễn ra. Với sự tham gia của các chủng vi sinh vật yếm khí, chất hữu cơ sẽ phân hủy và lên men.

Sau nhiều phản ứng hóa học khác nhau chủ yếu là Hydro, Oxy, Carbon mới có thể chuyển biến thành Metan và khí Cacbonic (hỗn hợp khí Biogas). Với lượng khí Biogas thu được sẽ được sử dụng làm năng lượng sạch để làm khí đốt hay điện năng sử dụng trong các hoạt động hàng ngày.

Cấu tạo bể Biogas.

Hình 3. Cấu tạo bể Biogas.

Sau khi quá trình phân huỷ tạo khí Biogas kết thúc sẽ để lại phần cặn bã. Chúng sẽ được đưa ra bên ngoài thông qua cửa thoát của hầm Biogas. Lượng chất cặn bã này chính là lượng phân sau phân hủy, hoàn toàn không còn độc hại và an toàn với môi trường. Chính vì thế bà con có thể tận dụng để làm chất dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng, tiết kiệm chi phí mua phân bón mà vẫn đủ chất cho cây phát triển tốt.

– Khí Biogas có độc không?

Tuy nói khí Biogas là một nguồn năng lượng sạch và đem lại những lợi ích về kinh tế rất thiết thực. Tuy nhiên, nó vẫn tiềm tàng những rủi ro mà chúng ta cần lưu ý khi vận hành để đảm bảo an toàn.

Về cơ bản khí Biogas cũng là một loại khí độc giống như tất cả các khí Gas khác. Nếu con người tiếp xúc trực tiếp khí Biogas chưa qua xử lý sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Đó chính là nguyên do xuất hiện những “sự cố hầm Biogas” đáng tiếc. Chúng ta sẽ bị ngạt khí, khó thở, hay nghiêm trọng hơn là tử vong nếu tiếp xúc với khí Biogas khi chưa được đốt.

Để tránh các trường hợp đáng tiếc xảy ra, người dân có nhu cầu sử dụng hầm Biogas cần phải lựa chọn những nhà thi công uy tín, có chuyên môn, không tự ý lắp đặt. Và quan trọng không kém là phải đảm bảo việc vận hành theo đúng hướng dẫn kỹ thuật mà nhà thi công hướng dẫn trong quá trình sử dụng. Ngoài ra, hầm Biogas cũng cần được bảo trì, kiểm tra hệ thống định kỳ để đảm bảo hệ thống hoạt động tốt.

Ứng dụng của khí Biogas trong đời sống

Ứng dụng của khí Biogas.Ứng dụng của khí Biogas.

Hình 4. Ứng dụng của khí Biogas.

Khí Biogas có rất nhiều ứng dụng hữu ích trong cuộc sống, có thể kể đến như:

– Ứng dụng sản xuất năng lượng sạch bằng khí Biogas

Là một nguồn năng lượng sạch, khí Biogas được sử dụng với rất nhiều ứng dụng thực tiễn, hữu ích:

  • Sử dụng làm khí đốt giúp thắp sáng đèn, đun nấu thức ăn.
  • Dùng để thay thế các loại nguyên liệu dùng để chạy động cơ đốt trong như Diesel và xăng. Theo ước tính thì 1m3 khí Biogas có giá trị năng lượng ngang với 0,6kg dầu hỏa; 0,4 kg dầu Diesel; 0,8 lít xăng; 0,8 lít xăng.
  • Dùng để tạo ra nguồn điện sử dụng hàng ngày trong gia đình, sản xuất. Nếu mỗi gia đình nuôi từ 5 – 10 con lợn thịt thì mỗi gia đình sẽ tiết kiệm được số tiền lên tới 4 – 5 triệu đồng mỗi năm. Cứ mỗi 1m3 khí Biogas sẽ tạo ra được 1,25 KWD điện. Với lượng điện năng này sẽ có thể dùng được cho gia đình 5 người, đồng thời có thể thắp sáng liên tục trong 6 giờ đồng hồ liên tục với bóng đèn 60W.

Người dân sử dụng khí Biogas trong nấu ăn hàng ngày.

Hình 5. Người dân sử dụng khí Biogas trong nấu ăn hàng ngày.

– Ứng dụng phụ phẩm của quá trình sản xuất khí Biogas vào nông nghiệp

Chất thải chăn nuôi được gom tại hầm Biogas, như đã nói ở phần trên, một phần chúng sẽ chuyển hóa thành khí sinh học, phục vụ làm khí đốt. Phần còn lại ngoài khí Biogas là nước thải và lượng phân hữu cơ đã phân hủy có thể được tận dụng vào nông nghiệp như:

  • Làm nguồn phân hữu cơ để trồng trọt: Lượng phân hữu cơ sau khi phân hủy còn đọng lại là một nguồn phân hữu cơ sinh học có lợi cho cây trồng. Sử dụng lượng phân này để bón cây hoa màu, cây ăn quả,… vừa giúp tiết kiệm chi phí cho nông dân, vừa giúp hạn chế sâu bệnh và nâng cao dinh dưỡng của đất.
  • Cặn bã và nước thải của hầm Biogas có thể dùng vào việc nuôi cá, áp dụng mô hình vườn – ao – chuồng hay có thể dùng để nuôi trùn quế…. góp phần giúp hộ chăn nuôi tăng thu nhập.

Rau được trồng với phân hữu cơ sinh học Biogas.

Hình 6. Rau được trồng với phân hữu cơ sinh học Biogas.

Vậy là trong bài viết này, chúng ta đã nắm được thông tin về khí Biogas và những ứng dụng thiết thực trong đời sống. Mong rằng bài viết này hữu ích với quý bạn đọc. Để tìm hiểu thêm về các phương án nhằm tăng hiệu quả sinh khí của hầm Biogas, hãy liên hệ Biogency theo HOTLINE 0909 538 514, chúng tôi sẽ hỗ trợ nhanh nhất!

>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách phá váng hầm Biogas hiệu quả nhất!