Tôm có đặc tính sinh vật học riêng, đồng thời môi trường sống có khác nhau nên phản ứng với thuốc cũng khác nhau. Tốc độ hấp thu thuốc của cơ thể là nhân tố quyết định sự hiệu nghiệm của thuốc nhanh hay chậm. Tốc độ hấp thu thuốc trong cơ thể tôm phụ thuộc vào 4 yếu tố, được Biogency trình bày qua bài viết dưới đây.
Khả năng hấp thu thuốc của tôm là khác nhau
Tôm có đặc tính sinh vật học riêng, đồng thời môi trường sống có khác nhau nên phản ứng với thuốc cũng khác nhau. Cụ thể như:
- Loài tôm nào có tính mẫn cảm cao, sức chịu đựng yếu thì không thể dùng thuốc với liều lượng cao nên tác dụng của thuốc giảm và ngược lại.
- Cùng loài, cùng tuổi, cùng môi trường sống nhưng sức chịu đựng của từng cá thể cũng khác nhau. Thường con khoẻ mạnh có thể dùng thuốc nồng độ cao, thời gian dùng có thể kéo dài hơn con bị yếu.
- Trong số đàn bị bệnh, con bị bệnh nặng dễ bị ngộ độc hơn con bị bệnh còn nhẹ. Do vậy khi chữa bệnh cho đàn bị bệnh phạm vi an toàn sẽ giảm nên cần chú ý liều dùng và có các biện pháp quản lý cần thiết.
Yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ hấp thu thuốc trong cơ thể tôm
Tốc độ hấp thu thuốc của cơ thể là nhân tố quyết định sự hiệu nghiệm của thuốc nhanh hay chậm. Tốc độ hấp thu thuốc trong cơ thể tôm phụ thuộc vào các yếu tố:
– Phương pháp dùng thuốc:
Thuốc được dùng có tôm có thể bằng nhiều phương pháp khác nhau. Có thể trộn vào thức ăn hoặc sử dụng tạt trực tiếp xuống ao. Thuốc để trộn cho ăn tác dụng nhanh hơn là tạt trực tiếp xuống ao.
Cùng một phương pháp dùng thuốc nếu diện tích hấp thu càng lớn thì khả năng hấp thụ nhanh, hiệu nghiệm của thuốc sẽ nhanh hơn.
– Tính chất lý hoá của thuốc:
Thuốc dịch thể dễ hấp thu hơn thuốc tinh thể, nhưng tinh thể lại hấp thu nhanh hơn chất keo.
– Điều kiện môi trường ao nuôi:
Tôm là động vật máu lạnh nên chịu sự chi phối rất lớn từ các biến động của môi trường. Điều kiện môi trường tác động đến tôm, từ đó ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc, nhất là các loại thuốc dùng để trị các bệnh bên ngoài cơ thể. Điều kiện môi trường như: Độ muối, độ pH, nồng độ thuốc… đều ảnh hưởng đến khả năng hấp thu thuốc trong cơ thể tôm.
- Nhiệt độ: Trong phạm vi nhất định, khi nhiệt độ cao tác dụng của thuốc sẽ mạnh hơn. Do đó, cùng một loại thuốc nhưng mùa hè dùng nồng độ thấp hơn mùa đông. Ví dụ: Dùng KMnO4 tắm cho tôm trị bệnh do ký sinh trùng đơn bào (Zoothamnium, Epistylis) ký sinh ở nhiệt độ 15 – 20 độ C dùng liều lượng 20 ppm. Nhưng nếu nhiệt độ 21 – 30 độ C chỉ dùng liều 10ppm.
- pH: pH cao tác dụng của thuốc sẽ yếu nên độ an toàn của thuốc sẽ cao.
- Hàm lượng oxy trong nước: Hàm lượng oxy trong nước cao, sức chịu đựng của tôm với thuốc càng cao nên phạm vi an toàn càng lớn.
- Chất độc: Trong môi trường nước có nhiều chất độc, sức chịu đựng của cơ thể tôm với thuốc giảm nên chỉ dùng thuốc ở nồng độ thấp, thời gian dùng cũng phải ngắn vì thế tác dụng của thuốc sẽ giảm.
- Độ trong, độ cứng, độ muối, diện tích, độ sâu của ao nuôi… đều có liên quan ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.
– Yếu tố bên trong cơ thể tôm:
Bản thân cơ thể tôm có các yếu tố bên trong cũng ảnh hưởng đến hấp thu của thuốc như:
- Lúc đói, ruột rỗng, tôm hấp thu thuốc dễ hơn lúc no ruột có nhiều thức ăn hay chất cặn bã.
- Hệ thống tuần hoàn khoẻ mạnh giúp tôm hấp thu thuốc tốt hơn hệ thống tuần hoàn yếu.
Tốc độ hấp thu thuốc trong cơ thể tôm sẽ ảnh hưởng đến quá trình chuyển quá thuốc trong cơ thể theo chiều thuận. Do đó, cần quan sát và điều chỉnh các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ hấp thu thuốc trong cơ thể tôm để giúp thuốc phát huy hiệu quả tốt nhất. Cần hỗ trợ trong quá trình nuôi tôm, bà con vui lòng liên hệ Hotline 0909 538 514 để kỹ sư của Biogency tư vấn nhanh nhất!
>>> Xem thêm: Quá trình chuyển hóa thuốc trong cơ thể tôm