Cholesterol trong thức ăn tôm có tầm quan trọng trong giúp tôm khỏe mạnh, tăng tỷ lệ sống sót. Tuy nhiên, do một số nguyên về chi phí và lợi nhuận mà hàm lượng Cholesterol trong thức ăn tôm thường vẫn còn hạn chế. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng BIOGENCY tìm hiểu về hàm lượng Cholesterol trong thức ăn tôm hiện nay và cách giúp tôm không bị thiếu hụt Cholesterol.
Hàm lượng Cholesterol trong thức ăn tôm hiện nay
Cholesterol có vai trò quan trọng trong cơ thể của tôm, tham gia vào việc tạo ra màng tế bào, sản xuất hormone và các axit béo cần thiết. Tôm khỏe mạnh có tỷ lệ sống sót cao, tăng trưởng tốt và đem lại lợi nhuận là điều mà người nuôi tôm mong muốn. Mặt khác, Cholesterol trong thức ăn tôm cần có một lượng đủ nhất định để có thể phát triển bình thường, nó còn là một hợp chất quan trọng và là tiền chất để tổng hợp các hormone lột xác.
Các công ty cung cấp giải pháp dinh dưỡng thường sẽ tùy chỉnh dựa trên nhu cầu và sở thích của những người nuôi tôm trong đó hàm lượng Cholesterol trong thức ăn tôm là vô cùng cần thiết. Chúng sẽ khác nhau giữa các công ty và tối ưu trong khẩu phần thức ăn tôm là từ 0,2% – 2% tùy thuộc vào giống loài cũng như giai đoạn phát triển.
Bắt nguồn từ việc ngày càng thịnh hành thay thế bột đạm cá cho tôm ăn bằng các sản phẩm có nguồn gốc thực vật, nó trở thành xu hướng trong phát triển ngành thức ăn nuôi tôm thẻ chân trắng. Chính vì như vậy lượng Cholesterol cần thiết cho sự phát triển của tôm không đủ trong thức ăn mà phải bổ sung thêm.
Tuy nhiên, việc bổ sung Cholesterol trong thức ăn tôm lại có thể làm tăng chi phí tổng thể đối với các nhà sản xuất (có thể lên đến khoảng 100 USD/kg). Từ những điều này, các chuyên gia đã nghiên cứu và bổ sung axit mật vào thức ăn, tác dụng sinh lý của axit mật trong thức ăn đối với tôm thẻ chân trắng được xác định giúp cải thiện việc sử dụng Cholesterol, như vậy hạn chế được việc tăng chi phí sản xuất cho các nhà sản xuất thức ăn tôm.
Ngoài ra, những nguồn bổ sung Cholesterol trong thức ăn tôm đang trở nên khan hiếm và đắt tiền hơn nên đòi hỏi các nhà sản xuất thức ăn phải có các lựa chọn thay thế hiệu quả về mặt chi phí. Một trong những chiến lược mà các nhà sản xuất thức ăn đó là sử dụng các hợp chất tương đương tăng cường khả năng tiêu hóa và trao đổi chất của tôm để đạt được hiệu quả về mặt chất lượng đi cùng tính kinh tế.
Nên làm gì khi thiếu hụt Cholesterol trong thức ăn tôm?
– Bổ sung Axit mật
Một nghiên cứu ảnh hưởng của axit mật đối với năng suất tăng trưởng của tôm thẻ chân trắng được nuôi bằng thức ăn trong đó thay một phần bột cá bằng bột đậu nành và chia thành 2 trường hợp:
- Nhóm 1: Bổ sung thêm 0,3% Cholesterol.
- Nhóm 2: Bổ sung 0,15% Cholesterol và 0,03% Axit mật.
Kết quả cho thấy nhóm 2 tăng trưởng nhanh hơn và hiệu quả sử dụng thức ăn cao hơn so với nhóm 1. Thí nghiệm đã chứng minh được axit mật cải thiện tỷ lệ sử dụng Cholesterol trong thức ăn tôm, tiết kiệm lượng Cholesterol cần thiết và giảm chi phí thức ăn.
– Sử dụng men đường ruột kích thích tiêu hóa, đường ruột chắc khỏe
Sử dụng men đường ruột bổ sung vào khẩu phần ăn giúp tôm tiêu hóa và hấp thụ tối đa dưỡng chất, đồng thời phòng trị các bệnh liên quan đến đường ruột. Men đường ruột có lợi giúp sản xuất một số Enzyme như: Amylase, Protease, các Vitamin B, K,…
Việc bổ sung thêm men đường ruột sẽ giúp kích thích nhanh quá trình tiêu hóa, hỗ trợ việc phân giải các hợp chất phức tạp, giúp cho sự hấp thu dinh dưỡng diễn ra một cách dễ dàng hơn, giảm đáng kể hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR). Đây được xem là phương pháp giúp tiết kiệm chi phí, đơn giản khi chỉ cần bổ sung 100gram sử dụng cho 100kg – 200kg thức ăn đối với men vi sinh đường ruột Microbe-Lift DFM.
Hy vọng qua bài viết trên, BIOGENCY đã có thể giúp bà con hiểu thêm về vai trò của Cholesterol trong thức ăn tôm, cũng như các cách để tăng hiệu quả sử dụng thức ăn cho tôm. Ngoài ra, nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay đến HOTLINE 0909 538 514 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng nhất!
>>> Xem thêm: Cách bảo quản và sử dụng thức ăn trong nuôi tôm hiệu quả!